Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trừ rễ; thu hái quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa thu, lúc cây bắt đầu ra hoa, phơi hoặc sấy khô dùng dần.
– Vị thuốc toàn kinh giới: Là cả cây cắt ngắn. Liều dùng hàng ngày: 10 – 16g dưới dạng thuốc sắc.
Bạn đang xem: Tác dụng chữa bệnh của cây kinh giới
Toàn kinh giớicó thể được dùng tươi; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, chữa cảm, sốt, cúm, nhức đầu, tê thấp, đau mình, mụn nhọt
– Vị thuốc kinh giới tuệ: Là chỉ dùng cụm hoa cắt riêng kèm theo 1- 2 lá ngọn (hoa đã nở bông còn màu xanh). Kinh giới tuệ được chế biến theo 3 cách:
+ Kinh giới tuệ để sống chữa mụn nhọt, viêm họng, phòng sởi.
Liều dùng hàng ngày: 10 – 20g dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
+ Kinh giới tuệ sao vàng chữa cảm, cúm.
Liều dùng hàng ngày: 6 – 8g dưới dạng thuốc bột. Ngày 2 lần.
+ Kinh giới tuệ sao đen có tác dụng cầm máu.
Liều dùng hàng ngày: 12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
– Kinh giới trị các bệnh ngoại cảm phong hàn, có thể phối hợp với tía tô, bạch chỉ (dùng kinh giới tuệ, tác dụng mạnh hơn).
Xem thêm : Lao động là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cấu trúc hoạt động lao động?
– Kinh giới trị ngoại cảm phong nhiệt phối hợp với ngưu bàng tử, bạc hà, liên kiều, cúc hoa.
Làm cho sởi đậu mọc, phối hợp với cát căn, ngưu bàng, thuyền thoái.
Trị dị ứng mẩn ngứa, dùng kinh giới sao vàng sắc uống; hoặc sao lá kinh giới với cám rồi xát nhẹ trên chỗ bị da ngứa.
Kinh giới đem sao cháy, có tác dụng cầm máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, băng lậu… thời gian phụ nữ có kinh nguyệt mà bị cảm mạo dùng kinh giới sao, uống rất tốt, có thể phối hợp với các vị cầm máu khác để tăng cao hiệu quả trị liệu.
Khi bị trúng phong toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch. Dùng hoa kinh giới khô 10g, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội hoặc dùng rượu để chiêu thuốc.
Hoặc dùng bài: Kinh giới tươi 100g, bạc hà tươi 100g. Giã nát, lọc lấy nước cốt của hai vị trộn đều, mỗi lần uống 15ml, uống dần trong ngày. Phương pháp này còn dùng để chữa bệnh trúng thử (cảm nắng, cảm nóng).
Dùng khi đại tiểu tiện bí táo phối hợp với đại hoàng. Nếu tiểu tiện bí thì giảm đại hoàng. Nếu bí đại tiện giảm kinh giới.
Chú ý: Những trường hợp đổ mồ hôi nhiều, bệnh động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ không dùng kinh giới.
1.Chữa cảm, sốt, cúm, nhức đầu: Toàn kinh giới 10g, lá tía tô 6g, cam thảo đất 6g, kim ngân 8g, sài hồ nam hoặc cúc tần 6g, mạn kinh tử 4g, gừng 3 lát. Sắc uống.
2.Chữa đau thắt lưng, tê thấp: Kinh giới, huyết đằng, trinh nữ, mỗi vị 16g; nam tục đoạn, thổ phục linh mỗi vị 20g; ngải diệp 12g; thỏ ty tử, cẩu tích, ngũ gia bì, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g. Sắc uống.
3. Chữa cảmphong hàn, đau mình: Kinh giới 12g, đậu đen (sao thơm) 16g, nam tục đoạn 16g, trinh nữ 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, quế chi 8g, kiện 10g, thổ phục linh 16g. Sắc uống.
4.Chữa trẻ nhỏ lên sởi, ho và sốt kéo dài: Kinh giới 8g, lá xương sông 8g, mã đề 8g, mộc thông 8g, địa cốt bì 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Xem thêm : Tác gia Nguyễn Trãi
5.Chống viêm, chống xuất tiết, chống phù nề, trị viêm mũi dị ứng: Kinh giới 16g, cây cứt lợn 12g, nam hoàng bá 16g; phòng phong, bán hạ, xuyên khung, bạch chỉ, trần bì mỗi vị 10g; cát cánh, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống.
6.Chữa mụn nhọt sưng đau: Toàn kinh giới 12g, thương nhĩ tử 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, cỏ mần trầu 10g, kim ngân hoa 10g, hạ khô thảo 10g, bồ công anh 8g. Sắc uống.
7.Chữa dị ứng, mẩn ngứa ngoài da do huyết nhiệt: Kinh giới, ngân hoa, lá đinh lăng, nam hoàng bá mỗi vị 12g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g, nam bạch chỉ 16g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
8.Chữa viêm họng: Kinh giới tuệ 12g, nhân hạt gai dầu 12g, tán nhỏ, trộn với mật hoàn viên, ngậm hàng ngày, mỗi ngày 2 – 4 viên.
9.Viêm thanh quản, ho, khàn tiếng, mất tiếng: Kinh giới, đậu đen (sao thơm), xương bồ, cát cánh, cát căn, mỗi vị 16g; huyền sâm, ngũ vị, bạch thược mỗi vị 12g; trần bì 10g; đại táo 5 quả. Sắc uống.
10. Chữa đại tiện ra máu: Kinh giới tuệ phối hợp với hoa hòe lượng bằng nhau sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 12g với nước sắc lá bạc hà, ngày 2 – 3 lần.
11. Thanh nhiệt tiêu độc, chống dị ứng, chữa mề đay mẩn ngứa: Toàn kinh giới, ngân hoa, liên kiều, sài đất, sài hồ, nam hoàng bá, lá đơn đỏ mỗi vị 12g; chi tử, đương quy, sinh địa mỗi vị 10g; cam thảo 8g. Sắc uống.
12. Chữa bệnh trĩ: Kinh giới tuệ 12g, vỏ hoàng bá 12g ngũ bội tử 12g, phèn phi 4g. Sắc lấy nước đặc, ngâm hậu môn hàng ngày.
13.Trị băng huyết hoặc kinh nguyệt quá nhiều: Kinh giới tuệ (sao đen)12g, thục địa (sao khô)16g, cỏ mực (sao đen) 20g, a giao 4g, gừng nướng 8g, hoàng kỳ 12g. Sắc uống.
14.Chữa viêm kẽ móng tay, sưng tấy, đau, mưng mủ, có thể kèm theo phát sốt: Toàn kinh giới 12g, thổ phục linh 12g, nhân trần 10g, cành lá cây bọ mẩy 8g, cốt khí củ 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.
15.Điều trị zona: Toàn kinh giới, thổ phục linh, cam thảo đất, tang ký sinh, nam tục đoạn, bạch mao căn, trinh nữ mỗi vị 16g; bồ công anh, sài hồ, ngải diệp mỗi vị 12g. Sắc uống.
16.Làm mượt tóc,sạch gầu, hết ngứa: Toàn kinh giới, lá bưởi, lá sả, cỏ mần trầu, cây cứt lợn, hương nhu, tang diệp mỗi vị 60g cho vào nồi, đổ nước nấu sôi, để nguội làm nước gội đầu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/02/2024 06:06
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024