Nhiều quốc gia châu Á đang đối mặt với bài toán dân số đầy hóc búa khi tỷ lệ sinh giảm mạnh, buộc họ phải đưa ra những biện pháp đặc biệt để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con.
Với tỷ lệ sinh giảm kỷ lục, số người trong độ tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán nan giải này. Tỷ lệ người trên 65 tuổi ở các nước này ngày càng tăng, khiến cho nền kinh tế của họ gặp khó khăn do thiếu lao động, đồng thời đặt gánh nặng lên vai các chính phủ trong việc tìm nguồn tiền để hỗ trợ người về hưu cũng như đảm bảo vấn đề an sinh xã hội.
Bạn đang xem: Vì sao dân số châu Á đông nhất thế giới?
Tại Nhật Bản, theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Nhật Bản năm 2022, phân bố dân số đã thay đổi khá nhiều từ năm 1950 đến nay bởi sự sụt giảm của cả tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Dự báo, tỷ lệ dân số già trong cơ cấu dân số nước này sẽ tăng lên 31,2% vào năm 2030, 35,4% vào năm 2040, 37,7% vào năm 2050 và 38,1% vào năm 2060.
Xem thêm : Giải đáp tuổi Nhâm Thân sinh năm bao nhiêu?
Bà Motoko Rich, trưởng văn phòng tờ The New York Times tại Tokyo, cho biết hiện ở Nhật Bản có tới 1/3 dân số trên 65 tuổi. Trong khi đó, con số này ở Mỹ chỉ vào khoảng 17%.
Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo rằng sự suy giảm dân số đang đưa đất nước “đến bờ vực rối loạn chức năng xã hội”.
Ở Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á cũng đang lâm vào cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng sâu sắc sau khi dữ liệu mới cho thấy số trẻ sinh ra trong năm 2022 ở mức thấp kỷ lục. Theo số liệu mà Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 22.2, chỉ có 249.000 trẻ được sinh ra vào năm 2022, giảm 4,4% so với năm 2021 và là năm thứ ba liên tiếp số ca tử vong vượt quá số ca sinh.
Xem thêm : Rượu ngâm hạt gấc
Tỷ lệ sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục đã giáng một đòn mạnh vào nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con. Vào năm 2021, số lượng các cuộc hôn nhân ở Hàn Quốc ở mức thấp nhất mọi thời đại là 193.000. Tỷ lệ sinh con trung bình của một phụ nữ Hàn Quốc hiện chỉ là 0,78, mức thấp nhất từ năm 1970, khiến nước này trở thành nước duy nhất trên thế giới có tỷ lệ sinh dưới 1. Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ này ít nhất phải là 2,1 để giữ cho dân số của Hàn Quốc ổn định ở mức 52 triệu người.
Ở Trung Quốc, ngày càng có nhiều cảnh báo lo ngại cho nền kinh tế Trung Quốc sau khi nước này ghi nhận mức suy giảm dân số kỷ lục kể từ năm 1961. Điều này có thể đe dọa đến vị trí của quốc gia đông dân nhất thế giới với lực lượng lao động dồi dào của Trung Quốc. Năm 2022, lần đầu tiên trong 6 thập niên, số ca tử vong ở Trung Quốc vượt quá số ca sinh. Dân số Trung Quốc đại lục cũng giảm hơn 850.000 người xuống còn 1,41 tỉ người vào năm 2022.
Tờ The Wall Street Journal đánh giá xu hướng giảm dân số xuất hiện nhanh hơn so với dự đoán của Trung Quốc và có thể gây ra nhiều tác động phức tạp tới nền kinh tế nước này, nhất là trong bối cảnh nước Bắc Kinh đang thúc đẩy mục tiêu phục hồi hậu đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, dân số giảm còn khiến thị trường tiêu dùng của Trung Quốc “co lại”. Đây chính là sức ép lớn khi họ đang thúc đẩy đà tăng trưởng thông qua mô hình kinh tế thúc đẩy tiêu thụ nội địa thay vì tập trung vào đầu tư hay xuất khẩu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/03/2024 03:35
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…