Nội dung, nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa rất rộng và phức tạp, do đó những chức năng của nhà nước cũng rất phong phú và đa dạng. Chức năng nhà nước là một khái nhiệm quản lý, trong đó nội dung, mục đích của quản lý nhà nước được biểu hiện một cách cụ thể. Vì vậy có thể nói, các chức năng của nhà nước là những “con kênh” thông qua đó hoạt động quản lý của nhà nước được thực hiện. Mặc dù mỗi chức năng nhà nước đều có đối tượng tác động riêng, nhưng các chức năng đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không thể tách rời nhau.
Bạn đang xem: Các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tất cả các chức năng nhà nước hợp thành một hệ thống thống nhất thể hiện bản chất và những nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa … Để thực hiện các chức năng đó, một hệ thống các cơ quan nhà nước tương ứng được thành lập. Vì các chức năng nhà nước thống nhất với nhau, cho nên các cơ quan nhà nước trong khi thực hiện các chức năng đó cũng có sự quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, tạo thành hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất và đồng bộ.
Các chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những mặt hoạt động được đặt ra xuất phát từ những yêu cầu khách quan, gắn liền với sự tác động và phát triển của nhà nước.
Cần phân biệt chức năng với nhiệm vụ của nhà nước. Chức năng và nhiệm vụ là hai khái niệm gán nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Nhiệm vụ là những vấn đề đặt ra mà nhà nước cần phải giải quyết. Có nhiệm vụ trước mắt, cụ thể và cấp bách cũng có nhiệm vụ chiến ‘lược, lâu dài. Còn chức năng như trên đã nói, là phương diện hoạt động rộng lớn có tính chất định hướng lâu dài phù hợp với các quy luật phát triển khách quan của nhà nước. Để thực hiện một chức năng của nhà nước có thể có nhiều loại nhiệm vụ được đặt ra trong mỗi giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể. Nhưng nhiệm vụ chiến lược thì ngược lại, bao giờ cũng có liên quan đến tất cả các chức năng của nhà nước.
Ví dụ: Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã xác định hai nhiệm vụ chiến lược ở nước ta là “xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đó là những nhiệm vụ bao trùm và được cụ thể hóa thành nội dung các chức năng của nhà nước ta.
Cũng cần phân biệt chức năng của nhà nước nói chung với chức năng của các cơ quan nhà nước. Chức năng nhà nước tồn tại một cách khách quan, phản ánh bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là những mặt hoạt động rộng lớn có tính chất định hướng lâu dài. Một chức năng chung của nhà nước có thể do nhiều loại cơ quan nhà nước với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể khác nhau thực hiện. Chức năng của các cơ quan nhà nước bao giờ cũng phụ thuộc vào chức năng của nhà nước nói chung. Việc thực hiện chức năng của các cơ quan nhà nước suy cho cùng là nhằm để thực hiện chức năng của nhà nước nói chung.
Về nguyên tắc, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có những chức năng giống nhau. Nhưng do mỗi nước có những đặc điểm và hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau cho nên trong mỗi nước các chức năng của nhà nước cũng có những đặc điểm khác nhau về mức độ, phạm vi, tầm quan trọng và phương pháp tổ chức thực hiện.
Trong quá trình phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc vào tình hình thực tiễn của cách mạng mỗi nước, các chức năng của nhà nước sẽ có những thay đổi nhất định và có thể xuất hiện những chức năng mới.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Thứ nhất, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế.
Đây là chức năng cơ bản đặc thù của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước không những là tổ chức của quyền lực chính trị, mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu; trực tiếp tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước. Việc tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, nhằm cải tạo và xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (và quan hệ sản xuất bóc lột nói chung) được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột người lao động, để xác lập củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu của người lao động.
Tổ chức và quản lý kinh tế là chức năng có tầm quan trọng đặc biệt, nhưng rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn các vấn đề có tính quy luật của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Đồng thời phải có những chính sách, phương pháp và biện pháp tác động phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nội dung của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa rất rộng, bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cần giải quyết, trong đó công tác kế hoạch hóa, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý kinh tế là những vấn đề then chốt.
Tổ chức và quản lý kình tế là chức năng cơ bản của bất kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa nào. Nhưng do đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước không giống nhau, vì vậy việc thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế trong mỗi nước cũng có những đặc điểm riêng. Ở Việt Nam trong hơn năm mươi năm qua việc thực hiện chức năng này đã được quan tâm đáng kể và đã thu được nhiều kết quả.
Sau ngày miền Nam giải phóng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề tổ chức và quản lý kinh tế của nước ta đã trở thành vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và luôn luôn mang tính thời sự nóng bỏng. Kết quả thực hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước tác động một cách trực tiếp tới tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Trên cơ sở phân tích tình hình cụ thể của nước ta trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, tổng kết việc tổ chức và quản lý kinh tế trong thời gian qua, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tả là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”. Tư tưởng chỉ đạo đó thể hiện trong các chính sách và biện pháp lớn chỉ đạo nội dung của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước ta đó là:
– Phải sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định.
– Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. .Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ cộng hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa làm cho nó thực sự mang bản chất xã hội chủ nghĩa, phù hợp với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất.
– Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng bảo đảm tính kế hoạch trong quản lý kinh tế quốc dân, sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ; Sử đụng kết hợp nhiều phương pháp quản lý trong đó các phương pháp kinh tế là chủ yếu để tạo ra một cơ chế mới về quản lý kính tế “cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”.
– Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước …
– Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đại hội Đảng lần thứ VII đã thông qua “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000” trong đó đã cụ thể hóa tư tưởng và những phương hướng nói trên, nhấn mạnh phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng: “Tiếp tục xóa bỏ cơ chế tập trung quan liên bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Thiết lập trật tự, kỷ cương theo cơ chế mới vừa là nội dung vừa là điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Việc thiết lập trật tự, kỷ cương của cơ chế đó bao gồm những vấn đề lớn là:
– Phải hình thành một thị trường hoàn chỉnh bao gồm cả sức lao động, vốn và tiền tệ… thông suốt trong cả nước và với thị trường thế giới; giá cả, tỷ giá hối đoái, lãi xuất tín dụng hình thành theo cơ chế thị trường; tạo môi trường và điều kiện cho sự cạnh tranh hợp pháp và sự hợp tác, liên doanh, tự nguyện, bình đẳng giữa các đơn vị trực thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và vốn nước ngoài; cả nước chấp hành luật kinh doanh thống nhất; nâng cao khả năng tiếp thị (marketing) của các doanh nghiệp. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô tập trung thực hiện các vấn đề: Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế xã hội, duy trì trật tự pháp luật, xây dựng cơ sở hạ tầng … Dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển; hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia.
– Đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu của nhà nước bao gồm: Đổi mới việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội theo cơ chế thị trường; tăng cường kế hoạch hóa vĩ mô, chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kế hoạch hóa định hướng; xây dựng hệ thống kế toán, thống kê và thông tin kinh tế đáp ứng nhu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và từng bước hiện đại hóa; đổi mới căn bản hệ thống tài chính – tiền tệ.
– Thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh, bảo đảm cho xí nghiệp thực hiện đẩy đủ các quyền; chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh; Tự chủ về tài chính; tuyển chọn, sắp xếp lao động, trả lương và cho thôi việc theo luật lao động; giao dịch với khách hành trong và ngoài nước; lựa chọn các hình thức liên kết, liên doanh…
Đồng thời với việc đổi mới cơ chế quản lý cần thực hiện các chính sách và giải pháp về vốn, về dân số và việc làm, về thu nhập, bảo hiểm xã hội…
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện đường lối đổi mới đã khẳng định một số nhận thức mới về cơ chế quản lý mới, đồng thời chỉ rõ: “Từ nay đến năm 2000, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu xóa bỏ cơ chế tập trong quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Theo đó, trong thời gian tới nhà nước ta phải
– Tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế;
– Tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa. Đổi mới chính sách tài chính tiền tệ giá cả;
– Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước.
Thứ hai, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật đô và âm mưu phản cách mạng khác:
Xem thêm : Hướng dẫn tùy chỉnh tỉ lệ và kích thước slide PowerPoint
Đây là một chức năng hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn đầu sau khi cách mạng thành công. Mặc dù sau cách mạng các giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng do bản chất phản động và trên thực tế giai cấp bóc lột đã bị lật đổ vẫn còn giữ được trong một thời gian nhất định một số ưu thế như điều kiện sinh hoạt giàu có, học vấn, kính nghiệm quản lý và nghệ thuật quân sự. Vì vậy chúng luôn tìm mọi cách để “phản kháng lại một cách lâu dài, dai dẳng và liều mạng”.
V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng, bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là một thời kỳ lịch sử lâu dài trong đó cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra gay gắt. Chừng nào mà thời kỳ đó chưa chấm dứt thì bọn bóc lột vẫn còn nuôi hy vọng phục hồi địa vị thống trị của mình và những hy vọng này sẽ biến thành mưu đồ phục hồi. Giai cấp bóc lột có thể sẵn sàng “lao mình vào cuộc chiến với một nghị lực tăng gấp mười lần, với một sự cuồng nhiệt và lòng hận thù tăng gấp tỷ lần để chiếm lại cái thiên đường đã mất”.
Mặt khác các thế lực đế quốc và phản động quốc tế luôn tìm mọi cách để tấn công và làm suy yếu chủ nghĩa xã hội, nuôi dưỡng và khuyến khích bọn phản cách mạng tiến hành các âm mưu phá hoại và bạo loạn gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thực hiện tốt chức năng trấn áp mọi sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và mọi âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng để giữ vững chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện chức năng này phải được tiến hành một cách kiên quyết, không khoan nhượng, mơ hồ.
Để thực hiện chức năng này nhà nước xã hội chủ nghĩa phải không ngừng tăng cường sức mạnh về mọi mặt, phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Nước ta, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay, đã là một thực tiễn sinh động để chứng minh nguyên lý nói trên. Các giai cấp bóc lột đã bị lật đổ vẫn có sự phản kháng quyết liệt và dai dẳng.
Bọn phản động được sự giúp đỡ của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đã không từ bỏ một thủ đoạn nào để phá hoại, mong muốn làm suy yếu chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước và nhân dân ta đã kịp thời đập tan mọi âm mưu phá hoại và mọi sự phản kháng của bọn phản cách mạng giữ vững chính quyền, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, vai trò làm chủ tập thể của nhân dân lao động ngày càng được phát huy.
Tuy vậy, cho đến nay chúng vẫn chưa từ bỏ mọi mưu đồ đen tối và phản động của chúng. Vì vậy, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã nhấn mạnh: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của toàn dân và của Nhà nước. Không ngừng nâng cao giác ngộ và cảnh giác chính trị của nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới”.
Thực hiện tết chức năng trấn áp sẽ tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho việc thực hiện các chức năng khác của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, kết quả thực hiện các chức năng khác sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện chức năng trấn áp.
Thứ ba, chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân, chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoả học và công nghệ là một trong những chức năng quan trọng, thể hiện vai trò và trách nhiệm của nhà nước trên ba lĩnh vực nhằm:
Nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Bồi dưỡng nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Khuyến khích sự phát triển của khoa học, công nghệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học, kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, phần lớn các cơ sở văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật đều là sở hữu toàn dân. Vì vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa không những đề ra và cần phải tổ chức thực hiện chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục và khoa học, mà còn có đủ điều kiện để thực hiện tốt chức năng đó.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.
Thứ tư, chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ có nội dung rất rộng với những nhiệm vụ hết sức phong phú và phức tạp, thể hiện trên các mặt với những vấn đề cơ bản, như:
Về văn hóa: Nhiệm vụ trung tâm đặt ra là xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, con người mới, thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà nước và xã hội; đấu tranh chống những tư tưởng, văn hóa lạc hậu và thù địch. Để thực hiện tết nhiệm vụ đó, phải tiến hành cuộc cách mạng về văn hóa. Cuộc cách mạng văn hóa tiến hành trong mỗi nước cũng có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của nước đó. Ơ nước ta cách mạng về tư tưởng văn hóa được xác định là một trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời và có quan hệ mật thiết với nhau đó là: Cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa.
Để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng văn hóa cần phải giải quyết tết những vấn đề cơ bản sau đây:
– Chọn lọc, giữ gìn và nâng cao tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và từng dân tộc, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa, khoa học của nhân loại để xây dựng nền văn hóa hiện đại mang bản sắc Việt Nam.
– Dùng nhiều hình thức và phương tiện, trong đó chú trọng sử dụng và phát huy vai trò của pháp luật để giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng của nhân dân, trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn và thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân; ngăn chặn các văn hóa phẩm và hoạt động văn hóa nghệ thuật độc hại. Hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng đạo đức bảo vệ nhân phẩm con người, chống những tư tưởng lạc hậu, lối sống thấp hèn, suy đồi đạo đức.
– Khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn hóa, vun đắp tài năng. Giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử. Nhà nước cần có những đầu tư thỏa đáng và có cơ chế quản lý bằng pháp luật, các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, cần tránh khuynh hướng hành chính hóa các đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật, cũng như thương mại hóa đơn thuần trong lĩnh vực này. Tăng cường, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin đại chúng để thỏa mãn nhu cầu về thông tin và nâng cao sự hiểu biết của nhân dân.
Về giáo dục và đào tạo:
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước phải có chính sách phù hợp về giáo dục và đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài; phải xây dựng được đội ngũ trí thức mạnh, những nhà kinh doanh, người quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề cho trước mắt và lâu dài.
Đại hội Đảng lần thứ VIII trên cơ sở đánh giá về công tác giáo dục và đạo tạo những năm qua, căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, dự báo sự phát triển tiếp theo đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Đồng thời Đại hội cũng đã xác định những nội dung cơ bản mà Nhà nước cần tiến hành trong những năm tới là: Coi trọng cả ba mặt: Mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo.
Về khoa học và công nghệ:
Khoa học và công nghệ đóng vai trò then chết trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. khoa học và công nghệ còn là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới trình độ tiên tiến của thế giới. Vì vậy, nhà nước cần đặc biệt quan tâm, có chính sách đúng đắn và quản lý có hiệu quả bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ.
Tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định rõ vai trò của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đồng thời đề ra những phương hướng và biện pháp lớn để thúc đẩy sự phát triển của khoa học trong những năm tới, cụ thể là:
Khoa học xã hội phải góp phần xứng đáng trong việc đổi mới tư duy, xây dựng luận cứ khoa học cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xây dựng lập trường, quan điểm, ý thức và nhân cách đúng đắn, khắc phục những tư tưởng sai lầm. Phải nhanh chóng khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; phát triển nhanh các ngành kinh tế học, xã hội học, luật học.
Đặc biệt là khoa học quản lý nhà nước và quản lý kinh tế. Nhiệm vụ chủ yếu của khoa học xã hội trong những năm tới là nghiên cứu vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết MÁC-LÊNIN, tư tưởng HỒ CHÍ MINH, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nước ta và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của khoa học thế giới để triển khai thực hiện thắng lợi những phương hướng mới do đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra.
Đối với khoa học tự nhiên và công nghệ cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên và công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng – an ninh. Nắm bắt các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những công nghệ mới trong chế tạo máy để có thể đi nhanh vào hiện đại ơ những khâu quyết định.
Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp đúng đắn để xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo cán bộ khoa học, trong đó phải chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu đàn. Kiện toàn hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ, sắp xếp và bố trí cán bộ khoa học và công nghệ một cách hợp lý theo hướng gắn khoa học và công nghệ với giáo dục đào tạo, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn.
Để phát triển khoa học và công nghệ, nhà nước cũng phải tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật; xây dựng và thực hiện tết hệ thống chính sách và cơ chế đồng bộ cho phát triển khoa học và công nghệ, trong đó cần chú trọng tới chính sách ưu đãi nhân tài, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo lập thị trường cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ…
Thứ năm, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân.
Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mục đích của chức năng này là nhằm bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, thiết lập, củng cố và điều chỉnh hệ thống các quan hệ xã hội bảo đảm sự phát triển đúng hướng, phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.
Xem thêm : Tổng hợp những cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng nhất
Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì vậy, việc bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không những chỉ đề ra pháp luật quy định quyền và lợi ích của công dân, mà còn tạo những điều kiện và có những biện pháp để bảo đảm cho các quyền lợi đó được thực hiện. Muốn thực hiện tết chức năng này nhà nước cần phải có những biện pháp đồng bộ về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời phải giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ được củng cố cùng với sự phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa và liên quan chặt chẽ tới quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, bởi vì “tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên thực tế là một thể thống nhất”.
Các chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa có liên quan mật thiết với các chức năng đối ngoại. Các chức năng này có thể có những thay đổi nhất định về nội dung và trong mỗi thời kỳ nhất định có thể xuất hiện những chức năng mới. Vì vậy, khi nghiên cứu chức năng của nhà nước cần gắn nó với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước và tình hình quốc tế trong tiếng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn hợp đồng (Luật sư hợp đồng) của Công ty Luật TNHH Everest.
Thứ nhất, chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là vấn đề có tính quy luật trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm ví toàn thế giới. Điều đó xuất phát từ sự còn tồn tại trong một thời gian dài những lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa đế quốc với bản chất xâm lược và phản động, luôn ngoan cố bám giữ những mục tiêu của chúng. Chúng không từ một âm mưu và thủ đoạn nào từ khiêu khích, phá hoại đến bao vây lật đổ và tiến hành chiến tranh xâm lược, để phản kích các lực lượng cách mạng và hòa bình, chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều phải chú trọng tới chức năng bảo vệ Tổ quốc, coi việc củng cố quốc phòng để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện hòa bình ổn định cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên lâu dài.
Nền quốc phòng trong các nước xã hội chủ nghĩa là nền quốc phòng vì mục đích tự vệ, nhưng đòi hỏi phải có đầy đủ sức mạnh và khả năng tác chiến cao để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại và xâm lược của các thế lực đế quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã lần lượt đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mỹ, giành độc lập tự do cho dân tộc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đã đập tan nhiều âm mưu quân sự và chính trì của bọn phản động trong nước và các thế lực phản động quốc tế, tạo điều kiện hòa bình ổn đình cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tuy vậy, trong thời gian tới nhà nước và nhân dân ta phải tiếp tục nêu cao cảnh giác cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước và xã hội, quyết tâm ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu hành động phá hoại và xâm lược của kẻ thù. Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế trong thời đại ngày nay, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ các tư tưởng chỉ đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong tình hình mới:
– Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
– Kết hợp quốc phòng và an ninh với kình tế. Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại.
– Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng lực lượng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân; quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, tích cực, chủ động, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá ta.
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng an ninh.
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh.
Thứ hai, chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi; ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ vào tiến bộ xã hội.
Đây là chức năng rất quan trọng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nó xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại. Nội dung của chức năng này bao gồm những điểm cơ bản sau đây:
– Củng cố và tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước xã hội chủ nghĩa có cùng bản chất và có nhiều điểm tương đồng như cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng và có cùng mục đích là phát huy quyền lực nhân dân, đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, xây đựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không những tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho mỗi nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà còn góp phần vào việc tăng cường thế và lực của chủ nghĩa xã hội nói chung.
Mở rộng quan hệ với các nước có chê độ chính trị khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau bình đẳng và cùng có lợi. Đây là mặt hoạt động có ý nghĩa quan trọng, tạo ra môi trường hòa bình và điều kiện quốc tế thuận lợi để mỗi nước đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền của mỗi nước, đồng thời để các nước xã hội chủ nghĩa góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong tình hình hiện nay, mặt hoạt động đối ngoại này của nhà nước xã hội chủ nghĩa rất sôi động nhưng cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự nhạy bén trong việc xác định tình hình, đề ra chính sách phù hợp và xử lý các vấn đề chính xác để một mặt, giữ vững được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; mặt khác, củng cố vị trí của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên trường quốc tế, tranh thủ được những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.
– Mở rộng mối quan hệ và hợp tác với các tổ chức quốc tế. Trong xã hội hiện đại, các tổ chức quốc tế ngày càng phát triển mạnh về số lượng và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường quan hệ với các nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa còn mở rộng quan hệ và tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế. Mặt hoạt động này có những đặc thù riêng, nhưng nhìn chung nó vẫn dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của việc thực hiện chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
– Ủng hộ và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân dân thê giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Xuất phát từ bản chất của mình và phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn tham gia và góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Có thể nói đây là vấn đề có tính quy luật và việc thực hiện tết mặt hoạt động đối ngoại này là trách nhiệm của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng HỒ CHÍ MINH, trên cơ sở tổng kết tình hình trong nước và quốc tế trong thời gian vừa qua và nhận định về xu hướng phát triển của thế giới trong thời đại ngày nay, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã vạch ra chính sách đối ngoại của nhà nước ta trong thời gian tới là:
– Tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Thực hiện chính sách hợp tác nhiều mặt với các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
– Tăng cường quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố mối quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và trung tâm kinh tế – chính trị trên thế giới, đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết với các nước đang phát triển, với phong trào không liên kết.
– Tăng cường hoạt động của Liên hợp quốc, tích cực tham gia các tổ chức tài chính, thương mại và các diễn đàn quốc tế.
– Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền khác.
– Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân và quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest.
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Bài viết Các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(ii) Bài viết Các chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/04/2024 23:34
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…
Tử vi hôm nay: 4 con giáp có khả năng đạt được thành công vào…
Con số may mắn hôm nay 19/11/2024: Xin số ông DIAH, tận hưởng vận may