Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong trong thời kì đổi mới với nhiều tác phẩm truyện ngắn xuất sắc như Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, … Các tác phẩm văn học của ông luôn chứa đựng những triết lý, những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời. Và truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất mang đậm phong cách tự sự – triết lý của ông.
“Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào năm 1983 kể về nhân vật Phùng – một người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Anh được giao nhiệm vụ chụp một bộ ảnh về cảnh biển để in lên bộ lịch mới nên anh đã thực hiện chuyến đi thực tế ở một vùng biển – nơi từng là chiến trường cũ của mình để kiếm tìm cảm hứng nghệ thuật. Và tại đây, anh đã có được hai phát hiện lớn lao, một là một bức ảnh tuyệt đẹp mà anh cho là cảnh “đắt giá trời cho” khiến anh phải say mê, ngây ngất, hai là phát hiện về một sự thật trần trụi đến đau lòng ngay đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ anh vừa tìm ra.
Bạn đang xem: Bài văn mẫu phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất được chọn lọc
Sau vài ngày “phục kích” săn ảnh mà vẫn chưa ưng ý, cuối cùng Phùng cũng “bắt gặp” được một khung cảnh “trời cho”, đó là bức ảnh với những nét đẹp hoàn mỹ nhất: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Khung cảnh ấy thật quá đẹp và với Phùng, đó là một “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”, nó vừa đẹp đẽ lại vừa quý giá vô cùng. Bức tranh ấy “đơn giản và toàn bích”, một vẻ đẹp, một khung cảnh hoàn hảo đến diệu kì.
Phùng nghĩ rằng “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy”. Trước khung cảnh hoàn mỹ ấy, anh cảm thấy sự bồi hồi và có chút bối rối bởi cái đẹp ấy dường như chỉ có trong những bức hoạ xa xưa, nó khiến anh cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Và chính khoảnh khắc áy, Phùng cảm thấy dường như “chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, và anh còn cho rằng phải chăng “cái đẹp chính là đạo đức”. Bởi cái đẹp nó không chỉ mang đến cho con người ta những rung động mà còn thanh lọc tâm hồn và mang đến “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình”.
Phải nói rằng, Phùng là một người nghệ sĩ tâm huyết có đam mê, trách nhiệm với nghề, bởi để có được một bức ảnh ưng ý nhất, anh đã sẵn sàng “phục kích” hàng tuần liền trên biển, dù đã chụp được rất nhiều ảnh về cảnh biển nhưng anh đều không ưng ý mà tiếp tục tác nghiệp. Hơn thế, anh cũng là một người nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp để có thể khám phá, phát hiện ra một bức tranh hoàn mỹ để mà thu lấy, mà cái đẹp ấy chỉ diễn ra trong tích tắc.
Xem thêm : Tuổi Mậu Dần 1998 Mệnh Gì? Hợp Với Tuổi Gì, Hợp Màu Gì?
Thế nhưng, lại ít ai để ý rằng, nơi mà Phùng gác chiếc máy ảnh của mình để thu trọn cái cảnh đẹp toàn mỹ kia chẳng phải là một nơi có thể bao quát được toàn cảnh mà lại chỉ là bên một “bánh xích của chiếc xe tăng” – tàn tích của chiến tranh xưa để lại. Có lẽ chính vì thế mà lần đầu tiên nhìn thấy cảnh đẹp ấy, Phùng mới chỉ nhìn thấy vẻ ngoài của khung cảnh mà không phải là toàn bộ bức ảnh. Và những phát hiện, những sự thật phía sau bức ảnh “toàn bích” kia đã khiến anh bất ngờ và hụt hẫng vô cùng. Đó là khi Phùng phải chứng kiến một cảnh đời vô cùng tàn nhẫn, ngang trái và bi kịch. Từ trong những con thuyền ấy bước ra một người đàn ông cao to thô lỗ và một người đàn bà tội nghiệp. Lão đàn ông ấy “hùng hổ, mặt đỏ gay”, rút chiếc thắt lưng của mình ra và “quật tới tấp vào lưng người đàn bà” lão vừa đánh lại vừa nói ra những lời nguyền rủa độc ác “chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Và thật kì lạ làm sao, người đàn bà ấy vẫn ngồi đó chẳng chút phản kháng, cũng chẳng kêu thân một tiếng nào mà vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục” hứng chịu từng trận đòn roi.
Chứng kiến cảnh đó, Phùng đã vô cùng kinh ngạc, anh chỉ biết “đứng há mồm ra mà nhìn”. Bởi anh không thể hiểu được cái điều nghịch lý đang diễn ra trước mắt mình. Anh từng là một người lính ở chiến trường đầy khói lửa, những sự dã man, tàn bạo nhất anh đều đã từng chứng kiến, thế nhưng cảnh tượng vô lí trước mắt vẫn khiến anh khó lòng mà chấp nhận. Càng kinh ngạc hơn khi hình ảnh của một đứa bé lao vút qua người anh, rồi giằng lấy chiếc thắt lưng và quật vào ngực người đàn ông kia. Đứa bé đó là Phác, là đứa con trai của hai vợ chồng người đàn bà đáng thương đó. Và đáp lại hành động đó là hai cái tát nảy lửa giáng xuống mặt thằng bé khiến nó ngã nhào. Khi thấy cảnh này, người đàn bà hàng chài mới bật khóc, ôm lấy đứa con nhỏ tội nghiệp và rồi lại buông ra vội vã “đuổi theo lão đàn ông” và trở lại con thuyền.
Tất cả những sự việc diễn ra trước mắt khiến Phùng ngơ ngác và khó hiểu, sự việc quái đản diễn ra quá bất ngờ khiến anh chẳng thể nào hiểu nổi. Chiếc thuyền kia đã biến mất “như trong câu chuyện cổ quái đản”, nhưng lại để lại trong Phùng những cảm xúc khó diễn tra, để lại cho anh nhiều điều băn khoăn, nhiều điều bối rối. Cái hình ảnh trần trụi đến đau lòng mà anh vừa chứng kiến đã thay đổi cảm quan bên trong con người anh. Anh phát hiện ra rằng dường như ranh giới giữa cái đẹp và cái xấu, cái hoàn mỹ về đạo đức và cái dã man tàn độc chỉ cách nhau một tấm màn mỏng. Một bức tranh tuyệt mỹ như vậy nhưng ẩn chứa trong nó là bao nhiêu cái dã man, tàn nhẫn và xấu xa vô cùng. Nó cũng là những điều cần chiêm nghiệm mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm, ông cho rằng nghệ thuật tuy hướng về cái đẹp thế nhưng nó cũng phải gắn liền với hiện thực dù nó có trần trụi đến mức nào. Không thể lấy cái đẹp mà che giấu đi những điều xấu xa, tàn ác bên trong được. Và một người nghệ sĩ chân chính phải là người có cái nhìn đa chiều, đa diện nhìn thấu cả cái đẹp bên ngoài và cả nội dung phía trong nữa.
Sau khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình vô cùng dã man và vô lí ấy, Phùng đã ở lại bãi biển vài ngày để giúp đỡ người đàn bà ấy. Anh cùng Đẩu muốn khuyên giải người đàn bà ly hôn để thoát khỏi cuộc hôn nhân “địa ngục”. Thế nhưng người đàn bà ấy đến tòa án huyện với một vẻ sợ sệt, lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt, dù rằng đây là lần thứ hai bà ta đến đây để giải quyết công chuyện gia đình.
Phải sống trong địa ngục trần gian đầy đau đớn với những trận đòn roi liên tục “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” từ người chồng, thế nhưng chị ta lại nhẫn nhịn cam chịu những tổn thương về cả thể xác và tinh thần chứ một mực không chịu bỏ chồng, thậm chí chị ta còn quỳ lạy van xin Đẩu và Phùng không bắt mình bỏ chồng “Quý tòa bắt tội con cũng được , phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Ban đầu, Phùng và Đầu vô cùng bất bình và cũng thấy ngạc nhiên trước thái độ và hành động không sao hiểu nổi của người đàn bà, thế nhưng khi lắng nghe câu chuyện về cuộc đời của chị và về người đàn ông kia, hai người bỗng hiểu ra tất cả.
Xem thêm : Đặc điểm khí hậu Việt Nam – Dự báo thời tiết
Khi kể về câu chuyện cuộc đời mình, người đàn bà ấ đã đổi các xưng hô từ con với quý tòa sang chị với các chú, điều này thể hiện rằng chị ta muốn tâm sự với họ như những người em thân thiết, cũng muốn trải lòng với sự chân thành của mình. Chị ta chấp nhận sống cùng người chồng vũ phu, độc ác và cam chịu những trận đòn roi vô lí ấy là bởi chị ta biết ơn và cũng hiểu được tâm tính cũng như nỗi khổ của người chồng. Người đàn ông vũ phu ấy trước kia cũng đã từng là “một anh con trai cục tính nhưng hiền lành”, ông ta cũng là người duy nhất đã chấp nhận cưu mang người phụ nữ xấu xí, quá lứa lỡ thì là chị ta. Bởi vậy với người chồng bạo tàn, hung dữ hiện tại, người đàn bà không chỉ có sự thấu hiểu, tình nghĩa mà còn ở đó còn là sự biết ơn sâu sắc.
Những lời kể chân thật của người đàn bà đã khiến cho cả hai người họ sững sờ. Lúc này họ mới chợt hiểu ra tấm lòng của một người phụ nữ, nó bao dung khoan nhường và hi sinh đến dường nào! Người đàn bà ấy thấu hiểu bản chất thật và sự thay đổi của người chồng, nó cũng chỉ vì cái đói cái khổ mà ra, chị lại còn đẻ nhiều con nên người chồng mới trở nên cục cằn, bạo lực như thế. Chị cũng hiểu về cuộc sống vất vả, cực khổ trên biển, một con thuyền lênh đênh trên biển không thể thiếu đi bàn tay chèo lái của người đàn ông, nhất là khi biển động, bão bùng, sóng gió. Và sự cam chịu của chị ta càng trở nên có ý nghĩa hơn khi sự cam chịu hy sinh ấy sẽ giúp cho những đứa con của mình có một gia đình hoàn chỉnh, có đủ bố mẹ.
Câu chuyện của người đàn bà cùng khổ ấy đã giúp Phùng và Đẩu hiểu rõ rằng cái nguồn gốc, căn nguyên của bạo lực gia đình đó chính là cái nghèo, cái đói. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất xù xì, thô nhám của hiện thực, đó có thể là những nghịch lí, những sự thật trái ngang vẫn tồn tại trong cuộc sống mà nếu chỉ nhìn qua vẻ bề ngoài, quan sát bằng đôi mắt hời hợt, khách quan, phiến diện thì không thể nhận ra. Hiện thực ấy cũng giúp Phùng chiêm nghiệm ra một chân lý rằng: nghệ thuật không thể chỉ có lãng mạn, đẹp đẽ và thi vị hoá, mà nó đôi khi còn lại sự thật đầy ngang trái, nghịch lý.
Sau khi trở về toà soạn và bức ảnh kia đã được chọn thì trong lòng Phùng lại luôn canh cánh, ẩn chứa những điều mà ít ai có thể thấu hiểu. Bức ảnh ấy đã diễn tả một cảnh đẹp tinh khôi, hoàn mỹ và trở thành bức ảnh nghệ thuật sáng giá “được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”. Thế nhưng, chỉ riêng Phùng mới có thể nhìn thấy từ đằng sau bức tranh đẹp đẽ ấy bước ra “một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch”.Ở đây, Nguyễn Minh Châu đã cố ý lồng ghép vào đó những hình ảnh mang tính biểu tượng. Một là “màu hồng hồng của ánh sương mai”, đó chính là biểu tượng cho cái đẹp, cho cái thơ mộng, cho vẻ đẹp toàn bích, hoàn mỹ mỹ mà con người ta luôn tìm kiếm. Hai là hình ảnh người đàn bà hàng chài với dáng vẻ mệt mỏi, tiều tụy, đau khổ đó là hiện thực, đó là cái nhìn có chiều sâu, khám phá vào tận sâu bên trong bản chất của sự vật, hiện tượng, để thấy được những điều ẩn chứa phía sâu bên trong cái đẹp và có đôi khi, cái nằm ở phía sâu bên trong ấy lại trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp bên ngoài.
Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm một giá trị nhân văn sâu sắc đó là nghệ thuật phải gắn liền với hiện thực, không được tách rời với hiện thực và người nghệ sĩ chân chính phải là người có cái nhìn đa chiều, đa diện để phát hiện ra cái bản chất thật bên trong về đẹp bề ngoài rực rỡ, hào nhoáng.
Mong rằng với bài phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất được chọn lọc sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các bạn nâng cao khả năng viết văn của mình để đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 12.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/03/2024 08:50
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024