1. Có nên trồng cây măng cụt ở miền Bắc không?
Trên thực tế, chúng ta ít thấy cây măng cụt trồng ở miền Bắc bởi đây là nơi có khí hậu thất thường và là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước. Măng cụt là loại cây nhiệt đới. Do đó, măng cụt không thể trồng và thích ứng với khí hậu tại miền Bắc. Đây là lý do cây măng cụt không thể thích nghi, sinh trưởng và phát triển qua những ngày thời tiết giá lạnh.
Thực tế có rất nhiều nhà vườn đã tiến hành trồng măng cụt ở miền Bắc nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Thậm chí tỷ lệ chết cây con và hao hụt rất cao. Đây chính là lý do không nên trồng măng cụt ở các tỉnh phía Bắc.
Bạn đang xem: Giải đáp: Có nên trồng măng cụt ở miền Bắc không?
2. Điều kiện trồng măng cụt giúp cây phát triển tốt
Nếu không trồng măng cụt ở miền Bắc do điều kiện khí hậu không thuận lợi thì đâu là những điều kiện giúp măng cụt phát triển tốt? Nếu bạn mong muốn có được vườn măng cụt sai trĩu quả thì hãy đọc phần dưới đây để tìm hiểu điều kiện để măng cụt phát triển khỏe mạnh.
- Về khí hậu: Cây măng cụt phù hợp với khí hậu nhiệt đới và có độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào. Măng cụt phát triển tốt ở nhiệt độ 25-35 độ C, không ưa sáng nên những năm đầu trồng ra ruộng cần phải che bóng cho măng cụt bằng lưới hoặc có thể trồng cây che bóng như cây chuối,…
- Về đất trồng: Hãy trồng cây măng cụt ở những nơi thoát nước, khô ráo và không ngập úng. Độ pH tiêu chuẩn để trồng cây thường là 5-6. Nhà vườn nên chọn những nơi có đất tơi xốp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển và sản sinh quả sớm.
- Nước tưới: Cây măng cụt cần độ ẩm cao từ 80% trở lên nên khi trồng bạn nên tưới nước thường xuyên khoảng 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về hệ thống tưới để chăm sóc măng cụt tốt hơn.
3. Kỹ thuật trồng măng cụt cơ bản cho năng suất cao
Nếu không trồng măng cụt ở miền Bắc, các vùng khác nên tham khảo kỹ thuật trồng măng cụt cho kinh tế cao dưới đây.
3.1 Các bước trồng măng cụt cho người mới
Xem thêm : 1 hộp sữa đậu nành Fami bao nhiêu calo? Uống fami có mập không?
Dưới đây là một số bước cơ bản giúp người mới trồng măng cụt dễ dàng hơn:
- Chuẩn bị đất trồng: Nên trồng măng cụt trên mô cói, có rãnh thoát nước tốt vào mùa mưa, đủ nước vào mùa khô.
- Chuẩn bị mô: Nhà vườn nên chuẩn bị mô từ 1-2 tháng trước khi trồng. Mô hình tròn có đường kính 0,6-0,8m và có độ cao 0,3-0,5m tùy theo địa hình cao hay thấp. Đất mô trên trộn với 10-20kg phân chuồng hoai mục và khoảng 200g phân NPK 15-15-15.
- Kỹ thuật trồng: Khi cây có 12-13 lá và một cành cấp 1, hãy khoét lỗ trên mô cho vừa bầu đất, đặt cây lại và lấp đất lại ngang mặt chậu, cắm cọc vào giữa cây để cây không bị đổ.
- Chắn gió cho cây khi trồng: Chắn gió cho cây bởi măng cụt không chịu được ánh nắng trực tiếp nên cần che nắng khoảng 4 đến 5 năm đầu. Có thể trồng măng cụt xen với chuối hoặc trồng dưới tán dừa.
- Tưới nước: Rễ cây măng cụt không có lông hút, phát triển kém nên cần cung cấp đầy đủ vào mùa nắng. Nếu thiếu nước cây sẽ bị chậm phát triển, đặc biệt ở giai đoạn sau khi ra hoa nếu thiếu nước trái măng cụt sẽ rất nhỏ và kém chất lượng.
- Tỉa cành, tạo tán cho cây: Khi cành còn non, bà con cần tỉa bỏ những cành vượt, cành đan chéo nhau để tạo tán cân đối cho cây. Khi cây đã có trái, khi thu hoạch xong nên tỉa bỏ những cành bị gãy, mọc um tùm. Người nông dân lưu ý không nên cắt tỉa quá nhiều làm cho gốc cây trơ trọi, ánh nắng chiếu trực tiếp vào gốc sẽ làm hỏng cây.
3.2 Cách bón phân đúng lượng
Ở mỗi giai đoạn thì nên bón phân với liều lượng khác nhau. Dưới đây là cách bón phân ở từng giai đoạn khi không trồng măng cụt ở miền Bắc. Mời bạn đọc cùng tham khảo:
Giai đoạn cây con:
Mỗi năm bón 5-10kg phân chuồng + NPK 15-15-15 mỗi gốc. Liều lượng phân bón như sau:
- Năm 1: Bón 0,3-0,5 kg/cây/năm
- Năm 2: Bón 0,5-0,7kg/cây/năm
- Năm 3: Bón 0,7-1kg/cây/năm
- Năm 4: 1-1,5kg/cây/năm
Xem thêm : Hạn Tam Tai Năm 2023: Những Con Giáp Gặp Hạn Tam Tai Và Cách Hóa Giải
Giai đoạn cây măng cụt ra trái:
Mặc dù không trồng măng cụt ở miền Bắc, nhưng bạn vẫn có thể tham khảo công chi tiết cách chăm sóc của người làm vườn khi măng cụt ra trái. Cùng tìm hiểu cách bón phân ở giai đoạn này nhé.
- Lần 1 (sau khi thu hoạch trái xong): NPK 20-5-6 kết hợp 20-30 kg phân chuồng/ cây.
- Lần 2 (trước khi cây ra hoa 30-40 ngày): NPK 20-20-15 lượng bón 1-2kg/cây.
- Lần 3 (khi cây vừa đậu trái): NPK 17-7-21 lượng bón 2-3kg/cây.
3.3 Phòng ngừa sâu bệnh
Một trong những lưu ý khi trồng măng cụt đó là cần phải chăm sóc cây và phát hiện các sâu bệnh kịp thời để tìm cách chữa trị. Cùng tìm hiểu cách phòng ngừa sâu bệnh khi dưới đây:
- Xì mủ, sượng trái: Đây là bệnh thường thấy xuất hiện trên vỏ trái măng cụt. Khi bị nhiễm bệnh, vỏ trái sẽ bị xì mủ, bị sượng phần ruột bên trong và không còn vị ngọt. Bệnh này làm hỏng chất lượng quả và gây hại giá trị dinh dưỡng của cây.
- Thán thư: Bệnh thán thư thường thấy ở lá, quả và cành của măng cụt. Bệnh này bùng phát nhanh và mạnh vào mùa mưa khi có độ ẩm cao. Dấu hiệu nhận thán thư là trên lá có đốm đen trắng nhỏ li ti được bao bọc bởi các vòng xung quanh chính là những tế bào lá bị hỏng.
- Sâu vẽ bùa: Bệnh này thường diễn ra từ những đợt lá còn non, giảm sinh trưởng và sức sống của cây măng cụt. Sâu vẽ bùa thường gây hại khi buổi tối, vẽ và đục các đường ở lớp biểu bì lá để hút diệp lục. Dần dần lá măng cụt bị khô hoàn toàn và mất khả năng quang hợp và bị rụng lá.
Trên đây là những chia sẻ của Người Nhà Nông về những kiến thức về trồng măng cụt ở miền Bắc. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn trả lời được câu hỏi miền Bắc có trồng được măng cụt không. Theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/04/2024 05:47