Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động có toàn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trong bộ máy Nhà nước thì mức bình quân tiền lương để tính lương hưu bằng 5 năm cuối nếu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1.1.1995;
Bằng 6 năm cuối từ ngày 1.1.1995 đến ngày 31.12.2000; bằng 8 năm cuối từ ngày 1.1.2001 đến ngày 31.12.2006; bằng 10 năm cuối từ ngày 1.1.2007 đến ngày 31.12.2015. Trong khi đó, người lao động ngoài Nhà nước được tính bằng tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Bạn đang xem: Khác biệt trong cách tính lương hưu công chức Nhà nước và người lao động
Bắt đầu đi làm đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9.2007, bà Hoàng Thị Thanh (48 tuổi) – công nhân cắt vải tại Nam Định đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương 710.000 đồng/tháng. Đến năm 2012, mức lương này mới tăng lên được 1,5 triệu đồng. Nếu dựa vào tổng thời gian đóng để tính lương hưu theo bà Thanh khá thiệt thòi cho người lao động.
“Trước năm 2010, mức lương đóng bảo hiểm của công nhân chúng tôi chưa đến 1 triệu đồng/tháng. Thời điểm đó 1 triệu đồng mua được nhiều thứ còn bây giờ cầm 1 triệu đồng trên tay, quay đi ngoảnh lại hết bay!” – bà Thanh bày tỏ.
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 83 – Vấn đề ly hôn của người Công giáo
Để minh họa rõ hơn về sự khác biệt chi phí, bà Thanh chia sẻ: “Năm 2008 nhà tôi đong có 6.000 đồng/kg gạo, bây giờ gạo đã lên 16.000 đồng/kg. Thời đó mua mảnh đất 100m2 mặt đường làng chưa đến 40 triệu đồng, bây giờ phải bỏ ra ít nhất 500 triệu đồng mới mua được”.
Theo bà Thanh, nếu áp dụng mức bình quân lương từ khi tham gia bảo hiểm xã hội để tính lương hưu cho mọi đối tượng là hợp lý. Nhưng phân biệt giữa cán bộ, công chức Nhà nước và người lao động tư nhân là bất hợp lý.
Bà Thanh lý giải, cán bộ, công chức Nhà nước chỉ cần dựa vào 10 năm đóng bảo hiểm cuối cùng để tính lương hưu. Dù biết rằng lương cán bộ, công chức Nhà nước không cao nhưng so với lương cơ bản của công nhân vẫn nhỉnh hơn nhiều.
Theo bà Thanh, dù có hệ số trượt giá từng năm hỗ trợ nhưng cũng không đáng kể. Nữ công nhân nhẩm tính nếu chỉ tính 10 năm tham gia bảo hiểm gần nhất, tiền lương hưu chị nhận được cao hơn gần 500.000 đồng/tháng so với phương thức tính tổng số năm tham gia bảo hiểm xã hội.
Xem thêm : Thủ tục, hồ sơ, chi phí visa e7 xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2023
Ngẫm lại thời điểm bắt đầu nhận lương hưu năm 2019, bà Nguyễn Thị Hoan (64 tuổi), cựu kế toán một công ty xây dựng tại Vĩnh Phúc cảm thấy thiệt thòi với những người cán bộ, công chức Nhà nước.
“Sau 20 năm đi làm, tham gia bảo hiểm xã hội, năm 2019 tôi được hưởng lương hưu 1,8 triệu đồng/tháng. Cùng thời gian tham gia nhưng thời điểm đó, người bạn của tôi làm ở trên huyện đã được hưởng mức lương hưu 2,1 triệu đồng/tháng” – bà Hoan chia sẻ.
Mức bình quân lương của bạn bà Hoan được tính theo 6 năm gần nhất. Nếu cũng tính theo mức lương này, lương hưu của bà Hoan thực nhận lên đến 2,3 triệu đồng/tháng.
Chia sẻ với Lao Động, cả bà Thanh và bà Hoan đều cho rằng nên có sự thống nhất cách tính lương hưu với tất cả người lao động, không phân biệt trong hay ngoài Nhà nước. Nếu không thì cũng nên có sự cân nhắc điều chỉnh hệ số nhân 2 hoặc nhân 3 với những lao động ngoài Nhà nước tham gia bảo hiểm trước năm 2010 để đảm bảo cân đối, lương hưu hợp lý khi về già.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/02/2024 00:19
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024