Chủ tịch nước là cá nhân giữ vai trò quan trọng, đảm bảo đối nội và đối ngoại về các vấn đề kinh tế-chính trị – xã hội. Vậy Chủ tịch nước là ai? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Bạn đang xem: Chủ tịch nước là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như thế nào?
Theo điều 86, chương 6 của Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Điều 87 nêu, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra.
Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976. Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch nước thường là một ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thứ 9 là ông Nguyễn Phú Trọng, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
Chủ tịch nước tiếng Anh là President.
Chủ tịch nước là người đứng đầu của nhà nước, là người thay mặt nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định những vấn đề trong và ngoài nước. Đồng thời chủ tịch nước là người được Quốc hội bầu chọn, ngoài ra chủ tịch nước còn có trách nhiệm phải báo cáo các công tác lên trước Quốc hội.
Bên cạnh đó, nhiệm kỳ của một người chủ tịch nước được tính theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi hết nhiệm kỳ của Quốc hội thì chủ tịch nước vẫn làm việc cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra được chủ tịch nước mới.
Theo Điều 88, quyền chủ tịch nước bao gồm những quyền cụ thể như sau:
Xem thêm : Vai trò của chất đạm đối với cơ thể người
Quyền chủ tịch nước
Theo điều 88 và điều 90 chủ tịch nước có những quyền cơ bản cụ thể như sau:
*) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và UBTVQH:
– Quốc hội xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước; quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
– UBTVQH đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước.
– Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước.
– Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu raChủ tịch nước. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp.
– Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội họp kín; có quyền yêu cầu Quốc hội họp bất thường. Chủ tịch nước có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước UBTVQH.
– Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn công bố Hiến pháp; công bố luật, pháp lệnh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh. Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
– Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của UBTVQH.
*) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ:
Xem thêm : 3 thời điểm ''vàng'' uống nước mật ong tốt cho sức khỏe
– Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
– Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
– Chính phủ báo cáo công tác trước Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Chủ tịch nước.
– Chính phủ tổ chức thi hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước.
*) Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với TAND tối cao, VKSND tối cao:
– Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TAND tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án TAND tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên VKSND tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá.
– Chánh án TAND tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.
– Viện trưởng VKSND tối cao trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.
– Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của Chánh án và Viện trưởng về những trường hợp người bị kết án tử hình xin ân giảm.
Thông qua các mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các thiết chế quyền lực nhà nước, Chủ tịch nước không chỉ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn Hiến định của mình mà còn tác động đến việc thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quyền lực khác của Nhà nước. Bên cạnh đó, với vị trí đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước thực hiện chức năng thay mặt Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, đại diện cho quốc gia, dân tộc trong các quan hệ với các chủ thể bên trong và bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Khi đó, Chủ tịch nước trở thành một trong những biểu tượng của quốc gia, dân tộc; biểu tượng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cho sự thống nhất quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quan hệ đối nội, đối ngoại của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với nhân dân trong nước, với các quốc gia, dân tộc và nhân dân trên toàn thế giới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/01/2024 04:07
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may