Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết và chứng minh một đường thẳng là đường trung trực của một đoạn thẳng lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết và chứng minh một đường thẳng là đường trung trực của một đoạn thẳng.
1. Phương pháp giải
Để chứng minh đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB, ta sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1 (dùng định nghĩa): Chứng minh đường thẳng d vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm M của đoạn thẳng AB;
Cách 2 (dùng tính chất): Chứng minh đường thẳng d chứa hai điểm E, F cách đều A và B.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1. Cho hình vẽ bên.
Đường thẳng nào là đường trung trực của đoạn thẳng PQ?
Hướng dẫn giải:
Một đường thẳng là đường trung trực của một đoạn thẳng khi thỏa mãn cả hai yếu tố sau:
+ Đi qua trung điểm của đoạn thẳng.
+ Vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.
– Ta thấy đường thẳng a và d không đi qua trung điểm I của đoạn thẳng PQ.
Do đó đường thẳng a và d không phải là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.
– Đường thẳng b đi qua trung điểm I và vuông góc với đoạn thẳng PQ tại trung điểm I.
Do đó đường thẳng b là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.
– Đường thẳng c đi qua trung điểm I nhưng không vuông góc với đoạn thẳng PQ tại trung điểm I.
Do đó đường thẳng c không phải là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.
Vậy đường thẳng b là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.
Ví dụ 2. Cho ∆ABC có AC = BC. Gọi I là trung điểm AB. Trên tia CI lấy điểm D sao cho D nằm khác phía với C (bờ là đường thẳng AB). Chứng minh CD là đường trung trực của AB.
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
Xét ∆CAI và ∆CBI, có:
CA = CB (giả thiết).
CI là cạnh chung.
AI = BI (I là trung điểm AB).
Do đó ∆CAI = ∆CBI (cạnh – cạnh – cạnh).
Suy ra CIA^=CIB^ (cặp góc tương ứng).
Mà CIA^+CIB^=180° (hai góc kề bù).
Do đó CIA^=CIB^=90°.
Khi đó ta có CI ⊥ AB.
Mà I là trung điểm của AB (giả thiết).
Suy ra CI là đường trung trực của AB.
Vậy CD là đường trung trực của AB.
Cách 2:
Xét ∆ADC và ∆BDC, có:
AC = BC (giả thiết).
CD là cạnh chung.
ACD^=BCD^ (∆CAI = ∆CBI).
Do đó ∆ADC = ∆BDC (cạnh – góc – cạnh).
Suy ra AD = BD (cặp cạnh tương ứng).
Mà CA = CB (giả thiết).
Vậy CD là đường trung trực của AB.
3. Bài tập tự luyện
Bài 1. Đường thẳng d trong hình vẽ nào sau đây là đường trung trực của đoạn thẳng MN?
A.
B.
C.
D.
Bài 2. Cho ∆ABC có AB < AC, đường phân giác AD. Trên cạnh AC, lấy điểm E sao cho AE = AB. Kết luận nào sau đây đúng nhất?
A. AD vuông góc với BC;
B. AD vuông góc với BE;
C. AD là đường trung trực của đoạn thẳng BE;
D. AD đi qua trung điểm của đoạn thẳng BE.
Bài 3. Cho xOy^khác góc bẹt. Trên tia phân giác Ot của xOy^, lấy điểm I (I ≠ O). Gọi A, B lần lượt là các điểm trên các tia Ox, Oy sao cho OA = OB (O ≠ A và O ≠ B). Kết luận nào sau đây đúng nhất?
A.Ot vuông góc với AB;
B.Ot là đường trung trực của đoạn thẳng AB;
C. Ot đi qua trung điểm của AB;
D. OAI^≠OBI^.
Bài 4. Cho ∆ABC cân tại A. Gọi M là một điểm nằm trong tam giác sao cho MB = MC, N là trung điểm của BC. Khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. AM là đường trung trực của đoạn thẳng BC;
B. AN là đường trung trực của đoạn thẳng BC;
C. MN là đường trung trực của đoạn thẳng BC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 5. Cho ∆ABC có AB < AC. Lấy E ∈ AC sao cho AE = AB. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = EC. Kẻ AH ⊥ BE tại H, AH cắt DC tại K. Chọn khẳng định đúng.
A. ADC^=ACD^;
Xem thêm : Truyền nước biển có ảnh hưởng đến thai nhi?
B. AK ⊥ DC;
C. AK là đường trung trực của đoạn thẳng DC;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Bài 6. Cho ∆ABC cân tại A, đường phân giác trong của A^ cắt BC tại D. Khẳng định nào dưới đây sai?
A. AD là đường trung trực của BC;
B. ABC^+CAD^=90°;
C. ∆ADB = ∆ADC;
D. ABC^+ADC^=180°.
Bài 7. Cho đoạn thẳng AB. Dựng các ∆PAB cân tại P, ∆QAB cân tại Q (P, Q nằm khác phía so với AB). Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?
A. P thuộc đường trung trực của AB;
B. Q thuộc đường trung trực của AB;
C. PQ là đường trung trực của AB;
D. PAB^>PBA^.
Bài 8. Cho xOy^ (0°<xOy^<90°), Ot là tia phân giác của xOy^ và H là một điểm bất kỳ thuộc tia Ot. Qua H, lần lượt vẽ đường thẳng d và d’ thỏa mãn d vuông góc với Ox tại A, cắt Oy tại C và d’ vuông góc với Oy tại B, cắt Ox tại D. Khẳng định nào sau đây sai?
A. OH là đường trung trực của đoạn thẳng AB;
B. OC > OD;
C. OH là đường trung trực của đoạn thẳng CD;
D. OA = OB.
Bài 9. Cho ∆DEF cân tại D. Lấy điểm K nằm trong tam giác sao cho KE = KF. Kẻ KP vuông góc với DE (P ∈ DE), KQ vuông góc với DF (Q ∈ DF). Khẳng định nào sau đây sai?
A. K thuộc đường trung trực của EF;
B. K thuộc đường trung trực của PQ;
C. DK là đường trung trực của EF;
D. DK không là đường trung trực của PQ.
Bài 10. Cho hình bên.
Chọn kết luận sai.
A. A thuộc đường trung trực của MN;
B. B thuộc đường trung trực của MN;
C. AB là đường trung trực của MN;
D. AB không là đường trung trực của MN.
Xem thêm các dạng bài tập Toán 7 hay, chi tiết khác:
Vận dụng định nghĩa, tính chất của tam giác cân để chứng minh tính chất khác
Nhận biết và chứng minh tam giác cân, tam giác đều
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/01/2024 22:59
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024