Categories: Tổng hợp

Kinh tế vĩ mô – chính sách tài khoá

Published by
Video chính sách tài khóa kinh tế vĩ mô

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN

KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI: Phân tích tác động của Chính sách tài khóa mà Chính

phủ Việt Nam sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ứng phó với Covid-

Nhóm: 8 Mã lớp học phần: 2111MAEC Giáo viên hướng dẫn: Trần Kim Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2021

Mục Lục

Lời Mở Đầu…………………………………………………………………………………………………

  • Lời Mở Đầu…………………………………………………………………………………………………
  • Chương I: Tổng quan về chính sách tài khoá…………………………………………………..
    1. Khái niệm……………………………………………………………………………………………..
  • 1.2ục tiêu…………………………………………………………………………………………………
    1. Công cụ của chính sách tài khoá………………………………………………………………
  • dịch Covid 19……………………………………………………………………………………………… Chương II. Chính sách tài khoá chính phủ Việt Nam sử dụng để ứng phó với
    1. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khoá……………………………………………..
  • doanh nghiệp trong việc ứng phó với Covid-19……………………………………………….. 2. Công cụ của chính sách tài khoá Chính phủ Việt Nam sử dụng để hỗ trợ các
    1. Thành tựu của các chính sách tài khoá…………………………………………………….
    1. Khó khăn và thách thức…………………………………………………………………………
    1. Định hướng tương lai……………………………………………………………………………

Ch ng I: T ng quan vềầ chính sách tài khoáươ ổ

1. Khái niệm……………………………………………………………………………………………..

Chính sách tài khoá là việc chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Chi tiêu công hay chi tiêu Chính phủ là một bộ phận cấu thành nên tổng cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó thuế ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, quyết định về thuế và chi tiêu công của Chính phủ có tác động đến chi tiêu chung của nền kinh tế. Đến lượt nó, sự thay đổi trong chi tiêu chung lại tác động làm thay đổi tổng cầu, từ đó tác động đến sản lượng, việc làm và giá cả của nền kinh tế.

1.2ục tiêu…………………………………………………………………………………………………

Chính sách tài khoá được sử dụng nhằm hướng nền kinh tế đạt tời những mục tiêu đã đề ra. Trong ngắn hạn những mục tiêu đó là tăng trưởng sản lượng, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Trong dài hạn, chinh sách tài khoá có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tác động đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn.

1. Công cụ của chính sách tài khoá………………………………………………………………

Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của Chính phủ (G) và thuế (T).

1.3. Chi tiêu của Chính phủ (G)

  • Chi mua sắm hàng hoá dịch vụ

Chi mua hàng hoá dịch vụ là việc Chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường sá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…

Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ quyết định qui mô tương đối của khu vực công trong GDP so với khu vực tư nhân. Khi Chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ của mình, nó sẽ tác động đến tổng cầu với một tác

động mang tính chất số nhân. Nếu chi mua sắm của Chính phủ tăng lên một đồng sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của Chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Chính nhờ hiệu ứng số nhân này mà chính phủ có thể sử dụng chi tiêu như một công cụ để điều tiết tổng cầu.

  • Chi chuyển nhượng

Chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của Chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.

Khác với chi mua sắm hàng hoá dịch vụ, chi chuyển nhượng lại có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Khi Chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Một lần nữa, qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân, điều này sẽ làm gia tăng tổng cầu.

1.3. Thuế (T): Khía cạnh thứ hai của chính sách tài khoá là thuế cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung theo hai cách.

Một mặt, ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống, khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.

Mặt khác, thuế tác động làm méo mó giá cả hàng hoá và dịch vụ nên ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.

  • Giảm thuế

Việc giảm thuế đối với nhóm doanh nghiệp, đăc biệ t là những doanh nghiệ p có ̣ quy mô nhỏ – đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, có đủ nguồn vốn để đầu tư nguyên nhiên vât liệ u phục vụ nhu ̣ cầu sản xuất. Duy trì được doanh nghiêp chính là duy trì được việ c làm của người dân.̣

Sau khi dịch xảy ra, bên cạnh vấn đề giãn cách xã hội tạo nên sự suy giảm tổng cầu trong ngắn hạn, thì kể cả khi đã mở cửa nền kinh tế trở lại hoàn toàn, các dịch vụ giải trí như du lịch, vũ trường, quán bar mở cửa lại, tổng cầu cũng sẽ không hoàn toàn phục hồi như trước dịch, do lượng khách nước ngoài suy giảm, tâm lý cảnh giác do dịch bệnh chưa thực sự qua đi. Viêc làm giảm, thu nhậ p giảm, cùng với dịch bệ nh thì ̣ tổng cầu có xu hướng giảm. Viêc giảm thuế chính là biệ n pháp kích thích như cầu, ̣ tăng tổng cầu, khuyến khích mua sắm, giảm thiểu tác đông tiêu cực của đại dịch tới ̣ nền kinh tế

Về tiêu dùng nội địa, tiềm năng vô cùng lớn, dù có dịch người dân vẫn phải tiêu dùng. Hiện sức mua đang chậm lại, vì vây, việ c Chính phủ giảm thuế đã khiến hàng ̣ hóa rẻ hơn để kích thích tiêu dùng của người dân. Bởi thuế giá trị gia tăng giảm thì giá thành và giá bán sản phẩm sẽ cạnh tranh hơn, khuyến khích người tiêu dùng mua sắm hơn, qua đó giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

  • Tăng chi tiêu Chính phủ: chi tiêu của Chính phủ có tác động tích cực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện các chức năng thực thi pháp luận, cung cấp hàng hóa và dịch cụ công, hàng hóa và dịch vụ có ngoại ứng tích cực, và những dịch vụ hỗ trợ thị trường

dịch Covid 19……………………………………………………………………………………………… Chương II. Chính sách tài khoá chính phủ Việt Nam sử dụng để ứng phó với

nghiệp trong việc ứng phó với COVID-

2.2. Chính sách thuế

  • Chính phủ thực hiện song song việc hoàn thiện pháp luật về thuế, kéo dài thời gian hỗ trợ cùng với các biện pháp gia hạn thuế cho người dân và doanh nghiệp.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng sẽ được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp và được áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký, trong kỳ tính thuế năm 2020 (Nghị quyết số 16/2020/QH14; Nghị định số 114/2020/NĐ CP). Theo đó, khoảng 700 nghìn doanh nghiệp (chiếm 93% tổng số DN cả nước đang hoạt động) sẽ được hưởng lợi.

Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất có hiệu lực kể từ ngày ký đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình bớt khó khăn trong giai đoạn dịch và sau dịch. Gói hỗ trợ này với giá trị ước tính 73,1 nghìn tỷ đồng (1,2% GDP) gồm các biện pháp cho phép miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (khoảng 69,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất (khoảng 180 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng). Tổng số tiền đã thực hiện tính đến ngày 31/7/2020 khoảng 56 tỷ đồng, chiếm khoảng 31,2% quy mô gói hỗ trợ.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 quy định việc giảm tiền thuê đất, hiệu lực từ 10/8/2020. Giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định, Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hằng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Gia hạn thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 năm đang được quy định theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 và Nghị quyết số 28/2016/QH14, có hiệu lực từ 01/01/2021 (Nghị quyết số 107/2020/QH14). Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp sẽ tiếp tục được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 31/12/2025. Với số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn khoảng 7 tỷ đồng/năm sẽ tiếp tục là hình thức hỗ trợ trực tiếp tới người nông dân, là nguồn đầu tư tài chính quan trọng trực tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn để đầu tư.

Ngày 29/05/2020. Chính phủ đưa ra NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP: về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch covid 19. Trong đó đề ra các nhiệm vụ và giải pháp về đầu tư công như: thu hút vốn đầu tư xã hội; nâng cao tinh thần, thái độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở vị trí thực thi chính sách,…. Đặc biệt, giải ngân vốn đầu tư công được coi là biện pháp trọng điểm để tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế trong đoạn Covid-

  • Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Trong các cuộc họp bàn về giải pháp khắc phục thiệt hại của dịch COVID-19, thủ tướng chính phủ đều nhấn mạnh nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công phải được quyết liệt nhằm duy trì và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-

  • Các bộ, ngành, địa phương cần tập chung rà soát danh mục dự án quản lý đầu tư, nắm bắt tình hình triển khai từng dự án để có những biện pháp cụ thể để đấy nhanh tiến độ, thực hiện hoặc điều chuyển sang các công trình dự án khác có khả năng giải ngân tốt

  • Hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp để đầu tư các công nghiệp chủ lưc như nội địa hoá công nghiệp ô tô. Cụ thể là cơ khí ô tô cần phát triển hơn, với tinh thần đẩy mạnh nội địa hoá, phát triển các ngành công nghệ cao, bảo vệ môi trường

  • Bộ giao thông, vận tải xem giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trong năm 2020. Bộ đã đưa ra nhiều giải pháp, đặc biệt là tăng áp lực, gắn trách nhiệm cụ thể ở từng dự án

  • Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án theo đề xuất của doanh nghiệp; tuyệt đối không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ chưa giải quyết; chủ động khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền

Ban hành nghị định 40/20/NĐ-CP hướng dẫn ban hành luật đầu tư công sửa đổi. Tại đây nhiều quy định về quản lý nguồn vốn, thanh quyết toán và chế tài xử lý đối với các tổ chức, các nhân để chậm giải ngân vốn đầu tư công đã được cụ thể hoá

2.2. kinh nghiệm của 1 số quốc gia trong việc sử dụng chính sách tài khoá để tác động hỗ trợ nền kinh tế

Để ứng phó với các tác động của dịch COVID-19, hầu hết các quốc gia đã sử dụng đồng thời chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm hạn chế sự ảnh hưởng, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

  • Australia

Để giải quyết khủng hoảng do COVID19 gây ra, Chính phủ Australia đã thông qua 03 gói thích kinh tế với tổng số tiền là 194 tỷ AUD, (tương đương 9,7% GDP) cho đến năm tài chính 2023-2024 (IMF, 2020). Phần lớn ngân sách gói hỗ trợ kinh tế được sử dụng cho các năm tài chính 2019-2020 và 2020-2021. Trong đó, Australia sử dụng 6,7% GDP trợ cấp lương cho người lao động, hỗ trợ thu nhập cho hộ gia đình, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (DN), ưu đãi đầu tư cho các khu vực và ngành bị ảnh hưởng bởi Covid19.

Australia cam kết chi gần 5 tỷ AUD (0,3% GDP) để củng cố hệ thống y tế và bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Chính phủ Liên bang Australia và các tiểu bang đồng ý thông qua gói kích thích kinh tế lên tới 11,5 tỷ AUD (0,6% GDP), nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các DN; Hỗ trợ thanh toán hóa đơn các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, hỗ trợ y tế chi phí y tế cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ bằng các hoạt động nhằm tăng tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM); Ngân hàng Trung ương Australia (NHTW) cắt giảm lãi suất tái cấp vốn; mua trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp; hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua việc dành 20 tỷ AUD bảo lãnh cho vay, 15 tỷ AUD repo chứng khoán.

  • Mỹ

Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Trước những tác động của dịch Covid-19, Tổng thống Mỹ đã ký thông qua Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (Đạo luật CARES) dành 2,3 nghìn USD (khoảng 11% GDP) hỗ trợ tổn thất của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Mỹ chi 8,3 tỷ USD theo Đạo luật Đánh giá

trưởng cao trong giai đoạn 2016-2020. Đóng góp vào kết quả này là việc Việt Nam đã thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao đạt 91%, cao nhất trong 10 năm qua. Điều này đã phản ánh nỗ lực to lớn của Chính phủ trong cuộc chiến “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”.

Diễn biến nền kinh tế Việt Nam trong nhóm ASEAN 6 có gì mới? – Nguồn: Lao Động Ba là, kiểm soát tốt giá cả, nhất là giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu (lương thực, thực phẩm, điện…) qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; cho thấy công tác điều hành chính sách tài khoá và các biện pháp quản lý giá đã được triển khai rất linh hoạt, đồng bộ, đóng góp tích cực vào việc giảm áp lực lên lạm phát nhưng vẫn hỗ trợ được kinh tế hồi phục tăng trưởng nhanh.

Bốn là, niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với việc chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động, quyết liệt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ chưa bao giờ được tăng cường mạnh mẽ như thời gian qua. Nhiều tổ chức, giới truyền thông quốc tế đều đánh giá cao thành công và kinh nghiệm điều hành của Việt Nam trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả của đại dịch và thiên tai; trong đó không thể không kể đến công tác điều phối chính sách tài khoá – chính sách tiền tệ. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, củng cố sức mạnh tài chính quốc gia. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau khi giảm vào tháng 1, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI trong tháng 2, cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào tháng 2.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Nguồn: WB Những kết quả tích cực trên cho thấy, các giải pháp điều hành chính sách tài khoá thời gian qua là đúng hướng, có hiệu quả, tác dụng thiết thực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, đóng góp vào thành công chung trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội mà Đảng và Quốc hội đã đề ra, tạo nền tảng tiếp tục thực hiện các mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới.

2.3. Thành tựu của chính sách tài khoá khi áp dụng vào doanh nghiệp

Trong số những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong thực tế, không thể không nhắc tới chính sách giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đến hết 2020, được ban hành theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Với ưu đãi này, người mua tiết kiệm được từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng khi mua xe, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm ô tô, giúp các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ô tô tăng trưởng.

  • Ông Đỗ Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã chứng khoán HAX) đơn vị phân phối Mercedes- Benz số 1 Việt Nam cho biết, ngay từ cuối tháng 6/2020 khi Nghị định 70 có hiệu lực, lãnh đạo Haxaco đã nhìn thấy cơ hội tăng trưởng của mình. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2020, Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 66 tỷ đồng. Nhưng hết năm, ông Dũng ước tính, Haxaco có thể đạt lợi nhuận 110 – 120 tỷ đồng, cao gần gấp đôi chỉ tiêu đề ra.

Trong các lý do DN không nhận được các hỗ trợ thì có tới 54,6% DN cho rằng các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện để nhận được hỗ trợ. Có gần 26% DN không biết đến các chính sách hỗ trợ và có gần 15% DN cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên các DN không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của DN chưa được như kỳ vọng. Đến tháng 10/2020, số tiền hỗ trợ từ chính sách giãn, giảm thuế, tiền thuê đất chưa đến 100 tỷ đồng; trong đó, chủ yếu phát sinh ở chính sách giãn nộp như tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với ôtô trong nước chiếm 76 tỷ đồng; còn chính sách miễn, giảm các loại thuế phí chỉ dừng ở mức 10 tỷ đồng.

Gói hỗ trợ do Covid: “Ngặt nghèo quá nên thà không được hưởng còn hơn”? – Nguồn VnEconomic Môt số chính sách còn chưa phù hợp với từng loại hình doanh nghiệ p. Ví dụ ̣ như ngành du lịch: Dù Chính phủ đã có nghị quyết giảm 30% thuế thu nhâp cho doanḥ nghiệp từ ngày 19-6-2020 nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, phần lớn doanh

nghiệp nhỏ và vừa không thể có doanh thu cũng như phát sinh lãi nên giảm thuế thu nhâp doanh nghiệp hầu như không có tác dụng đối với doanh nghiệp du lịch. ̣

Việc tiết kiệm vẫn chưa triệt để tại nhiều ngành. Chẳng hạn, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nêu ví dụ, chi thuốc men của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và cả các nước OECD. 79% đầu tư giao thông dành cho đường bộ, chi xây dựng và chi phí giao thông đường bộ vẫn cao hơn trung bình khu vực. Chi bảo dưỡng thấp (10%) trong khi các nước trong khu vực chi 35%, OECD chi 30%. 65% chi cho nông nghiệp là dành cho tưới tiêu, trong khi năng suất nước thấp.

  • Những rủi ro về bền vững tài khóa cần theo dõi đối với nhà nước:

Đảm bảo bền vững tài khóa có ý nghĩa rất quan trọng giúp an toàn vĩ mô của nền kinh tế. Diễn biến những năm gần đây đã cho thấy, nhiều trường hợp bất ổn về kinh tế vĩ mô thường xuất phát từ sự bất ổn về tình hình tài chính công mà nguyên nhân sâu xa là sự mất cân đối trong cán cân ngân sách của Chính phủ trong một thời gian dài, sự chậm trễ trong việc thực hiện củng cố tài khóa, cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế, Thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh hiện nay là những rủi ro vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế, đồng thời làm hạn chế các lựa chọn của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng trũng suy giảm và tiến vào quỹ đạo tăng trưởng mới.

Hơn nữa dư địa tài khóa đang bị thu hẹp, do chi đầu tư tăng cao còn thu ngân sách đang giảm xuống. Nếu tiến trình khôi phục kinh tế toàn cầu diễn ra chậm hơn dự kiến, Chính phủ có thể cần phải cân đối giữa hỗ trợ nền kinh tế thông qua kích thích tổng cầu với nhu cầu đảm bảo bền vững tài khóa trong trung vài dài hạn. Áp dụng chính sách tài khóa khắc khổ quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ khôi phục kinh tế, vì vậy các cấp có thẩm quyền cần cân nhắc các phương án về thời gian để đảm bảo các mục tiêu bền vững tài khóa/nợ. Trên phương diện chính sách, trước mắt cần phải nâng cao hiệu suất chi tiêu và đảm bảo chi tiêu đúng mục đích và đối tượng, đồng thời cải thiện về quản lý nợ. Trong trung hạn, cải thiện về thu thuế có vai trò quan trọng để nâng cao dư địa tài khóa.

Việc triển khai thực hiện hàng loạt các giải pháp miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí do dịch Covid-19 và ảnh hưởng của dự toán lập cao, Bộ Tài chính dự kiến

  • Do đó, đề xuất xem xét hỗ trợ giảm 50% tiền thuê đất của các cơ sở lưu trú trong hai năm 2021-2022. Hỗ trợ áp dụng mức giá điên theo đơn giá điệ n sản xuất cho ̣ các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch trong năm 2021. Xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021.

Đối với chính sách tài khóa ngắn hạn, Chính phủ cần cho phép hạch toán đầy đủ chi phí lương. Theo đó, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hạch toán đầy đủ chi phí liên quan tiền lương, tiền công và các khoản có liên quan tiền lương, tiền công phát sinh trong năm 2020. Điều kiện để hưởng chính sách này là các doanh nghiệp không được sa thải người lao động và không được giảm lương người lao động trong năm 2020 cho đến hết năm 2021.

Đối với chính sách tài khóa dài hạn, cho phép doanh nghiêp chuyển lỗ về năm ̣ trước: Việc doanh nghiệp hạch toán đầy đủ chi phí liên quan đến tiền lương, tiền công và các khoản có liên quan đến tiền lương, tiền công trong bối cảnh không có doanh thu sẽ tạo ra một khoản lỗ đối với doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được chuyển lỗ về sau không quá 5 năm. Chuyển lỗ về trước bằng cách hạch toán lỗ kinh doanh ròng phát sinh trong năm tài chính 2020 vào thu nhập tính thuế được báo cáo trong những năm trước, dẫn đến khoản hoàn thuế (tạo dòng tiền vào). Chuyển lỗ về sau sẽ dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (ngăn dòng tiền ra).

Điều chỉnh kỷ luật tài khóa tổng thể: Thực thi các gói tài khóa kích thích tiêu dùng và đầu tư chắc chắn sẽ gia tăng mức thâm hụt ngân sách. Do đó, cần điều chỉnh kỷ luật tài khóa tổng thể theo hướng mở rộng khoảng trống tài khóa để tạo khung thể chế thực thi chính sách tài khóa mở rộng.

Cần có phương án cắt giảm chi tiêu hiệu quả và tìm nguồn thu bền vững hơn trong bối cảnh thuế trực thu đang chiếm tỷ trọng ngày càng thấp; đẩy nhanh tiến độ dự án Thuế tài sản, đưa vào chương trình làm Luật của Quốc hội trong nhiệm kỳ 2021- 2026. Cần có những thay đổi trong tỷ lệ, số lượng thu nhập hoạc đối tượng phải nộp thuế liên quan đến từng khung để tính thuế suất thuế thu nhập cá nhân, thay vì chỉ đề cập đến thu nhập tối thiểu không phải nộp thuế hay nâng mức giảm trừ gia cảnh. Rà soát lại chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI.

KẾT LUẬN

Như vậy, trước tác động của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều thực hiện đồng thời nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, hạn chế tổn thất cho nền kinh tế và hỗ trợ các người lao động, doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Đại dịch COVID-19 đòi hỏi Chính phủ phải có các chính sách sáng tạo, thậm chí khác biệt với các chính sách đã từng áp dụng trong quá khứ khi các đại dịch khác hoành hành để đạt được mục tiêu đó là tạo tấm đệm cho việc hồi phục kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiêp phát triển, giảm thiểu rủi ro. Và Việ t Nam đã có những chính sách tài ̣ khóa hỗ trợ hiêu quả, nhanh chóng, tác độ ng tích cực: thực hiện miễn, giảm thuế,…̣

Mỗi lựa chọn chính sách đều có ưu và nhược điểm nhất định và cũng sẽ không có câu trả lời đơn giản cho các lựa chọn này. Tuy nhiên, sử dụng nhiều phương cách để hồi phục kinh tế và chấp nhận rủi ro đi kèm đã được tính đến có lẽ là chính sách tốt nhất hiện nay. Bởi vây, nhà nước cần xem xét, cải thiệ n thêm về chính sách tài khóa đệ̉ giúp các doanh nghiêp vực dậ y, phát triển trở lại trong thời dịch COVID-19 đầy khó ̣ khăn, từ đó giúp nền kinh tế được phục hồi, phát triển.

This post was last modified on 17/01/2024 13:52

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/10/2024 theo tuổi: Xin số ông ĐỊA, ăn ngay lộc VÀNG

Con số may mắn hôm nay 3/10/2024 theo tuổi: Xin số ông DIAH, nhận ngay…

12 giờ ago

Tử vi thứ 5 ngày 3/10/2024 của 12 con giáp: Tý nóng nảy, Sửu sáng suốt

Tử vi thứ Năm ngày 3/10/2024 của 12 con giáp: Tý nóng nảy, Sửu khôn…

12 giờ ago

4 con giáp bị tiểu nhân nhòm ngó, tháng 10/2024 khó khăn trăm bề

4 con giáp bị kẻ xấu để mắt tới, tháng 10/2024 sẽ vô cùng khó…

16 giờ ago

Con giáp thành danh nhờ vào bản lĩnh chứ không phải vì đã "ngồi" sẵn trên đống vàng

Con giáp nổi tiếng nhờ sự dũng cảm chứ không phải vì đã "ngồi" trên…

16 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Sửu theo giờ sinh: Bạn có phải là người may mắn trời sinh?

Vận mệnh người tuổi Sửu theo giờ sinh: Bạn có phải là người may mắn?

20 giờ ago

Top 3 con giáp vận đỏ giữa tuần (2-4/10) làm gì cũng nhiều lộc

Top 3 con giáp đỏ vào giữa tuần (2-4/10) sẽ gặp nhiều may mắn trong…

21 giờ ago