VA là tên viết tắt của végétations adénoïdes trong tiếng Pháp. Đó là một vùng mô bạch huyết nằm ở trên và sau vòm miệng, nơi các khoang mũi tiếp xúc với hầu và chúng ta không thể nhìn thấy các tổ chức này từ miệng. VA thường giảm kích thước khi trẻ 7 tuổi và chúng chỉ còn rất nhỏ hoặc không tồn tại khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên khoảng 10 tuổi trở lên.
VA cùng với amidan đều có nhiệm vụ bẫy vi khuẩn và vi rút khi chúng xâm nhập qua mũi họng và tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. Nhưng đôi khi, VA có thể bị viêm và trở thành ổ nhiễm trùng làm tắc mũi hoặc ống Eustachian nối phía sau mũi họng với tai. Trong trường hợp viêm tái phát nhiều lần, VA cần được loại bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng tai mũi họng xảy ra thường xuyên.
Bạn đang xem: Chi phí nạo VA bệnh viên nhi đồng 1
Phẫu thuật nạo VA là một phẫu thuật nhằm loại bỏ các tổ chức VA bị viêm và nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần, làm tăng nguy cơ viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
Bác sĩ Hằng cho biết, các ống Eustachian kết nối tai và cổ họng, nếu xảy ra viêm sưng VA sẽ làm tắc các ống dẫn này khiến trẻ có thể bị nhiễm trùng tai thường xuyên dẫn đến các vấn đề về tai giữa và mất thính giác.
Ngưng thở khi ngủ và chứng ngáy to cũng là một biến chứng liên quan đến sưng VA gây ra giấc ngủ kém ở trẻ. Trẻ ngủ không ngon giấc có thể dẫn đến khó tập trung ở trường, gặp các vấn đề trong học tập hoặc tâm lý như chứng tăng động, bốc đồng… Đó là lý do vì sao viêm VA tái phát nhiều lần cần phải được phẫu thuật nạo bỏ.(1)
Bác sĩ tai mũi họng sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ VA cho trẻ từ 1 tuổi trở lên khi có các triệu chứng như sau:
Bác sĩ Hằng cho biết, viêm VA gây viêm tai giữa tái phát đôi khi phẫu thuật cắt bỏ VA có thể được kết hợp với việc lắp đặt ống thông vòi nhĩ. Việc loại bỏ VA không gây suy giảm miễn dịch hoặc tăng tính nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng.
Bệnh nhi có thể được chỉ định hoặc lựa chọn các phương pháp phẫu thuật nạo VA như sau.
Đây là phẫu thuật truyền thống dưới gây mê toàn thân. Sau khi trẻ ngủ do tác dụng của thuốc gây mê, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ Sluder Ballenger vào trong tổ chức VA để nạo các mô nhiễm trùng. Hoặc bác sĩ có thể bóc tách bằng thòng lọng hoặc dao kéo thông thường.
Xem thêm : Thận trọng với thảo dược “sâm tố nữ”
Phương pháp phẫu thuật truyền thống thường gây chảy máu và thời gian lâu lành hơn.
Dao điện sử dụng tần số đơn cực hoặc lưỡng cực để nạo VA. Phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có tay nghề cao và rất cẩn trọng vì nhiệt điện dễ gây ra vết bỏng sâu.
Đây là phương pháp được sử dụng sóng siêu âm tần số cao khoảng 55.000 Hz để loại bỏ các mô VA. Sóng siêu âm ít gây đau nhưng cầm máu kém và thời gian phẫu thuật kéo dài.
Phương pháp này sử dụng chùm tia laser CO2 để đốt và phá hủy các mô VA. Mặc dù có ưu điểm cầm máu nhanh, thời gian phẫu thuật ngắn nhưng việc sử dụng tia laser CO2 khó thao tác chính xác nên đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao.
Hiện nay Coblator là phương pháp phẫu thuật VA được đánh giá hiệu quả nhất vì thời gian phẫu thuật nhanh chỉ 20-30 phút, ít đau, ít chảy máu, ít xâm lấn, thực hiện tốt ở cả các vị trí khó.
Coblator là một hệ thống phẫu thuật sử dụng công nghệ plasma với sóng năng lượng ở nhiệt độ thấp mức nhiệt khoảng 60-70 độ C để vừa cắt, hút, vừa tưới nước giúp loại bỏ VA triệt để.(2)
Vài giờ trước khi phẫu thuật, trẻ sẽ phải ngừng ăn và uống.
Bác sĩ sẽ gây mê cho trẻ. Tác dụng của thuốc gây mê sẽ khiến trẻ ngủ trong quá trình phẫu thuật khoảng 30 phút, vì vậy bé không cảm thấy đau, cũng như không phải trải qua nỗi sợ hãi.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở rộng miệng của trẻ bằng một dụng cụ nạo để loại bỏ các u tuyến bằng một trong số các kỹ thuật trong khi trẻ đang ngủ. Bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị điện để giúp cầm máu. Hoạt động sẽ kéo dài từ 20 đến 30 phút.
Xem thêm : 11 biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản và hiệu quả
Bác sĩ Hằng cho biết, sau phẫu thuật trẻ cần được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt để phục hồi vết thương. Theo đó, cha mẹ nên chăm sóc trẻ như sau:
Nếu trong quá trình phẫu thuật nạo VA có sai sót xảy ra, hoặc sau khi phẫu thuật trẻ không được điều trị để phục hồi đúng cách, đôi khi một số biến chứng phẫu thuật nạo VA có thể xảy ra như.
Bác sĩ Hằng khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu sau phẫu thuật nạo VA có xuất hiện các tình trạng sau:
Nạo VA là một phẫu thuật nhỏ nhanh chóng, mau phục hồi và hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng nguy hiểm hiếm gặp có thể xảy ra nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thiết bị y tế không đầy đủ. Do vậy điều quan trọng là trẻ cần được nạo VA ở các cơ sở y tế uy tín với bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và tốt nhất là bệnh viện có hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại, chuyên nghiệp.
Phẫu thuật nạo VA giúp loại bỏ các mô bạch huyết vùng vòm mũi họng bị nhiễm trùng. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng viêm họng và phòng ngừa nhiễm trùng tai giữa, chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm mũi xoang.
Thông thường, trẻ nạo VA cần nhập viện, sau phẫu thuật nạo VA trẻ có thể xuất viện trong ngày hoặc ngay sáng hôm sau.
Sao nạo VA, trẻ không cần phải kiêng nói nhưng không nên nói quá to, la hét gây ảnh hưởng đến vết thương.
Viêm VA có thể tái phát sau phẫu thuật nhưng chỉ xảy ra với một tỷ lệ rất nhỏ vì vậy không đáng lo ngại. Khi nạo VA qua nội soi, bác sĩ sẽ quan sát rõ các vị trí VA quá phát cần nạo nên hiếm khi bỏ sót VA.
Tuỳ vào dịch vụ hoặc loại phẫu thuật cũng như đơn vị y tế mà bạn lựa chọn phẫu thuật sẽ có các mức giá khác nhau. Để biết cụ thể chi phí nạo VA giá bao nhiêu, bạn có thể liên hệ trực tiếp bộ phận chăm sóc khách hàng của cơ sở y tế mình muốn phẫu thuật để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/02/2024 07:29
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…