“Cây chỉ thiên có tác dụng gì trong điều trị bệnh?” Theo đó, tác dụng của chỉ thiên đã được chứng minh cả trong Y Học Hiện Đại và Y Học Cổ Truyền:
Tác dụng của cây chỉ thiên theo Y Học Cổ Truyền: Dược liệu có tính mát, vị đắng, quy vào kinh phế, tỳ và có công dụng như sau:
Bạn đang xem: Cây chỉ thiên có tác dụng gì?
- Chữa sốt cao, cảm mạo, chảy máu cam, viêm họng, viêm cầu thận cấp, ho ra máu, viêm gan do virus, phù thũng, khí hư bạch đới, tiểu tiện khó khăn, rắn cắn, mụn nhọt lở ngứa;
- Trong y học cổ Ấn Độ, nước sắc từ lá và rễ chỉ thiên có công dụng giảm đau, trị tiêu chảy, đái khó, viêm, kiết lỵ hoặc đau dạ dày. Ngoài ra, rễ cây còn được sử dụng làm ngừng nôn, tán thành bột và trộn với bột hạt tiêu dùng bôi trị sâu răng;
- Nước sắc cây chỉ thiên giúp trị sốt rét và nước sắc rễ làm thuốc bổ tim, gan;
- Trong Y Học Cổ Truyền Nepal, rễ chỉ thiên được dùng trị cảm lạnh, ho. Nước ép từ rễ dùng uống trị đau dạ dày, khó tiêu, sốt…
- Tại các nước Đông Nam Á, dược liệu chỉ thiên được sử dụng làm thuốc hạ sốt, lợi tiểu và làm dịu da.
Xem thêm : Top 13 nước xả vải cho trẻ sơ sinh an toàn cho da bé nhất 2023
Tác dụng của cây chỉ thiên theo Y Học Hiện Đại: Nhiều nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu về dược liệu này và cho kết quả như sau:
- Hoạt chất elephantin của cây chỉ thiên ở liều 100 mg/kg có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào sarcom 256 khi thí nghiệm trên chuột cống; hoạt chất deoxyelephantopin ở liều 2,5 mg/kg có tác dụng ức chế tế bào u báng khi thí nghiệm trên chuột cống trắng; hoạt chất dihydroelephantopon có tác dụng ức chế tế bào ung thư bạch cầu phát triển;
- Chiết xuất cao lỏng từ chỉ thiên và các loài Elephantopus có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tổn thương cấp tính gây bởi paracetamol và β – D – Galactosamin; giảm nồng độ enzym GPT, GOT và giảm cải thiện tổn thương gan. Một nghiên cứu khác được thực hiện cho thấy tác dụng đáng kể của cao chỉ thiên đối với sự hoại tử của những thùy trung tâm và sự thoái biến mỡ của gan;
- Nghiên cứu dược lý được thực hiện ở cao nước, cao nước – cồn chỉ thiên cho kết quả liều 0,3 – 0,6g/kg gây mất trương lực cơ, quằn quại, mệt lả, mất điều hòa và gây tử vong ở chuột trắng. Cao trắng với hàm lượng 25 – 100mg/kg dùng đường tiêm tĩnh mạch làm giảm nhịp tim và huyết áp ở chuột cống trắng;
- Dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn ở vi khuẩn streptococcus muntans gây sâu răng, vi khuẩn E.coli, tụ cầu vàng… Nhìn chung, chỉ thiên có công dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gram dương và gram âm;
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/03/2024 09:10