Từ giữa năm 1965, Mỹ ồ ạt đồ quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam và bắt đầu cho không quân ném bom miền Bắc. Các phương tiện chiến tranh và đô la được huy động tối đa. Với 200.000 quân Mỹ, chư hầu và 400.000 quân chủ lực Sài Gòn được trang bị hiện đại với 12 tỷ đô la, Mỹ hy vọng sẽ tìm thấy thắng lợi trong vòng 18 tháng. Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ý đồ của Mỹ là đánh phá miền Bắc để chặn đường tiếp tế cho Quân giải phóng. Ở miền Nam, Mỹ thực hiện “bình định” và “tìm diệt” nhằm “bẻ gãy xương sống” của Việt cộng. Quân Mỹ đảm trách việc “tìm diệt” chủ lực của Quân giải phóng, còn quân ngụy thì lo việc “bình định”, đánh bật cách mạng ra khỏi nông thôn làm cho “Việt Cộng không còn đất sống”.
Ngày 20-07-1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng kiên quyết đấu tranh. Dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.
Bạn đang xem: Trang chi tiết
Ngày 03-8-1965, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xác định lập trường chống Mỹ: “Nhân dân miền Nam sẽ hy sinh tất cả, thà chết chớ không chịu làm nô lệ, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc, giành độc lập hoàn toàn”.
Tại Long An, trước sự tuyên truyền của địch về “sức mạnh quân sự không thể tưởng tượng nổi” của Mỹ, Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh đã nhận định trước hết phải giải quyết vấn đề tư tưởng cho quân và dân. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ tình hình của ta và địch, đồng thời khẳng định tính tất thắng của ta. Được Mặt trận và các đoàn thể tuyên truyền, vận động, nhân dân toàn tỉnh đã đồng loạt hưởng ứng, bà con đã xây dựng làng, xã chiến đấu, đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh đều tham gia các tổ chức đoàn thể của Mặt trận để đánh Mỹ.
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ-Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Xem thêm : Thi bằng lái xe B2 năm 2024: 05 quy định cần biết
Mỹ bắt đầu thực hiện cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất trên hai hướng: Khu 5 và miền Đông Nam bộ. Ở địa bàn Long An, tháng 01-1966 quân Mỹ bắt đầu mở các trận cản Marauder vào Đức Hoà, Đức Huệ, Bến Lức. Cũng thời gian này, lực lượng của Sư đoàn 25 Mỹ (tia chớp nhiệt đới) một đơn vị mạnh của quân đội Mỹ cũng càn vào Long An. Cùng một lúc có hai sư đoàn chủ lực Mỹ tập trung ở Long An. Vấn đề đặt ra cho Long An là làm sao động viên được toàn quân, toàn dân giữ vững quyết tâm đánh Mỹ, làm thất bại các cuộc càn quét của chúng, giữ vững các vùng giải phóng và thế chủ động tiến công của chiến tranh nhân dân.
Tháng 5 năm 1965, đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức. Du kích Huỳnh Văn Đảnh (huyện Tân Trụ) được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng, với thành tích 75 viên đạn bắn chết 76 tên giặc. Tại đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng phát động phong trào thi đua “quyết chiến thắng giặc Mỹ”.
Ngày 20 tháng 11 năm 1965, Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng phát động phong trào thi đua giành danh hiệu “Anh hùng diệt Mỹ”, “Dũng sỹ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”, “Dũng sĩ diệt cơ giới”. Hưởng ứng phong trào thi đua, Long An vận động nhân dân toàn tỉnh tham gia phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Phong trào được nhân dân hưởng ứng và thực sự là một phong trào sôi nổi, rộng lớn trên toàn tỉnh từ già, trẻ, nam, nữ đều thi đua tìm diệt Mỹ, ngụy. Có những xã, ấp hầu như không có ai có sức cầm súng, đặt mìn mà lại không thành “dũng sĩ diệt Mỹ”. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu tại “vành đai diệt Mỹ” Rạch Kiến, quân và dân Long An diệt hơn 1.000 tên địch.
Song song với phong trào diệt Mỹ, Đoàn thanh niên cũng phát động phong trào “Năm xung phong”: Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh; Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến; Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính; Xung phong sản xuất nông nghiệp.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của cấp trên, một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng được đặt ra với tuổi trẻ Long An nói riêng cũng như tuổi trẻ toàn miền Nam nói chung lúc này là cầm súng giết giặc, tham gia du kích địa phương và tòng quân. Nhiệm vụ ấy được xác định cụ thể là: Phải xung phong tiêu hao, tiêu diệt nhiều hơn nữa sinh lực địch và mọi phương tiện chiến tranh của chúng. Đó là nhiệm vụ vinh quang và cũng đầy gian khổ của thanh niên đoàn viên Long An trong giai đoạn này.
Xem thêm : Học Tập Việt Nam
Tại Kiến Tường, tháng 10/1965, Tỉnh đoàn Thanh niên giải phóng thành lập Trung đội Thanh niên xung phong gồm 47 đội viên do đồng chí Hoàng Hải chỉ huy, phục vụ cho Tiểu đoàn 267 trong thời gian khoảng 6 tháng. Đến năm 1967, trung đội này đã tự dùng sức mình chuyển 10 tấn hàng gồm vũ khí đạn dược bằng tay chân từ miền Đông về miền Tây Nam bộ qua Kiến Tường.
Với thành tích đạt được, tháng 9 năm 1967, Long An đã được Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ hai công nhận là ngọn cờ đầu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”.
Trong phong trào tòng quân, bên cạnh việc không ngừng tuyên truyền, giáo dục làm cho đoàn viên và thanh niên nhận rõ âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo của kẻ địch, nâng cao lòng căm thù giặc, nâng cao ý chí chiến đấu, xây dựng tinh thần dám xả thân vì nghĩa lớn…, Mặt trận đã phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân ở nhiều cơ sở đã sáng tạo nhiều hình thức động viên, giáo dục, sắp xếp lực lượng thanh niên đấu tranh chống địch bắt lính và làm nghĩa vụ quân sự. Hàng trăm thanh niên ở những vùng bị địch kiềm kẹp đấu tranh chống bắt lính, chạy ra vùng giải phóng.
Thanh niên vùng giải phóng tham gia các lực lượng cách mạng rất sôi nổi, toàn tỉnh vượt chỉ tiêu 250 thanh niên tòng quân. Làm tốt công tác động viên thanh niên tòng quân, đi thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước, Mặt trận và đoàn thể ở cơ sở đặc biệt coi trọng công tác hậu phương quân đội, quan tâm đến việc giúp đỡ những gia đình có người đang đi chiến đấu.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh, lực lượng vũ trang Long An đã thực hiện những trận đánh lớn nhằm vào quân Mỹ-Sài Gòn trên toàn địa bàn tỉnh, ngay từ những năm đầu địch thực hiện cuộc càn quét vào Long An. Ở Bến Lức, Mỹ đóng quân ở Tân Long, du kích liên xã phục kích tiêu diệt một trung đội khi chúng đi tuần tiễu. Đó là trận đánh Mỹ đầu tiên ở Bến Lức. Ở Đức Hoà, du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương tổ chức tập kích tiêu diệt 1 trung đội Mỹ, thu một số súng. Trên các địa bản khác ở Long An, thanh niên du kích và bộ đội địa phương vẫn cùng nhân dân liên tục tấn công các đồn bót và lực lượng bảo an, dân vệ. Cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ trên phạm vi toàn Miền kết thúc thất bại vào tháng 1-1966. Qua cuộc càn quét này, ở riêng Long An, Mỹ không thu được kết quả gì đáng kể, hơn nữa đồn bót bị bao vây, quân chủ lực địch bị tân công.
Đến cuối năm 1966, cuộc kháng chiến ở Long An vẫn giữ vững khí thế tấn công của chiến tranh nhân dân, vùng giải phóng của ta vẫn được giữ vững đã thúc đây phong trào toàn dân đánh giặc lên một bước cao hơn. Trong kết quả chung của toàn Miền đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của Mỹ có sự đóng góp xứng đáng của quân dân Long An, trong đó lực lượng đoàn viên và thanh niên là lực lượng có nhiều đóng góp to lớn. Đó là những điều kiện thuận lợi để quân và dân toàn tỉnh Long An bước vào giai đoạn đánh Mỹ kế tiếp. Các lực lượng vũ trang của ta bước đầu có một ít kinh nghiệm trong tác chiến trực tiếp với quân Mỹ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/01/2024 15:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024