Ví dụ, hiểu biết sau đây là một chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái đất xoay quanh mặt trời”.
– Các tính chất của chân lý
Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
+ Tính khách quan của chân lý là nói: tính phù hợp nữa tri thức và thực tại khách quan; không phụ thuộc ý chí chủ quan.
Xem thêm : Cách bảo quản trái cây tươi lâu hơn có thể lên đến 3 tháng
Ví dụ, sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” là phù hợp với thực tế khách quan; nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng.
+ Tính cụ thể của chân lý là nói: tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản ánh sự vật trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ phản ánh,…).
Ví dụ, mọi phát biểu định lý trong các khoa học đều kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 2 vuông; nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,…
+ Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý là nói: mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất dịnh, còn ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.
Ví dụ, trong giới hạn mặt phẳng (có độ cong bằng 0) thì tổng các góc trong của tam giác tuyệt đối bằng 2 vuông (tính tuyệt đối), nhưng nếu điều kiện đó thay đổi đi (có độ cong khác 0) thì định lý đó không còn đúng nữa (tính tương đối), nó cần phải được bổ sung bằng định lý mới (sự phát triển quá trình nhận thức dần tới chân lý đầy đủ hơn – tức chân lý tuyệt đối).
Xem thêm : Công nghệ tế bào là gì? Ứng dụng và thành tựu [CHUẨN 100%]
– Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối
Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan; còn chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Theo nghĩa đó, chân lý tuyệt đối chính là tổng số của chân lý tương đối xét trong quá trình phát triển của nhận thức nhân loại.
Ví dụ, hai khẳng định sau đây đều là chân lý, nhưng chỉ là chân lý tương đối: (1) Bản chất của ánh sáng có đặc tính sóng; (2) Bản chất của ánh sáng có đặc tính hạt. Trên cơ sở hai chân lý đó có thể tiến tới một khẳng định đầy đủ hơn: ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt.
– Vai trò của chân lý đối với thực tiễn
Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời cũng qua đó con người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người. Thế nhưng hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quantrong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 13:15
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024