Sổ đỏ là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân. Đây là giấy tờ quan trọng nếu bạn đang sở hữu bất động sản và muốn tìm hiểu thêm về thông tin của bất động sản thì bạn cần phải có. Dù là loại giấy tờ được cập nhật phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể nắm rõ những thông tin trên sổ đỏ. Bài viết hôm nay ACC sẽ gửi đến bạn những quy định pháp luật về cầm sổ đỏ nhà đất. Mong sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Cầm sổ đỏ nhà đất có cần công chứng không?
Xem thêm : Giải đáp: Bật điều hoà 26 độ có tốn điện không? Lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia
Trong quan hệ nghĩa vụ, để bảo đảm quyền và các lợi ích của người có quyền không bị xâm phạm thì các bên có thể thoả thuận xác lập một biện pháp bảo đảm đối vật, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình để khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện. Vì vậy, về phương diện ngữ nghĩa thì cầm cố tài sản là việc một người cầm trước (giữ sẵn) một tài sản của người khác để bảo đảm cho quyền, lợi ích của mình.
Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố tài sản đều là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía và với mục đích bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba phải bằng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Biện pháp cầm cố được quy định từ Điều 309 đến Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2015.
Xem thêm : Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, nỗi khổ không của riêng ai
Bộ luật dân sự năm 2015 không xác định rõ về hình thức của cầm cố tài sản, tuy nhiên theo quy định tại Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu nếu cầm cố tài sản là bất động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản. Theo quy định tại điều luật trên thì văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường, nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng hoặc chứng thực.
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: “16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ, sổ hồng) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo như trên đã đề cập, Vì là chứng thư pháp lý và không thuộc đối tượng cầm cố tài sản nên không thể làm thủ tục công chứng cầm cố sổ đỏ. Nhưng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản. Do đó trong trường hợp cá nhân hay người sử dụng đất có thể thế chấp quyền sử dụng đất thì khi đó hợp đồng thế chấp buộc phải công chứng.
Thông tin trên là nội dung ACC đã giải đáp cho thắc mắc về cầm sổ đỏ nhà đất. Qua đây, chắc hẳn các bạn đã biết cầm sổ đỏ có phải công chứng không? Nếu có bất cứ điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc các bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của ACC để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/02/2024 01:20
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…