Hiểu rõ về chi phí cố định là chìa khóa để quản lý tài chính hiệu quả và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh. Đọc ngay bài viết để nắm bắt kiến thức quan trọng này nhé!
Chi phí cố định (Fixed Cose – FC) là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả bất kể mức độ hoạt động kinh doanh hoặc sản lượng sản xuất. Những chi phí này không thay đổi dựa trên số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc bán ra.
Một số khoản chi phí cố định quen thuộc thường gặp như tiền thuê mặt bằng, tiền lương cơ bản, dịch vụ bảo vệ, khấu hao tài sản…
Dựa trên nhu cầu quản lý, chi phí cố định được phân loại thành:
Chi phí cố định bắt buộc là những chi phí mà doanh nghiệp không thể tránh được, bất kể hoạt động kinh doanh đang ở mức độ nào. Những chi phí này thường không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định và phải được thanh toán dù doanh nghiệp có kiếm lợi nhuận hay không.
Chi phí cố định không bắt buộc, còn được gọi là chi phí cố định tùy ý, là những chi phí mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoặc loại bỏ hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cơ bản, chẳng hạn như chi phí chạy quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí R&D… Yếu tố phụ thuộc của chi phí này là quyết định của nhà quản lý trong thời gian nhất định.
Xem thêm : Bà bầu ăn yến được không? cách dùng yến sào cho bà bầu chuẩn
Theo tiêu chí này, chi phí cố định được chia thành:
Chi phí cố định định kỳ là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả theo một lịch trình cố định, thường là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, ví dụ như tiền thuê văn phòng, nhà xưởng; tiền lương cơ bản
Chi phí cố định phải phân bổ là những chi phí không không có sự cố định đều đặn qua các thời điểm mà khoản đầu tư một lần, vì vậy cần phân bổ ra làm chi phí nhiều kỳ. Ví dụ như khấu hao tài sản
Chi phí cố định (Fixed Costs) đóng vai trò quan trọng trong kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chi phí cố định là:
Chi phí cố định cùng với chi phí biến đổi cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định giá bán phù hợp để đảm bảo lợi nhuận.
Xem thêm : Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng mới nhất và cách tính
Biết chi phí cố định giúp doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán để đạt được điểm hòa vốn. Để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải bán đủ số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bao phủ cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Hiểu rõ về chi phí cố định có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc mở rộng hoặc thu nhỏ hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí cố định quá cao, doanh nghiệp có thể cần xem xét cách giảm bớt những chi phí này trước khi mở rộng.
Chi phí cố định giúp doanh nghiệp dự báo chi phí trong tương lai và làm kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh.
Vì chi phí cố định thường không thay đổi nhanh, doanh nghiệp có thể dự đoán chúng và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả hơn.
Vì vậy, chi phí cố định đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, đưa ra quyết định về giá và lập kế hoạch cho tương lai của doanh nghiệp.
Dưới đây là một bảng so sánh giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi:
Tiêu chí Chi phí cố định Chi phí biến đổi Định nghĩa Chi phí không thay đổi dựa vào mức độ hoạt động kinh doanh Chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động kinh doanh Phụ thuộc vào Thời gian và các quyết định hành chính Sản lượng sản phẩm hoặc dịch vụ Ví dụ Thuê nhà, lương cơ bản, chi phí khấu hao Chi phí nguyên vật liệu, lương làm thêm Cách quản lý chi phí Tối ưu hoá hoạt động, điều chỉnh cấu trúc chi phí Tối ưu hoá quy trình sản xuất, mua sắm Ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Độc lập với số lượng sản phẩm Trực tiếp liên quan đến số lượng sản phẩm
Doanh nghiệp thường phải đối mặt với cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Điều quan trọng là biết cách quản lý cả hai loại chi phí này một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/02/2024 09:22
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…