Categories: Tổng hợp

Nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn như thế nào?

Published by

Khi vay tiền tại Ngân hàng, công ty tài chính, điều mà bất kỳ ai cũng phải lưu ý đó là lịch trả nợ. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, chúng ta đóng tiền chậm trễ và dẫn đến nợ quá hạn. Vậy nợ quá hạn là gì ? Cách xử lý như thế nào? Quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng ra sao? Ngay tại bài viết này, MSB sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

1. Nợ quá hạn là gì?

Nợ quá hạn là việc người đi vay không thể trả nợ đúng thời hạn đã thỏa thuận ban đầu. Trong thực tế, nhiều nơi sẽ linh động cho khách hàng chậm thanh toán trong một tuần trở lại. Nếu vẫn không thể giải quyết, người vay sẽ bị lâm vào tình trạng nợ quá hạn. Khi đó, ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và con số này thường khá cao.

Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không? Theo giải thích của Ngân hàng Nhà nước, khi khoản nợ quá hạn vượt qua số ngày quy định, chúng sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Những thông tin về khoản vay này sẽ được lưu lại trên trang Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) như thông tin người vay, số tiền vay, nơi vay, phân loại nợ. Điều này gây khó khăn cho khách hàng khi muốn vay vốn lần tiếp theo.

2. Các hình thức nợ quá hạn

Nợ quá hạn có thể được hiểu trong hai trường hợp sau đây:

  • Nợ quá hạn có tài sản thế chấp: Đây là thuật ngữ áp dụng đối với những người vay tiền có tài sản đảm bảo, nhưng không thể trả nợ đúng hạn. Khi này, ngân hàng sẽ xử lý tài sản nhằm thu hồi tiền, ví dụ thông qua đấu giá, đem bán,…
  • Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp: Để xác định mình có thuộc nhóm nợ này không, bạn phải hiểu điểm khác nhau giữa vay thế chấp và vay tín chấp là gì. Người vay chứng minh uy tín của mình mà không thông qua tài sản đảm bảo. Điều này đem lại khá nhiều rủi ro cho các ngân hàng và tổ chức tài chính.

>> Xem thêm: Vay tín chấp và vay tín chấp

Theo Thông tư số 11/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản nợ tại tổ chức tín dụng được phân chia dựa trên thời gian chậm trễ. Qua đó, bạn có thể dễ dàng tìm cách tính nợ quá hạn.

  • Nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn: Là khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi.
  • Nhóm 2 nợ cần chú ý: Là khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, hoặc là những khoản nợ được bên cho vay điều chỉnh kỳ hạn lần 1 và vẫn còn trong hạn.
  • Nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm khoản nợ quá từ 91 ngày đến 180 ngày, khoản nợ được gia hạn nhưng lại quá hạn dưới 30 ngày, và những món nợ được gia hạn lần 2.
  • Nhóm 4 nợ nghi ngờ: Là khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, ngoài ra có thêm khoản nợ muộn lần gia hạn thứ 1 từ 30 đến 90 ngày và những khoản nợ muộn lần gia hạn thứ 2 dưới 30 ngày.
  • Nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn: Đây là mức độ xấu nhất của khoản nợ, với thời gian quá hạn từ 361 ngày trở lên. Người vay trả nợ muộn so với lần gia hạn 1 từ 90 ngày trở lên, so với lần gia hạn thứ 2 từ 30 ngày trở lên hoặc đã bị gia hạn lần 3.

3. Quy trình xử lý nợ quá hạn ngân hàng như thế nào?

Việc khoản nợ của bạn thuộc nhóm nào sẽ quyết định cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng. Nhưng dù theo phương thức như thế nào, bên cho vay vẫn phải thực hiện theo quy định của nhà nước. Nếu không may lâm vào tình trạng này, bạn nên bình tĩnh và nghiên cứu kỹ luật xử lý nợ quá hạn, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Một quy trình xử lý nợ cơ bản sẽ bao gồm những bước chính như sau:

Bước 1: Liên hệ người vay

Tổ chức cho vay sẽ liên hệ trực tiếp với khách hàng để thông báo chi tiết về khoản nợ quá hạn và yêu cầu thanh toán. Một số thông tin tối thiểu phải có trong thông báo là số dư nợ gốc bị quá hạn, lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn,…

Bước 2: Cơ cấu lại khoản vay

Sau khi ra thông báo, nếu khách hàng trình bày được lý do chính đáng về việc không trả được nợ và điều kiện tài chính thực tế, bên cho vay có thể ra những quyết định như:

  • Điều chỉnh lại kỳ hạn trả, nếu xét thấy khách hàng không trả đúng kỳ hạn như hợp đồng, nhưng được đánh giá có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo.
  • Gia hạn nợ, nếu xét thấy khách hàng không trả nợ theo đúng hợp đồng, nhưng có khả năng trả nợ trong thời gian nhất định sau khi kết thúc thời hạn vay.

Bước 3: Xử lý tài sản đảm bảo với các khoản nợ vay thế chấp

Nếu qua các giai đoạn trên mà khách hàng vẫn không trả được nợ vay thế chấp, ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo, nhằm thu hồi vốn. Đây là quy tắc luật định, nên nếu bạn rơi vào trường hợp này thì không thể đòi lại quyền sở hữu tài sản. Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng phải tuân theo thỏa thuận trong hợp đồng và không được trái pháp luật. Cụ thể:

  • Trước khi xử lý tài sản, ngân hàng phải ra văn bản thông báo tới khách hàng đầy đủ nội dung như lý do xử lý tài sản, thông tin tài sản xử lý, thời gian, địa điểm và cách thức xử lý. Người chủ sở hữu tài sản phải giao lại cho ngân hàng để thực hiện quy trình.
  • Một số phương pháp được áp dụng để xử lý tài sản là bán đấu giá, tự bán tài sản, nhận tài sản,…
  • Nếu giá trị tài sản bị xử lý lớn hơn tổng số tiền nợ quá hạn, thì ngân hàng phải trả lại số tiền chênh lệch cho người vay. Ngược lại, nếu giá trị tài sản nhỏ hơn, ngân hàng có quyền yêu cầu người vay thực hiện hết phần nghĩa vụ còn lại.

Bước 4: Xử lý nợ quá hạn với khoản vay không có tài sản đảm bảo

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng phải liên hệ với công ty, tổ chức nơi người vay đang làm việc để hỗ trợ thu hồi nợ. Ngoài ra, bên cho vay cũng có thể bàn giao cho một bên thứ 3 để thực hiện công việc này. Đồng thời, lịch sử nợ quá hạn sẽ được ghi nhận trên CIC, khiến khách hàng gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn đi vay tiếp.

Bước 5: Khởi kiện ra tòa

Nếu các bước trên không thành công, bên cho vay sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa nhằm thu hồi khoản nợ. Nhìn chung, các ngân hàng, tổ chức tài chính đều muốn hỗ trợ khách hàng hoàn thành nghĩa vụ. Vì vậy, nếu bị dính nợ xấu, bạn nên tìm phương án khả thi nhất và đàm phán với bên cho vay, tránh mắc vào kiện tụng.

Mong rằng các thông tin mà MSB cung cấp trên có thể giải quyết được nhu cầu của quý khách hàng. Liên hệ với hotline chăm sóc khách hàng 24/7 hoặc đến chi nhánh gần nhất của MSB để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về vấn đề nợ quá hạn.

This post was last modified on 05/03/2024 16:25

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

6 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago