Khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng nhà nước, tín dụng tự phát hay còn gọi là hoạt động cho vay lãi nặng càng có điều kiện phát triển tràn lan với hình thức đa dạng, tinh vi.
Những cá nhân và tổ chức cho vay lãi nặng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết cũng như sự túng quẫn, cấp thiết của bên vay để đưa ra mức lãi suất cao quá quy định.
Bạn đang xem: Thế Nào Là Cho Vay Nặng Lãi? Xử Phạt Như Thế Nào?
Hậu quả không chỉ tạo ra nỗi ám ảnh cho những ai chẳng may vướng vào, mà còn là nguyên nhân phát sinh những bất an, tệ nạn cho xã hội. Hành vi cho vay lãi nặng là vi phạm quy định của pháp luật về giới hạn lãi suất cho vay, sẽ phải chịu sự xử phạt của pháp luật.
Cho vay lãi nặng là gì? Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự định nghĩa:
Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, lãi suất tối đa được quy định tại Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là không được vượt quá mức lãi suất cho phép là 20%/ năm, tức 1.66% / tháng. Trong trường hợp cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần mức này trở lên thì được gọi là cho vay nặng lãi.
Theo quy định về lãi suất tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 khi phát sinh quan hệ vay mượn thì:
Căn cứ vào những quy định trên, các bên khi vay mượn với nhau sẽ tự thỏa thuận về mức lãi suất phải trả, nhưng tối đa không được quá 20% một năm hay 1,666% một tháng.
Và đúng như cách gọi, nếu như bên cho vay lấy lãi suất cao quá 5 lần mức lãi suất tối đa mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thì đây là hành vi cho vay lãi nặng.
Nếu cho vay bằng tài sản khác ngoài tiền thì khi giải quyết sẽ quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay.
Xem thêm : [Toplist] 15 loại giày nam đang được ưa chuộng nhất hiện nay
Vay lãi nặng để lại những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội. Có thể thấy những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sau:
Đầu tiên, do xuất pháp từ nhu cầu cấp bách, người vay dù biết việc vay có lãi suất cao nhưng vẫn vay. Vì tâm lý này nên về mặt pháp lý, trong thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay không được thực hiện đúng quy định.
Lãi suất chỉ thỏa thuận miệng nên khi có tranh chấp rất khó có cơ sở để giải quyết. Tất cả giấy tờ giao kèo, hợp đồng vay mượn đều có lợi bên cho vay nên khi có khởi kiện thì pháp luật cũng không thể bảo vệ được quyền lợi của người vay.
Hầu hết các trường hợp vay lãi vay đều rất cao. Với số tiền vay lớn, lãi suất cao, người vay không thể trả nổi. Bằng nhiều thủ đoạn, người cho vay sẽ buộc người vay bán nhà, đất lấy tiền trả nợ hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất để thế chấp khiến nhiều người lâm vào hoàn cảnh khốn khó, gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân và gia đình người vay.
Các băng nhóm đòi nợ với những kiểu đòi nợ bằng bạo lực hay uy hiếp người vay sẽ gây hoang mang, bất ổn, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Các hành vi tự ý bắt giữ, đánh đập đe dọa người vay, xâm phạm chỗ ở, hủy hoại tài sản người vay khi không trả nợ là những hành vi phạm pháp. Các hoạt động bạo lực như uy hiếp, sử dụng vũ lực, cưỡng đoạt, chiếm đoạt tài sản của người đi vay hay người thân trong gia đình người vay.
Bản chất của vay lãi nặng không phải là nguyên nhân bắt đầu, nhưng lại là nguyên nhân kéo theo, phát sinh và làm gia tăng nguy cơ không kiểm soát của các tệ nạn xã hội.
Khi người vay không có khả năng thanh toán thì bên cho vay buộc người vay phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để cấn trừ, giá cả chuyển nhượng đương nhiên sẽ thấp hơn nhiều so với giá thực tế.
Giống như bên vay, bên cho vay lãi cao cũng có nhiều rủi ro về tài chính. Trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ thì các tổ chức, cá nhân cho vay cũng sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình thu hồi nợ do hình thức tín dụng này không được nhà nước công nhận. Và khi xảy ra tranh chấp thì việc đưa sự việc ra nhờ pháp luật can thiệp là điều không thể. Ảnh hưởng đến tài chính không thể thu hồi.
Hành vi cho vay vượt mức lãi quy định cho phép là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu sự chế tài của pháp luật. Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được xử lý theo các khung sau:
Xem thêm : Thuốc tránh thai hằng ngày cho con bú Avalo hộp 28 viên
Chi tiết hơn, Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP 2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ Luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tại Điều 7 cũng quy định truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể:
Trường hợp cá nhân và tổ chức cho vay lãi nặng không thuộc một trong các yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu ở trên thì sẽ không thể xử lý về tội cho vay nặng lãi mà chỉ có thể bị xử lý hành chính về hành vi cho vay nặng lãi. Và căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
Như vậy, nếu một đối tượng thực hiện hành vi cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất luật định và thu lợi từ việc cho vay đó thì tùy theo mức độ vi phạm và lần vi phạm mà người cho vay sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị kết tội cho vay nặng lãi nếu đủ yếu tố cấu thành của tội này.
Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về trách trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay nặng lãi khi:
Cho vay nặng lãi là tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, do đó đối tượng cho vay sẽ có thể bị xử lý hình sự tùy vào số tiền thu lợi bất chính hoặc hành vi vi phạm.
Khi các đối tượng thực hiện hành vi cho vay, tùy theo mức độ vi phạm và số lần vi phạm mà người cho vay sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị kết tội cho vay nặng lãi nếu đủ yếu tố cấu thành của tội này.
Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức xử phạt tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo các mức độ vi phạm, khoản thu có được từ hành vi cho vay lãi.
Tuy nhiên, trong giao dịch dân sự chủ thể phạm tội là người cho vay, không phải là người đi vay. Đồng nghĩa là theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người đi vay nặng lãi sẽ không bị xử phạt tù.
Thực tế cho thấy các đối tượng cho vay nặng lãi thường có hành động hung hãn, ngang tàng, coi thường pháp luật trong việc xử lý khi người vay chậm trả nợ và lãi vay. Để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, khi rơi vào tình huống bị đòi nợ, bên đi vay nên thực hiện một số việc cần thiết sau:
Pháp luật sẽ xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Ngăn chặn, hạn chế tội phạm liên quan đến vay lãi cao không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của chính mỗi người dân. Cùng tìm hiểu sâu hơn ở những bài viết tiếp theo.
Đừng quên theo dõi và cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác trên trang web của chúng tôi. Khi cần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn: info@letranlaw.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/02/2024 11:00
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024