Việc đổi tên dự án luật từ “Luật Căn cước công dân (sửa đổi)” thành “Luật Căn cước” nhằm bảo đảm tính bao quát, phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng nhưng không làm thay đổi các chính sách trong dự án luật cũng không tác động đến các luật khác.
Bạn đang xem: Không bắt buộc đổi căn cước công dân thành căn cước
Đại tá Vũ Văn Tấn – cục phó Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) – đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh một số đề xuất sửa đổi Luật Căn cước công dân và đổi tên căn cước công dân.
Ông Tấn giải thích rằng dự thảo luật không quy định bắt buộc tất cả các trường hợp đã được cấp căn cước công dân phải đổi sang căn cước, trừ khi công dân có nhu cầu hoặc cần bổ sung, thay đổi một số thông tin.
* Thưa ông, vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước và việc thay đổi này có gây tốn kém nhiều chi phí?
– Việc đổi tên căn cước công dân thành căn cước nhằm thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới (Identity Card – thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân).
Hơn nữa, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào căn cước, thông tin được tích hợp vào thẻ không chỉ đơn thuần là thông tin cơ bản của công dân như trước đây.
Xem thêm : Xăm môi kiêng thịt bò bao lâu để lên màu đẹp, tự nhiên nhất
Việc đổi tên cũng bảo đảm thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật, thẻ căn cước công dân trước ngày luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị. Như vậy, việc đổi tên căn cước công dân thành căn cước sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.
* Vậy Luật Căn cước sẽ giải quyết được những tồn tại, vướng mắc gì của Luật Căn cước công dân hiện hành, thưa ông?
– Dự thảo Luật Căn cước đã bổ sung các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào căn cước công dân) phục vụ việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.
Bổ sung quy định về việc mở rộng các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để thuận lợi trong thực hiện Đề án 06, thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Bổ sung quy định về cấp số định danh cá nhân, giấy tờ cá nhân cho các trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Luật hóa quy định về định danh và xác thực điện tử…
* Người dân có phải tiếp tục đổi thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước không, thưa ông?
– Dự thảo luật không quy định bắt buộc tất cả các trường hợp đã được cấp căn cước công dân phải đổi sang căn cước, trừ khi công dân đang sử dụng căn cước công dân thuộc một trong các trường hợp được đổi căn cước công dân như đến độ tuổi theo quy định; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; có sai sót về thông tin trên căn cước công dân; xác lập lại số định danh cá nhân hoặc khi công dân có yêu cầu…
* Ông có thể nói rõ hơn về đề xuất bỏ quê quán, nơi thường trú trên căn cước mới?
– Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay; sửa đổi quy định về thông tin số căn cước, dòng chữ “căn cước công dân”, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ “thẻ căn cước”, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…
Xem thêm : Ý nghĩa và lợi ích của quy y Tam bảo
Việc thay đổi, cải tiến này để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng căn cước, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên căn cước.
Việc chỉnh lý thông tin “nơi thường trú” in trên căn cước công dân thành “nơi cư trú” in trên thẻ căn cước để phù hợp với thực tiễn vì nhiều người chỉ có nơi tạm trú, nơi ở hiện tại hoặc không có nơi thường trú, nơi tạm trú.
Với quy định này, tất cả người dân Việt Nam đều sẽ đủ điều kiện để được cấp thẻ căn cước; đều được bảo đảm quyền lợi khi có được giấy tờ tùy thân để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự theo nhu cầu.
Việc cấp đổi thẻ căn cước khi có thay đổi thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo nhu cầu của người dân chứ không bắt buộc.
* Bộ Công an đề xuất nhiều điểm mới như cấp căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi, cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam…, theo ông, việc này có giá trị và tác động thế nào đối với người được cấp?
– Dự thảo luật đã quy định rõ việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi là không bắt buộc và thực hiện theo nhu cầu của người dân.
Việc bổ sung quy định này là bảo đảm tính khả thi khi đã có sự thay đổi về công nghệ thu nhận sinh trắc học của con người như đối với vân tay thì sử dụng bộ thu nhận vân tay điện tử thay thế cho sử dụng mực lăn tay, chỉ bản…
Việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi cũng phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh (hiện nay vẫn đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt) và các quy định pháp luật khác có liên quan, tương thích với pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Đối với việc bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch để bảo đảm 100% dân cư đang sinh sống được quản lý, bảo đảm quyền của người gốc Việt Nam. Đây cũng là quy định mang ý nghĩa nhân văn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/03/2024 04:14
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024