Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh tủy. Có thể chia tủy sống thành 3 phần đó là: Màng tủy sống, chất xám và chất trắng, ống tủy sống (lỗ nhỏ ở giữa tủy sống). Cụ thể:
Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh tủy.
– Màng tuỷ sống: Lớp màng này có thể được chia thành 3 phần đó là màng cứng (lớp ngoài cùng), màng nhện và màng nuôi. Trong đó:
+ Phần màng cứng: Rất chắc chắn, có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống phòng tránh nguy cơ va đập tới xương.
+ Màng nhện: Có chứa nhiều mạch máu, có tính đàn hồi và rất mỏng.
+ Màng nuôi rất mềm và có nhiệm vụ nuôi dưỡng các mô tủy sống.
– Chất xám và chất trắng:
+ Chất xám: Thành phần cấu tạo nên chất xám là do thân và các tua ngắn của tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.
+ Chất trắng: Được hình thành bởi những sợi trục của nơron thủy và vị trí của chất trắng là bao quanh chất xám.
Dưới đây là các chức năng của tủy sống:
Xem thêm : Sóng âm không truyền được trong
– Chức năng phản xạ: Tủy sống có thể thực hiện được chức năng phản xạ là nhờ vào chất xám. Nhờ có nơron thần kinh cảm giác, nơron vận động, nơron liên lạc mà tủy sống có thể thực hiện chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ chính là những loại phản xạ tự nhiên để bảo vệ cơ thể. Từ đó, điều tiết các hoạt động cơ bản của cơ thể như hoạt động hô hấp, hoạt động của hệ tiết niệu – sinh dục, hoạt động tim mạch,…
Nơron thần kinh cảm giác, nơron vận động và nơron liên lạc giúp tủy sống thực hiện chức năng phản xạ.
Một số phản xạ điển hình có thể kể đến như phản xạ trên da (xuất hiện khi có kích thích lên da), phản xạ gân (xuất hiện khi xảy ra kích thích lên gân), phản xạ trương lực cơ (nếu không có phản xạ này, cơ sẽ mềm nhũn).
– Chức năng dẫn truyền: Bao gồm dẫn truyền vận động, dẫn truyền cảm giác (chẳng hạn như cảm giác nóng lạnh, đau đớn), dẫn truyền xúc giác, dẫn truyền xúc giác. Nhờ có chất trắng mà tủy sống có thể thực hiện được chức năng phản xạ. Cơ thể có thể cảm nhận bên ngoài, chủ yếu bằng cảm giác trên da và niêm mạc. Tiếp đó, thông thần kinh sẽ theo rễ sau lên tủy sống và tiếp đó đi lên vỏ não.
Chức năng dẫn truyền cảm giác đau nhức, nóng – lạnh được thể hiện khi bạn sờ vào vật nóng, vật lạnh,… tín hiệu sẽ được truyền từ tủy sống lên tới não bộ. Sau đó, não bộ sẽ phản hồi lại thông tin đó. Chính vì thế, chúng ta mới có thể phản xạ co hay rút tay, chân hay các phản xạ chống lại những tác động từ bên ngoài.
– Chức năng dinh dưỡng: Trong tủy sống có chứa các noron dinh dưỡng. Những nơron thần kinh này có thể chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tủy.
Tủy sống có thể bị tổn thương vì nhiều lý do khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương mà những biểu hiện bệnh cũng khác nhau. Một số tổn thương tại tủy sống thường gặp có thể kể đến như tổn thương ở lỗ chẩm, tủy cổ hay tủy ngực, chèn ép mạch máu, viêm nhiễm, hội chứng đuôi ngựa,… Những tổn thương ở tủy sống cần được điều trị sớm, nếu không bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống, thậm chí có thể bị tàn tật suốt đời.
Tổn thương tủy sống làm giảm chất lượng sống
Nếu chỉ qua những triệu chứng thì rất khó để chẩn đoán các tổn thương đang diễn ra ở tủy sống. Các bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất.
Xem thêm : Rút tiền khác ngân hàng được không và mức phí bao nhiêu?
– Những trường hợp không tỉnh táo hoặc xảy ra chấn thương vùng cổ, lưng cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
– Khi tham gia các môn thể thao, cần mang theo đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ và cần thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương.
– Trong quá trình lao động, cần thực hiện mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định.
– Khi cơ thể không tỉnh táo thì không nên lái xe để phòng tránh nguy cơ gây tai nạn.
Mục tiêu điều trị đối với các bệnh lý về tủy sống đó là giúp người bệnh có thể độc lập, chủ động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giúp người bệnh có thể hòa nhập cuộc sống một cách dễ dàng.
Chụp cộng hưởng từ giúp xác định tổn thương ở tủy sống
– Về tâm lý: Khi mắc bệnh về tủy sống, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thậm chí là mặc cảm về tình trạng sức khỏe của mình. Nhiều bệnh nhân thay đổi tính tình, từ người vui vẻ trở thành người sống khép kín, tự ti và hay suy nghĩ tiêu cực. Do đó, người thân và bạn bè nên quan tâm nhiều hơn đến người bệnh, giúp họ vượt qua mặc cảm, hòa nhập với cuộc sống. Phần lớn người bị bệnh về tủy sống cần kiên trì tập luyện và tìm một công việc phù hợp với thể trạng sức khỏe của mình
– Với những trường hợp gặp khó khăn trong vận động hay bị tàn tật: Khi chăm sóc người bệnh cần chú ý nhiều đến việc phòng chống loét da. Cần sử dụng đệm chống loét, thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân, giữ cho vùng da bị chèn ép luôn khô ráo và sạch sẽ. Nếu xuất hiện vùng da bị loét do đè ép, người bệnh cần được xử lý sớm để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
– Các trường hợp bệnh nhân cần thông tiểu trong quá trình điều trị. Sau khi ra viện cần tập phục hồi chức năng bàng quang. Nếu xuất hiện nhiễm khuẩn tiết niệu thì cần được điều trị sớm.
– Người bệnh cần ăn đủ chất, với liều lượng phù hợp, cần uống đủ nước, nên tập đi tại tiện vào giờ cố định, tập luyện mỗi ngày, chẳng hạn như tập thở, tập đúng tư thế, tập di chuyển tại giường, tập đi với các dụng cụ hỗ trợ,…
Trên đây là thông tin về cấu tạo và chức năng của tủy sống và một số lưu ý quan trọng giúp chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh về tủy sống. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/05/2024 11:42
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…