Categories: Tổng hợp

Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội?

Published by

Chúng tôi xin giới thiệu bài Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm: Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội?

  1. Ag
  2. Mg
  3. Al
  4. Na

Trả lời:

Đáp án đúng: C . Al

Giải thích:

Al, Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội nên không xảy ra phản ứng.

I. Nhôm

1. Khái niệm nhôm

– Nhôm là kim loại mềm thứ hai chỉ sau vàng, nhẹ, có màu trắng bạc ánh kim mờ. Vì khi để ngoài không khí nó sẽ rất nhanh chóng tạo thành một lớp mỏng oxi hóa. Nhôm có tỷ trọng riêng chỉ bằng một phần ba đồng hay sắt. Là kim loại dễ uốn thứ sáu và rất dễ dàng gia công. Kim loại nhôm có khả năng chống ăn mòn cao và rất bền vững do có lớp oxit bảo vệ. Nhôm là kim loại nhiều nhất trong vỏ Trái Đất và là nguyên tố nhiều thứ ba sau oxi và silic.

2. Tính chất vật lý

– Nhôm là một dạng kim loại có cấu trúc dạng lập phương tâm diện. Bằng mắt thường, bạn có thể thấy nhôm ở trạng thái màu trắng bạc, cứng, dai và khá bền bỉ.

– Kim loại nhôm có khả năng nóng chảy ở nhiệt độ cao lên đến 660 độ C, khối lượng khá nhẹ đạt 2,7g/cm3. Do đó, người ta có thể dễ dàng kéo sợi, đúc khối hay dát mỏng nhôm để làm nhiều chi tiết máy móc, vật dụng đa dạng khác nhau.

3. Tính chất hóa học

– Nhôm là kim loại có tính khử mạnh, nên nó bị oxi hóa dễ dàng thành ion nhôm Al3+ .

Ta có: Al → Al3+ + 3e

+ Tác dụng với Halogen : 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 .

+ Tác dụng với oxi : 4Al + 3O2 → 2Al2O3

+ Tác dụng với oxit kim loại : 2Al + Fe2O3 →Al2O3 + 2Fe

+ Tác dụng với axit

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al + 4HNO3loãng → Al(NO3)3 + 2H2O + NO.

– Chú ý: Nhôm bị thụ động trong HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

– Tác dụng với nước

+ Vật bằng nhôm không tác dụng với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào vì trên bề mặt nhôm được phủ bởi một lớp Al2O3 rất bền. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ này, thì nhôm tác dụng được với nước

+ Phản ứng: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

+ Al(OH)3 là chất rắn, không tan trong nước là lớp bảo vệ không cho nhôm tiếp xúc với nước nên phản ứng nhanh chóng bị dừng lại.

– Tác dụng với dung dịch kiềm

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (2)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (3)

Phản ứng (2), (3) xảy ra xen kẽ nhau mãi cho đến khi nhôm bị tan hết .

2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 + 3H2

II. Sắt

1. Khái niệm sắt

– Sắt là nguyên tố hóa học có kí hiệu là Fe. Số nguyên tử 26. Đây là một trong những kim loại phổ biến nhất trong lớp vỏ và lõi của trái đất sau nhôm, đồng và crom.

– Trong tự nhiên, rất khó tìm thấy sắt ở trạng thái kim loại tự do. Chúng thường được tách ra từ các mỏ quặng sắt như Hematit, Magnetite và Taconite bằng phương pháp khử hóa học các tạp chất. Theo các nhà khoa học, lõi của trái đất có cấu tạo phần lớn là hợp kim của sắt và niken.

2. Tính chất vật lý

– Màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, dễ dát mỏng, kéo sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện kém đồng và nhôm.

– Sắt có tính nhiễm từ nhưng ở nhiệt độ cao (800oC) sắt mất từ tính. t0nc = 1540oC.

– Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng D = 7,86g/cm3.

3. Tính chất hóa học

Tác dụng với phi kim

– Trong điều kiện đun nóng và nhiệt độ cao sắt hầu hết đều phản ứng với các phi kim. Đặc biệt với một số phi kim mạnh như Cl2 thì tạo ra các hợp chất sắt +3. Còn khi tác dụng với ôxy sẽ tạo ra oxit sắt II hoặc oxit sắt từ.

Ví dụ:

2Fe+3Cl2→2FeCl3

FeO+Fe2O3→Fe3O4

3Fe+2O2→Fe3O4

– Sắt dễ bị oxi hóa trong không khí, hay còn gọi là phản ứng rỉ:

4Fe + O2 + nH2O → 2Fe2O3.

– Đối với các phi kim yếu hơn như S,… tạo ra sản phẩm là hợp chất sắt II: Fe + S → FeS

Tác dụng với các hợp chất

– Phản ứng thế điện cực:

Fe2 +(dd) + 2e → Fe. Eo=−0.44

– Chứng minh được sắt là một kim loại có tính khử

– Sắt bị hòa tan trong các dung dịch axit: HCl, H2SO4

– Phản ứng thường gặp:

Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

Fe + H2SO4→ FeSO4 + H2

Hay FeO + 2H + (dd)→Fe + (dd) + H2

Tác dụng với HNO 3 , H 2 SO 4 đặc nóng

– Axit có tính oxi hóa mạnh thì phản ứng tạo ra hợp chất Fe III và các sản phẩm khử của nito: N2O, NO, NO2 hoặc của lưu huỳnh: SO2

– Ở nhiệt độ thường, HNO3, H2SO4 đặc, Fe tạo ra lớp oxit bảo vệ nên kim loại trở nên “thụ động”, không bị hòa tan và đẩy các kim loại yếu hơn nó ra khỏi hỗn hợp muối.

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

III. Crom

1. Khái niệm crom

– Crom là một kim loại rất cứng có màu xám ánh bạc, bóng và khá giòn. Tên tiếng Anh là Chromium (Cr), Crom có số nguyên tử là 24 và có nhiệt độ nóng chảy khá cao ở 1907oC. Khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

– Kim loại Crom với những đặc tính nổi trội nên được sử dụng làm thành phần thiết yếu bổ sung cho nhiều kim loại khác nhau như thép không gỉ, đồng nhằm mang lại những ứng dụng hữu ích cho đời sống.

2. Tính chất vật lý

– Màu trắng ánh bạc, rất cứng.

– Khối lượng riêng lớn, khó nóng chảy

3. Tính chất hóa học

Crom có tính khử mạnh:

Cr → Cr2+ + 2e hoặc Cr → Cr3+ + 3e.

Tác dụng với phi kim (tương tự Al)

– Với oxi ở nhiệt độ thường Cr bền do màng oxit bảo vệ ở nhiệt độ cao:

2Cr + 3O2 → 2Cr2O3

– Với halogen:

2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

Tác dụng với nước

Cr bền trong nước do màng oxit bảo vệ

Tác dụng với dung dịch axit (tương tự Fe)

– Với H+: tạo muối Cr2+ và H2

Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2

– Với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội: Cr thụ động

Ngoài Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

This post was last modified on 30/01/2024 08:38

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

4 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

8 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

13 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

13 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago