Có nhiều cách sử dụng cao hổ cốt như: sắc nước uống, ăn trực tiếp, cho vào thức ăn để nấu, ngâm với mật ong và ngâm rượu. Trong đó cao hổ cốt ngâm rượu uống đem lại hiệu quả tốt nhất. Vậy cao hổ cốt là gì? Tác dụng của nó ra sao và cách ngâm như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của | thuocthang.com.vn nhé.
1. Tổng quan về hổ
Bạn đang xem: Rượu Cao Hổ Cốt.? Chúa Tể Rừng Xanh Giúp Tăng Sinh Lý Nam
Trong loài Mèo, Hổ là loại động vật to khỏe nhất. Đầu to tròn, cổ ngắn. 4 chân to khỏe, móng rất sắt nhọn, đuôi dài bằng nửa thân. Một con hổ trung bình nặng 150 – 200 kg, thân dài 1,5 – 2 m, đuôi dài 1 m. Da hổ màu vàng, có vằn đen, phía bụng và trong chân có lông trắng. Đây là loài rất khỏe, có thể bắt con mồi nặng hơn nó nhiều lần. Chúng có thể săn bắt trên cạn, bơi dưới nước 5 – 6 km và có thể trèo cây.
Đây là loài động vật ăn thịt. Thức ăn là Hươu, Nai, Sơn dương hay loài ăn cỏ như Lợn rừng. Mỗi con có thể đẻ 2 – 4 con; sau 3 – 4 năm thì trưởng thành.
Hổ là động vật phương Bắc, di cư xuống phía Nam. Ngày nay, Hổ chủ yếu phân bố ở châu Á bao gồm Tây Tạng, Trung Quốc, Miến Điện, khu vực Đông Dương, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Tại Việt Nam, Hổ được tìm thấy ở các vùng rừng núi sâu. Các tỉnh thường thấy Hổ như Hòa Bình, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, dọc dãy Trường Sơn.
2. Cao hổ cốt là gì ?
Xương Hổ (Hổ cốt) là bộ phận được sử dụng để nấu cao hổ cốt.
Được coi là loại tốt với các quy chuẩn sau:
Gồm đầy đủ các xương chi tiết, không vỡ vụn. Trọng lượng từ 7kg trở lên. Không lẫn với xương của các loài khác, chất chắc khô, trong rỗng, màu vàng ngà.
Trong đó, quý hơn cả là xương 4 chân và xương đầu, đặc biệt là xương 2 chi trước. Xương chi trước Hổ thường có một “lỗ thông thiên”, “mặt phượng” ở khuỷu tay. Đặc điểm này thường được dùng để phân biệt xương Hổ với các loại xương khác.
3. Cách chế biến cao hổ cốt
Bước 1: Làm sạch:
Xương tươi hoặc khô sau khi thu, cần làm sạch, loại bỏ thịt, gân và tủy xương. Sau đó, ngâm tẩm với nước gừng, sao khô, tẩm rượu rồi phơi khô ở nơi râm mát trong 3 tháng liên tục, đến khi ngửi không còn mùi nữa là được. Cần làm sạch kỹ, để tránh sinh giòi bọ làm hỏng cao hoặc thậm chí gây ngộ độc cho người dùng.
Bước 2: Tẩm sao:
Dùng trấu, cát chà xương cho sạch bóng, rửa kỹ rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. Cưa xương thành từng đoạn nhỏ khoảng 5 – 6cm, chẻ thành 2 – 3 mảnh. Xương nhở thì đập giập, rửa sạch, sấy hoặc phơi khô.
Tùy theo địa phương, có nơi tẩm cao hổ cốt với rau Cải, nước lá Trầu không hoặc ngâm với nước sắc Khương hoàng và Hùng hoàng…
Bước 3: Cô đặc:
Xem thêm : Chi tiết cách mở thẻ tín dụng Sacombank online cực đơn giản
Theo đúng quy chuẩn, nấu cao cần 5 bộ xương Hổ. Cứ một bộ xương đã sơ chế sẽ nấu được khoảng hơn 200g cao.
Bình nước canh cô đặc cao gồm 5 lớp: Trấu mới, than xương, một loại dược liệu có khả năng khử tủy xương, cát thô và sỏi thô. Khi cô cao, chỉ đổ cao khi cao chuyển sang giai đoạn bọt cao nhỏ, nếu không cao sẽ bị nhão do đặc tính hút ẩm rất mạnh.
Trong hầu hết trường hợp, cao hổ cốt không thể cô đặc nguyên chất, bởi không thể đúc khuôn được. Do đó ,nhiều trường hợp, ta sẽ pha thêm xương Sơn dương với tỷ lệ 5 xương Hổ, 1 xương Sơn dương.
4. Tác dụng cao hổ cốt
4.1 Tác dụng y học hiện đại
Calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, kích thích và co bóp cơ tim…
Collagen có tác dụng: tăng cường độ đàn hồi của da, nhanh lành sẹo, giúp xương khớp, tóc, móng, trở nên chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng…
Ngoài ra, cao hổ cốt còn có tác dụng: chống viêm, giảm đau, an thần, nhanh làm liền xương…
4.2 Theo Y học cổ truyền cao hổ cốt có tác dụng gì ?
Cao hổ cốt tính ấm, vị mặn, cay, hơi tanh.
Quy vào kinh Thận và Can.
Công dụng:
Bổ thận, tráng dương, giảm đau, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý…
Dùng để chữa các chứng đau nhức, tê thấp, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể, loãng xương…
5. Cách ngâm rượu cao hổ cốt
5.1 Cách ngâm cao hổ với rượu
Chuẩn bị: 1kg cao hổ cốt – 10 lít rượu trắng loại ~ 40 độ – bình thủy tinh để đựng ( cứ 1 lạng tỉ lệ 1 lít rượu trắng )
B1: Cao hổ cắt thành từng lát hoặc để nguyên cả miếng cũng được ( cắt thành từng lát để cao hổ nhanh tan hơn )
B2: Cho cao hổ vào hũ thủy tinh để đựng rồi đổ rượu vào ngâm
B3: Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 30 ngày có thể đem ra dùng khi chúng ta cắt thành từng lát còn nếu chúng ta để nguyên cả miếng thì phải ngâm 50 ngày mới dùng được khi đó cao hổ mới có thể tan mà ngâm càng lâu càng tốt 3 tháng, 6 tháng, một năm ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.
Một số bạn đọc thích uống cao hổ ngâm rượu mật ong thì có thể cho vào ngâm cùng ( cho mật ong vào sẽ dễ uống hơn, mật ong làm giảm nồng độ của rượu ) Theo tỉ lệ ngâm phía trên thì chúng ta có thể cho khoảng 40-50ml mật ong vào ngâm cùng có thể gia giảm nếu bạn thích uống ngọt.
5.2 Cách ngâm rượu cao hổ cốt kết hợp với dược liệu
Cao hổ có thể ngâm được với rất nhiều loại dược liệu như: đinh lăng, ba kích, tắc kè, …
Ngâm rượu cao hổ với đinh lăng: 1kg cao hổ, 500g rễ đinh lăng khô ngâm với 13 lít rượu gạo nguyên chất. Bình rượu ngâm khoảng 2 tháng là dùng được. Bình rượu ngâm càng lâu càng chất lượng.
Ngâm rượu cao hổ với ba kích: 1 kg cao hổ, 0,5kg ba kích tím ngâm với 13 lít rượu gạo. Bình rượu ngâm khoảng 2 tháng là dùng được. Bình rượu ngâm càng lâu càng chất lượng.
Ngâm rượu cao hổ với tắc kè: 1kg cao hổ, 1 cặp tắc kè ngâm với 13 lít rượu nếp. Bình rượu ngâm khoảng 2 tháng là dùng được. Bình rượu ngâm càng lâu càng chất lượng.
Ngâm rượu cao hổ với cao ngựa: 1kg cao hổ, 1kg cao ngựa ngâm với 20 lít rượu trắng. Bình rượu ngâm khoảng 2 tháng là dùng được. Bình rượu ngâm càng lâu càng chất lượng.
Loại rượu dùng để ngâm cao hổ cốt có nồng độ khoảng trên 45 độ.
6. Cách Dùng Rượu Cao Hổ
Uống rượu cao hổ cốt đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Rượu ngâm cao hổ mỗi ngày nên uống 2 lần mỗi lần khoảng 15ml sau bữa ăn chính.
Ngoài ra cao hổ cốt còn dùng ngâm mật ong nguyên chất: Hấp cách thủy cao hổ cốt để cao tan ra sau đó đổ cao đã tan chảy vào hũ mật ong dung đũa khấy đều và ngâm trong khoảng 1 tuần là dùng được. Mỗi ngày 2 lần mỗi lần 5ml. Tỉ lệ cao hổ với mật ong là 1kg cao hổ ngâm với 3 lít mật ong.
7. Những Lưu Ý Khi Dùng Cao Hổ Cốt
Cao hổ cốt là một loại dược liệu quý không phải ai cũng sử dụng được, đặc biệt là người dùng cao hổ cốt để tẩm bổ. Nếu muốn sử dụng cao hổ cốt đạt hiệu quả cao cần lưu ý những điểm sau:
+ Độ tuổi có thể dùng cao hổ cốt: đàn ông trên 40 tuổi, phụ nữ trên 35 tuổi.
+ Cao hổ cốt thường dùng cho người lớn tuổi xương cốt bắt đầu lão hóa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về rượu ngâm cao hổ cốt, công dụng, cách ngâm và cách sử dụng rượu cao hổ cốt hiệu quả nhất. Hy vọng rằng qua bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu và thực hiện thành công cách ngâm rượu nhé!.
Danh Trường
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 14:46
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024