Lý thuyết KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
A. Lý thuyết KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bạn đang xem: Lý thuyết KTPL 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Các chủ thể của nền kinh tế
1. Chủ thể sản xuất.
– Chủ thể sản xuất là những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
– Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Họ không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để đạt hiệu quả. Chủ thể sản xuất còn phài có trách nhiệm đối với con người – cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc
2. Chủ thể tiêu dùng
– Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,…
– Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
Người dân tiêu dùng sản phẩm
3. Chủ thể trung gian
– Các chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (như: các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá, nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,…).
– Họ có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua – bán, sản xuất – tiêu dùng,… giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.
4. Chủ thể nhà nước
– Là chủ thể trong nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước có vai trò quản lí nền kinh tế thống qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế:
+ Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị – xã hội cho sự phát triền kinh tế.
+ Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,…; khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,…
+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước ban hành các bộ luật liên quan đến các vấn đề kinh tế
B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Câu 1. Các chủ thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế mình tham gia mà còn đóng góp như thế nào đến nền kinh tế – xã hội của đất nước?
Xem thêm : Ngực là vòng mấy? Cách đo và bảng size áo lót chuẩn
A. Tạo sự ổn định, phát triển bền vững.
B. Kìm hãm sự phát triển.
C. Khai thác mọi nguồn lực.
D. Vừa kìm hãm vừa thúc đẩy phát triển.
Câu 2. Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là
A. chủ thể tiêu dùng.
B. chủ thể sản xuất.
C. chủ thể trung gian.
D. Nhà nước.
Câu 3. Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà
A. đầu tư.
B. sản xuất.
C. kinh doanh.
D. tiêu dùng.
Câu 4. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất và
A. kinh doanh.
B. phân phối.
C. tiêu dùng.
D. sử dụng.
Câu 5. Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là
A. chủ thể của nền kinh tế.
B. người kinh doanh.
C. chủ thể sản xuất.
D. người tiêu dùng.
Câu 6. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 7. Phương án nào sau đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Phân phối hàng hóa sao cho phù hợp để thu lợi nhuận cao.
B. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
C. Mang hàng hóa đến với người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.
D. Thu gom các nguyên vật liệu để sản xuất ra nhiều hàng hóa.
Câu 8. Mục đích cuối cùng mà chủ thể sản xuất hướng đến là
A. vốn.
B. lợi nhuận.
C. uy tín.
D. thị trường.
Câu 9. Đối tượng nào sau đây được coi là chủ thể sản xuất?
A. Công nhân đóng hàng.
B. Người phụ nữ đi chợ.
C. Chú bé đang chơi đùa.
D. Mẹ đang nấu cơm tối.
Câu 10. Người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất được gọi là
A. chủ thể phân phối.
B. chủ thể sản xuất.
C. chủ thể kinh doanh.
D. chủ thể kinh tế.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 12:11
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…