Để tuân thủ Luật pháp Nhà nước ban hành, xử lý những tranh chấp kiện tụng xảy ra với các cá nhân, doanh nghiệp khác thì mỗi doanh nghiệp cần phải có ít nhất một chuyên viên pháp lý. Vậy chuyên viên pháp lý là gì, công việc và điều kiện để trở thành một chuyên viên pháp lý như thế nào? Câu trả lời sẽ được Careerlink giải đáp chi tiết ngay sau đây.
“Chuyên viên pháp lý (Legal Consultant) là người làm công việc tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp luật giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, tránh vi phạm pháp luật, hạn chế tối đa vấn đề tranh chấp, kiện tụng…”
Bạn đang xem: Chuyên viên pháp lý là gì? Lương chuyên viên pháp lý ra sao?
Chuyên viên pháp lý có vai trò rất quan trọng đối với quá trình thành lập và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thế nên, những người làm công việc này cần phải có kiến thức chuyên sâu, am hiểu nhiều các quy định về luật pháp và có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác.
Hiện nay, chuyên viên pháp lý có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hay các công ty Luật… Và công việc chủ yếu của những người làm chuyên viên pháp lý đó là:
– Chuyên viên pháp lý sẽ đảm nhận công việc soạn thảo văn bản, tài liệu pháp lý và các hợp đồng với các bên để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp.
– Kiểm tra và xác thực tính hợp pháp của những loại hợp đồng và tài liệu khác nhau. Bổ sung hoặc chỉnh sửa lại những thông tin trong tài liệu, văn bản hay hợp đồng có tính nhất quán và đúng theo quy định của pháp luật.
– Đảm bảo cho những thông tin ở trong các loại hợp đồng, tài liệu có tính chính xác và hợp pháp cao nhất.
Trong các doanh nghiệp, tập đoàn thì chuyên viên pháp lý có vai trò như một luật sư cho các chủ doanh nghiệp và bạn lãnh đạo. Như đã nói ở phần chuyên viên pháp lý là gì thì có thể thấy nhiệm vụ của họ là tư vấn trực tiếp về các thủ tục, quy định của luật pháp; nghiên cứu các nghị định, điều luật… có liên quan tới lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động từ đó đưa ra những tư vấn hợp lý, đảm bảo mọi hoạt động của công ty đều có tính hợp pháp.
Thường xuyên rà soát, cập nhật, chỉnh sửa các quy định, điều lệ của công ty sao cho phù hợp với pháp luật hiện hành cũng là nhiệm vụ của người làm chuyên viên pháp lý… Phối hợp với các cấp lãnh đạo, quản lý, xây dựng được hệ thống quản lý nội bộ, giám sát quá trình triển khai, thực hiện nội quy đã đề ra.
Hầu hết, trong quá trình thành lập và hoạt động các công ty, doanh nghiệp đều không tránh khỏi các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại hay kiện tụng từ nội bộ công ty hay bên ngoài.
Xem thêm : Tổng hợp mức phạt nồng độ cồn đối với tài xế vi phạm
Trong các trường hợp này, chuyên viên pháp lý sẽ nghiên cứu, đánh giá các rủi ro, sai sót trong quá trình quản lý, vận hành hoạt động; Đề xuất với lãnh đạo những phương án tối ưu nhất để đưa ra cách xử lý hợp lý giúp giải quyết ổn thỏa những vướng mắc giữa các bên, có lợi cho doanh nghiệp.
Ngoài bốn nhiệm vụ trên thì chuyên viên pháp lý còn là người đảm nhiệm một số những công việc khác do cấp trên yêu cầu; cập nhật, nghiên cứu các thông tin về pháp luật, các nghị định, thông tư, thay đổi về chính sách… có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Trở thành một chuyên viên pháp lý là mơ ước của khá nhiều người nhưng để hiện thực hóa điều đó, bạn cần phải có đáp ứng được các tiêu chuẩn khá khắt khe. Hãy cùng tìm hiểu điều kiện để trở thành chuyên viên pháp lý là gì nhé.
Để làm chuyên viên pháp lý bạn cần tốt nghiệp hệ cử nhân hoặc thạc sĩ chuyên ngành Luật. Hoặc tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hệ thống Luật, quy trình pháp lý và các nguyên tắc cơ bản liên quan đến pháp luật.
Người làm chuyên viên pháp lý cần có kiến thức sâu rộng, nắm chắc các lĩnh vực pháp lý liên quan đến tổ chức hoặc công ty mình đang và sẽ làm việc. Trong đó, nổi bật nhất là Luật doanh nghiệp, Luật tài chính, Luật lao động, Luật bất động sản hoặc các lĩnh vực khác tuỳ thuộc vào hoạt động của đơn vị.
– Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Đây là kỹ năng quan trọng nhất mà một chuyên viên pháp lý cần có. Trước một sự việc, một vấn đề pháp lý xảy ra, chuyên viên pháp lý phải tìm hiểu và phân tích cẩn thận, tỉ mỉ để hiểu rõ trường hợp đó vi phạm ở quy định nào, mức độ nghiêm trọng của sự việc ra sao. Dựa vào đó có thể đưa ra biện pháp hoặc hướng xử lý phù hợp, tránh chủ thể mắc sai phạm khó tháo gỡ hơn.
– Kỹ năng viết và giao tiếp: Không chỉ có kỹ năng nghiên cứu, phân tích, người làm chuyên viên pháp lý cũng cần có kỹ năng viết và giao tiếp thành thạo. Cần có khả năng viết và soạn thảo văn bản pháp lý, hợp đồng và báo cáo pháp lý một cách rõ ràng, rành mạch và chuẩn theo quy định. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt là kỹ năng cần thiết để giúp truyền đạt dễ dàng các thông tin pháp lý cho các bên có liên quan.
– Kỹ năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Một sự việc không mong muốn xảy ra, nhất là các tình huống nguy hiểm trong hướng ngàn cân treo sợi tóc khi có một chuyên viên pháp lý có tư duy logic tốt, nắm bắt trọng tâm vấn đề thì quá trình giải quyết sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
– Kỹ năng bảo mật thông tin và làm việc nhóm: Đặc trưng của ngành pháp lý là các thông tin đã và đang xử lý đều phải giữ kín trước khi đưa ra công khai. Trong quá trình điều tra, đánh giá không chỉ có mình chuyên viên pháp lý mà có nhiều bên phối hợp nên rất cần kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp để mang lại kết quả tốt.
– Có tính trung thực, kiên nhẫn và tỉ mỉ, chịu áp lực cao
Xem thêm : Mức phí công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ là bao nhiêu?
Do công việc liên quan đến Pháp luật do nhà nước ban hành nên đòi hỏi người làm việc cần có đức tính trung thực, kiên nhẫn, tỉ mỉ, chịu được áp lực cao. Do xã hội ngày càng phát triển nên các nghị định, quy định liên tục được bổ sung, nên là các chuyên viên pháp lý phải cập nhật kịp thời. Điều này cũng tạo áp lực sự căng thẳng lên đôi vai của người làm công việc này.
Vì tính chất công việc khá áp lực nên tiền lương của chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp, công ty khá cao. Hiện nay, mức lương trung bình của người mới vào nghề dao động từ 13 – 15 triệu đồng/tháng và 20 – 30 triệu đồng/tháng với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Ngoài ra, mức lương của chuyên viên pháp chế còn có thể cao hơn tùy thuộc vào quy mô hoạt động, khối lượng công việc, chế độ đãi ngộ của mỗi một đơn vị khác nhau.
Với xu thế kinh tế hội nhập hiện tại thì hầu như các công ty lớn nhỏ đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế. Do vậy, những người đang học chuyên ngành Luật không quá khó để kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
Hiện tại, các bạn có thể xin việc làm chuyên viên pháp chế qua các kênh sau:
– Nộp trực tiếp hồ sơ tại doanh nghiệp, tập đoàn đang có nhu cầu tuyển dụng qua website, fanpage chính thức.
– Tìm kiếm các tin tuyển dụng liên quan đến ngành chuyên viên pháp lý tại các nhóm trên mạng xã hội.
– Tìm kiếm việc làm trên các website tuyển dụng việc làm uy tín, chuyên nghiệp như Careerlink.vn.
Bài viết trên, Careerlink đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chuyên viên pháp lý là gì và các vấn đề cần thiết có liên quan. Hy vọng đây sẽ là bài tham khảo hữu ích cho các bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm chuyên viên pháp lý.
Thúy Vui
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/04/2024 21:58
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024