Categories: Tổng hợp

Cẩm nang sức khỏe

Published by

Trang bị các cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và phòng tránh các vấn đề tâm lý hiệu quả. 12 Cách đơn giản trong bài viết sẽ giúp bạn đọc vượt qua áp lực và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn, ý nghĩa nhất.

Mỗi người cần học cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống để giữ tinh thần và cảm xúc ổn định

12 Cách giúp bạn giải tỏa, vượt qua áp lực trong cuộc sống

Cuộc sống có rất nhiều vấn đề khiến chúng ta phải lo lắng từ công việc đến chăm sóc con cái, vấn đề tài chính, mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân, sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Áp lực là một phần tất yếu của cuộc sống mà bất cứ ai cũng đều phải đối mặt.

Về mặt tích cực, áp lực cuộc sống thúc đẩy mỗi người hoàn thiện, nỗ lực khẳng định năng lực và khám phá những khía cạnh khác của bản thân. Thực tế, chúng ta sẽ không thể phát triển nếu không có áp lực. Tuy nhiên, áp lực quá mức có thể gây stress nặng, tạo ra tâm trạng buồn rầu, bất ổn, bồn chồn và bi quan.

Nếu không biết cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, bạn sẽ đánh mất những cảm xúc tích cực và không còn hứng thú, sáng tạo trong công việc. Thậm chí, một số người phải đối mặt với các vấn đề tâm lý do áp lực dồn nén và leo thang theo thời gian.

Học cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tinh thần và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, phiền muộn,… Nếu đang đối mặt với áp lực, bạn có thể áp dụng 12 cách giải tỏa đơn giản sau:

1. Chia sẻ áp lực với mọi người

Một số người phải đối mặt với áp lực do ôm đồm mọi thứ một mình. Tâm lý này xuất phát từ suy nghĩ sợ rằng mọi người sẽ gặp phải sai sót và thực hiện không đúng mong muốn của bản thân. Chẳng hạn như bạn thường xuyên ôm đồm việc nhà vì cho rằng bạn đời và con cái sẽ dọn dẹp không sạch sẽ, cất đồ dùng không đúng vị trí, nấu nướng không hợp khẩu vị,…

Thay vì ôm đồm mọi việc, bạn nên chia sẻ áp lực với những người xung quanh

Tuy nhiên, ôm đồm quá mức sẽ khiến bạn bị áp lực và căng thẳng kéo dài. Trong trường hợp này, bạn nên chia sẻ áp lực với mọi người xung quanh. Có thể mọi người sẽ không thể thực hiện theo đúng ý bạn nhưng họ sẽ thay đổi tích cực hơn nếu được hướng dẫn.

Chia sẻ áp lực với gia đình và đồng nghiệp sẽ giúp bạn không phải ôm đồm quá nhiều công việc. Từ đó có thể giải tỏa áp lực trong cuộc sống, đẩy lùi căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, chia sẻ áp lực cũng sẽ giúp bạn có thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

2. Trò chuyện với người thân, bạn bè

Cuộc sống của mỗi người sẽ có những áp lực và vấn đề riêng. Đôi khi, bạn phải tự mình đối mặt với áp lực mà không thể chia sẻ với bất cứ ai. Lúc này, bạn nên trò chuyện với người thân và bạn bè để được bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và những băn khoăn của bản thân.

Được nói ra hết sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc dồn nén và ổn định lại tinh thần. Ngoài ra, sự thấu hiểu và những lời ủi an, động viên của mọi người cũng sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua khó khăn.

Ngược lại, nếu giữ áp lực và những suy nghĩ tiêu cực trong lòng, bạn sẽ khó tránh khỏi tâm trạng buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, bi quan và mất hứng thú. Trong trường hợp ngại chia sẻ, bạn có thể viết nhật ký để giải tỏa cảm xúc của chính mình.

3. Cho bản thân được nghỉ ngơi và thư giãn

Cách đơn giản nhất giúp bạn giải tỏa áp lực trong cuộc sống là cho phép bản thân được nghỉ ngơi và thư giãn. Áp lực tài chính, chăm sóc con cái, bố mẹ,… khiến bạn không còn thời gian dành cho bản thân. Ngày qua ngày, áp lực chồng chất gây tổn thương tâm lý, tinh thần trở nên bất ổn và mệt mỏi. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,…

Dù cuộc sống có bận rộn như thế nào, bạn cũng cần cho bản thân nghỉ ngơi ít nhất 30 phút/ ngày. Nghỉ ngơi sẽ giúp xoa dịu tinh thần, nâng đỡ thể trạng và giải tỏa những mệt mỏi trong cuộc sống thường nhật. Trong thời gian làm việc, bạn cũng nên nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút để giải tỏa stress và nạp lại năng lượng tích cực.

Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn sẽ giúp bạn giải tỏa những áp lực trong cuộc sống

Nếu cảm thấy “quá tải”, bạn có thể dành cho bản thân những chuyến đi du lịch để gột rửa hết những phiền muộn và căng thẳng. Chuyến đi du lịch sẽ giúp bạn nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng, đồng thời có cơ hội gặp gỡ và khám phá những địa điểm, con người thú vị.

Năng lượng tích cực từ những chuyến đi sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tìm lại hứng khởi đối với công việc. Nếu không có điều kiện để đi du lịch dài ngày, bạn có thể dành thời gian để tham quan ngoại thành hay chỉ đơn giản là đến công viên, bảo tàng vào những ngày cuối tuần.

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thể thao giúp giảm căng thẳng và có thể giải tỏa áp lực trong cuộc sống. Khi tập luyện, não bộ sẽ sản xuất endorphin – hormone có tác dụng thư giãn, giảm đau nhức và tạo cảm giác phấn chấn, lạc quan. Ngoài ra, hormone này còn giúp thư giãn cơ và ức chế cảm giác đau.

Sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn nên dành 20 – 40 phút để tập thể dục. Bên cạnh lợi ích đối với sức khỏe tinh thần, thói quen này còn giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện độ dẻo dai của hệ thống xương khớp. Tập thể dục đều đặn cũng giúp làm giảm các triệu chứng thể chất do stress gây ra như đau đầu, mất ngủ, đau vai gáy, đau dạ dày, chán ăn, khó tiêu,…

Tập thể dục thường xuyên giúp giải tỏa áp lực và đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực

Để giải tỏa áp lực trong cuộc sống, bạn có thể tập luyện bất cứ bộ môn nào. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên tập luyện ngoài trời ở các công viên có nhiều cây xanh. Bởi thiên nhiên cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.

5. Đừng tạo áp lực cho bản thân

Áp lực đôi khi không xuất phát từ bên ngoài mà từ chính suy nghĩ của bạn. Nhiều người đặt ra cho bản thân mục tiêu để nỗ lực và cố gắng. Tuy nhiên, mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực.

Ngoài ra, không ít người tự tạo áp lực cho bản thân trước thành công của bạn bè và những người đồng trang lứa. Phản ứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến người trẻ. Áp lực đồng trang lứa khiến cho mỗi người tự đặt ra yêu cầu quá cao cho bản thân. Kết quả là dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, phiền muộn,…

Thực tế, áp lực đôi khi sẽ tạo ra động lực giúp bạn nỗ lực và cố gắng hơn. Tuy nhiên, bạn nên đặt ra mục tiêu phù hợp với năng lực và đánh giá bản thân của hiện tại so với quá khứ thay vì so sánh với người khác.

6. Làm việc và học tập có kế hoạch

Áp lực trong cuộc sống đôi khi bắt nguồn từ công việc và học tập. Kết quả học tập kém, công việc chậm trễ, thường xuyên sai sót và không đạt kết quả tốt chính là những vấn đề gây căng thẳng thường gặp. Nếu áp lực trong cuộc sống liên quan đến những vấn đề trên, bạn cần học cách lên kế hoạch làm việc và học tập khoa học.

Làm việc, học tập có kế hoạch là một trong những cách vượt qua áp lực cuộc sống

Làm việc, học tập có kế hoạch sẽ giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, tránh trường hợp chậm trễ và sai sót. Điều này sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong học tập và gây được ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp, cấp trên. Bên cạnh đó, có kế hoạch học tập và làm việc khoa học sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để có thể nghỉ ngơi, thư giãn.

7. Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhờ có các thiết bị điện tử như laptop, smartphone, máy tính bảng,… bạn có thể cập nhật thông tin nhanh chóng, giải quyết công việc, học tập và giữ liên lạc với mọi người. Tuy nhiên, ít người biết rằng, sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây căng thẳng, áp lực.

Sử dụng smartphone, laptop có thể kích thích cơ thể giải phóng hormone cortisol. Hormone này gây ra tâm trạng bồn chồn, căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi và áp lực. Ngoài ra, dùng điện thoại thường xuyên sẽ khiến bạn bị áp lực trước cuộc sống hào nhoáng và thành công của bạn bè đồng trang lứa.

Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử sẽ giúp giải tỏa áp lực trong cuộc sống, gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực và có khoảng thời gian thực sự yên tĩnh trong ngày. Vào những ngày nghỉ, bạn không nên mở laptop để check email hay tin nhắn công việc. Bởi thói quen này sẽ vô tình khiến cho bạn bị áp lực và luôn thường trực cảm giác lo lắng, bất an.

8. Rèn luyện các thói quen tốt

Rèn luyện các thói quen tốt là một trong những cách giúp bạn giải tỏa áp lực trong cuộc sống. Các thói quen tích cực góp phần cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và giúp xoa dịu tâm trạng căng thẳng, phiền muộn. Ngoài ra, duy trì những thói quen này cũng sẽ giúp phòng ngừa trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề tâm lý khác.

Nên tập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc để bảo vệ sức khỏe và giải tỏa áp lực trong cuộc sống

Các thói quen tốt giúp bạn giải tỏa và vượt qua áp lực cuộc sống một cách dễ dàng:

  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc là thói quen tốt mỗi người cần rèn luyện. Thói quen này giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, xoa dịu tâm trạng và giải tỏa áp lực. Ngoài ra, ngủ đủ giấc cũng tạo cho bạn tâm trạng thoải mái và hào hứng hơn khi làm việc.
  • Ăn uống đủ bữa, chế độ ăn điều độ và hợp lý cũng là cách giúp bạn giải tỏa áp lực. Nếu thường xuyên bị căng thẳng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giúp giảm stress như rau xanh, trái cây, cá hồi, các loại hạt, đậu, sữa chua,…
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
  • Dành thời gian rảnh rỗi cho những sở thích lành mạnh như chăm sóc cây cối, chơi đùa với thú cưng, học nấu ăn, vẽ tranh, ngoại ngữ,… Các thói quen này giúp giải tỏa áp lực và căng thẳng trong cuộc sống, đồng thời giúp bạn giảm những suy nghĩ tiêu cực và bi quan.
  • Nghe nhạc tần số cao giúp ích rất nhiều trong việc giảm căng thẳng và áp lực. Khi tắm hoặc nằm thư giãn, nghỉ ngơi, bạn nên nghe loại nhạc này để kích thích não bộ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng xoa dịu tâm trạng.
  • Ngồi thiền là thói quen lành mạnh bạn nên rèn luyện. Ngồi thiền giúp bình ổn tâm trí, xua tan căng thẳng, phiền muộn và rèn luyện khả năng tập trung, sự bình tĩnh và điềm đạm. Thói quen này cần được duy trì trong một thời gian dài để mang lại đầy đủ lợi ích đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Dành thời gian đọc sách thay vì xem tivi hay sử dụng smartphone. Đọc sách giúp bạn tích lũy kiến thức, trau dồi vốn từ ngữ, trang bị thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống. Những câu chuyện sâu sắc được truyền tải cũng giúp bạn hình thành quan điểm sống đúng đắn và biết cách trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

9. Học cách từ chối

Trong cuộc sống cũng như công việc, bạn có thể nhận được những lời nhờ vả từ bạn bè và đồng nghiệp. Giúp đỡ những người xung quanh là việc tốt nên làm. Tuy nhiên, việc nhận lời một cách dễ dàng có thể khiến họ phụ thuộc và liên tục tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn. Vì vậy, hãy học cách từ chối với những yêu cầu khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Học cách từ chối sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực cho bản thân và tránh khỏi những phiền toái không đáng có

Trong công việc, bạn nên chọn lọc khi người khác nhờ giúp đỡ và tốt nhất chỉ nên làm những việc thuộc phạm vi của bản thân. Ban đầu, đồng nghiệp có thể không hài lòng với cách cư xử của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn vẫn hoàn thành tốt công việc của mình và không bị áp lực vì liên tục phải giúp đỡ mọi người.

Học cách từ chối là một trong những kỹ năng cần thiết. Từ chối đúng cách, đúng người sẽ giúp bạn giảm thiểu những phiền toái trong cuộc sống và có thời gian để chăm sóc bản thân.

10. Thử những điều mới mẻ

Thỉnh thoảng, bạn nên thử làm những điều mới mẻ bản thân chưa từng thực hiện như cắt tóc ngắn, nhuộm tóc, đi du lịch một mình, học nấu ăn, vẽ tranh hoặc học một ngôn ngữ mới. Những điều mới mẻ này sẽ giúp bạn làm mới cuộc sống và tìm lại sự hứng thú, vui vẻ đã đánh mất.

Thực tế, cuộc sống nhàm chán có thể khiến chúng ta mất đi những cảm xúc tích cực và luôn cảm thấy áp lực, mệt mỏi. Vì vậy, hãy thử những điều mới mẻ để “refresh” bản thân và giải tỏa áp lực trong cuộc sống.

11. Thay đổi suy nghĩ của bản thân

Áp lực cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi suy nghĩ của bản thân để đón nhận những áp lực này. Thực tế, có rất nhiều người vẫn giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ dù cuộc sống có rất nhiều vấn đề. Trong khi đó, một số người trở nên bi quan, chán nản, mệt mỏi khi cuộc sống có nhiều áp lực.

Thay đổi suy nghĩ của bản thân sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực một cách hữu hiệu mà không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Thực tế, áp lực sẽ không còn là “áp lực” nếu bạn cho rằng đây là cơ hội khẳng định bản thân, nỗ lực và cố gắng để hoàn thiện mình. Vì vậy, đừng quá nặng nề trước những khó khăn trong cuộc sống. Thay vào đó, hãy giữ cho bản thân thái độ sống lạc quan, luôn cầu tiến, cố gắng để vượt qua áp lực và hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

12. Tham vấn tâm lý

Có khá nhiều người không thể tự mình giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Áp lực kéo dài khiến tâm lý trở nên bất ổn, khó kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ trở nên bi quan và tiêu cực. Nếu không có hướng khắc phục kịp thời, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Nên xem xét tham vấn tâm lý nếu không thể tự mình vượt qua áp lực cuộc sống

Trong trường hợp cần thiết, bạn nên tìm gặp chuyên gia để được tham vấn tâm lý. Biện pháp này hướng đến việc giải tỏa cảm xúc và giúp bản thân mỗi người biết cách kiểm soát stress, căng thẳng trong cuộc sống. Chuyên gia cũng sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến áp lực và đưa ra lời khuyên để bạn có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Áp lực cuộc sống quá mức khiến không ít người phải đối với stress nặng và khủng hoảng tâm lý. Can thiệp tâm lý kịp thời sẽ giúp giải tỏa cảm xúc và giảm nguy cơ phát triển thành các rối loạn tâm thần.

Hy vọng qua 12 cách giải tỏa áp lực trong cuộc sống được tổng hợp trong bài viết, bạn đọc có thể vượt qua áp lực và những cảm xúc tiêu cực. Trong trường hợp áp lực kéo dài và không thể tự mình giải tỏa, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

Tham khảo thêm:

  • 10 Nguyên nhân gây ra áp lực gia đình và cách nhận diện chúng
  • Áp Lực Học Tập Ảnh Hưởng Đến Trẻ Như Thế Nào?
  • Trầm cảm vì áp lực gia đình: Thực trạng cần báo động

This post was last modified on 19/03/2024 09:16

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

3 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

22 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

7 giờ ago