Categories: Tổng hợp

Mẹ ít sữa phải làm sao: 9 cách kích sữa mẹ giúp sữa về ‘tràn trề’

Published by

Mẹ ít sữa phải làm sao là vấn đề gây băn khoăn cho nhiều mẹ sau khi con chào đời. Để tìm được phương án khắc phục tình trạng mẹ ít sữa, bạn cần xác định nguyên nhân, sau đó áp dụng cách kích sữa phù hợp. Hiểu được những băn khoăn của mẹ khi thiếu sữa, Nutrihome sẽ chia sẻ cách nhận biết dấu hiệu mẹ ít sữa và phương pháp giúp mẹ có nhiều sữa.

Thiếu sữa sau sinh là gì?

Mẹ ít sữa, không có sữa cho trẻ bú ngay sau khi sinh được gọi là thiếu sữa sau sinh. Hiện tượng này khác với trường hợp mẹ đang có sữa bình thường nhưng đột nhiên không có sữa, hay còn gọi là mất sữa. Rất nhiều người gặp phải tình trạng ít sữa sau khi sinh. Tình trạng thiếu sữa sau sinh thường không kéo dài và không gây đau đớn cho mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ ít sữa trong thời gian dài có thể khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ.

Vì sao mẹ ít sữa và cách nào để nhận biết dấu hiệu mẹ ít sữa?

Dấu hiệu mẹ ít sữa

Nhận biết được dấu hiệu mẹ ít sữa sau khi sinh từ sớm có thể giúp mẹ khắc phục tình trạng thiếu sữa nhanh và hiệu quả hơn. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo mẹ ít sữa thường gặp nhất:

1. Bầu vú thay đổi rất ít hoặc không thay đổi sau khi sinh 3 ngày

Cơ thể mẹ có thể tự nhận biết và điều chỉnh lượng sữa tiết ra nhiều hơn để cho con bú. Khi có đủ sữa, bầu ngực mẹ thường căng tròn và cân đối cả hai bên. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh ba ngày, bầu ngực xẹp, không căng sữa, sờ mềm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ thiếu sữa trầm trọng.

2. Mẹ cố hút cũng không ra sữa

Trong một số trường hợp bị tắc sữa, mẹ cần dùng máy hút hoặc nặn bầu ngực cho sữa tiết ra. Nếu lượng sữa tiết ra ít, hút không ra sữa là do mẹ ít sữa.

3. Bé bú ít, bụng không no

Do trẻ sơ sinh còn yếu và kỹ năng bú mẹ của trẻ chưa tốt, vì vậy trẻ thường mất nhiều thời gian để ăn no. Trung bình, một cữ bú thường kéo dài từ 10 phút – 15 phút. Khi trẻ bú chưa đầy 5 phút đã ngừng, bụng trẻ không căng, thì mẹ cần chú ý bởi nguyên nhân có thể bởi mẹ bị thiếu sữa.

Bé bú dưới 5 phút thì hết sữa, bụng không no cảnh bảo mẹ bị ít sữa

4. Bé đi tiểu và đại tiện ít

Việc quan sát số lần trẻ đi tiểu và đại tiện khi trẻ mới chào đời không dễ dàng. Mẹ có thể theo dõi số lượng tã bẩn của trẻ mỗi ngày để nhận biết trẻ ăn đủ sữa hay không. Nếu trẻ có ít hơn 8 tã ướt tã bẩn mỗi ngày thì chứng minh mẹ bị ít sữa. (1)

5. Cân nặng của bé

Trẻ chậm tăng cân là dấu hiệu mẹ ít sữa dễ nhận biết nhất. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, trẻ cần tăng trung bình khoảng 150g/tuần trong 6 tháng đầu đời, sau đó tăng chậm lại trong khoảng từ 70g – 90g/ tuần (2). Nếu mẹ nhận thấy cân nặng của trẻ không có sự thay trong thời gian này, có nghĩa là trẻ thiếu sữa mẹ.

Nguyên nhân tại sao mẹ ít sữa, mất sữa sau sinh

Mẹ ít sữa phải làm sao? Đầu tiên, mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây ít sữa, mất sữa. Một số nguyên nhân dẫn tới sữa mẹ ít có thể kể đến như:

1. Mẹ không cho con bú thường xuyên, thời gian cho bú ngắn

Lượng sữa mẹ được tiết ra dựa trên nhu cầu của trẻ. Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên hoặc thời gian cữ bú ngắn, lắt nhắt có thể làm cơ thể mẹ lầm tưởng nhu cầu của trẻ đối với sữa mẹ không cao. Do đó, lượng sữa tiết ra dần ít đi và dẫn đến mất sữa. (3, 4)

2. Tinh thần căng thẳng, stress gây ức chế tuyến sữa

Hai hormone oxytocin và prolactin có vai trò quan trọng trong kích thích cơ thể mẹ sản xuất sữa. Mẹ duy trì tinh thần stress, căng thẳng kéo dài có thể ức chế hoạt động của hai loại hormone này, từ đó làm cho mẹ bị ít sữa dần đi.

Căng thẳng, stress kéo dài ức chế hoạt động của tuyến sữa và làm mẹ ít sữa

3. Mẹ thiếu dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu chất có thể khiến cơ thể mẹ suy nhược, đồng thời không có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để tạo ra sữa cho con bú. Bởi vậy, mẹ bị ít sữa dần. Mẹ có thể tham khảo thêm ‘mẹ cho con bú nên ăn gì?’ để xây dựng thực đơn ăn uống đủ dinh dưỡng, từ đó giúp cơ thể phục hồi nhanh và kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.

4. Ăn phải thực phẩm gây ít sữa sau sinh

Những thực phẩm như lá bạc hà, mùi tây, lá lốt, măng chua,… và các loại đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích,… đều có thể trở thành nguyên do khiến mẹ ít sữa. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối kiêng ăn những loại thực phẩm, đồ uống trên.

5. Mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú

Những bệnh lý gây nên bởi tắc tia sữa tuyến vú như áp xe, viêm tuyến vú,… không chỉ gây đau đớn và nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến lượng sữa. Ngoài những trường hợp trên, một số trường hợp mẹ mắc các bệnh liên quan đến tuyến vú khác như thiểu sản tuyến vú, hoặc từng thực hiện phẫu thuật vùng ngực thì khả năng tiết sữa cũng có thể bị hạn chế.

6. Mẹ ít sữa do sót rau

Hiện tượng sót rau là khi một phần hoặc tất cả nhau thai bám trong cổ tử cung sau khi sinh. Trường hợp này tuy hiếm gặp, nhưng trong trường hợp này, mẹ có thể cảm nhận được những cơn đau do tử cung co bóp. Đồng thời, lượng hormone progesterone trong cơ thể không giảm xuống, từ đó ngăn cản hoạt động của tuyến sữa.

7. Cho con dùng sữa công thức sớm

Bác sĩ nhấn mạnh, cho trẻ dùng sữa công thức từ sớm có thể khiến trẻ chán sữa mẹ, do sữa mẹ thường có vị nhạt hơn sữa công thức. Khi trẻ ngừng bú sữa mẹ thì lượng sữa cơ thể tiết ra sẽ ít dần đến khi mất hẳn.

8. Lạm dụng ti giả gây ít sữa sau sinh

Mẹ lạm dụng núm vú giả hoặc ti giả cho trẻ sau khi sinh có thể làm trẻ bỏ ti mẹ vì trẻ đã quen với ti giả, lâu dài khiến cho mẹ ít sữa. Bên cạnh đó, tuy mẹ có thể kích thích tuyến sữa bằng cách hút nhưng phương pháp này không hiệu quả bằng việc cho trẻ bú trực tiếp.

Trẻ ngậm ti giả thường xuyên sẽ khiến bé lười bú mẹ, dẫn dến sữa mẹ ít dần

9. Trẻ bú ít, bú lắt nhắt trong mỗi cữ

Trường hợp bú lắt nhắt thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi do trẻ còn non yếu, kích thước dạ dày nhỏ và hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hết. Bởi vậy, cơ thể mẹ tự điều chỉnh lượng sữa tiết ra. Nếu trẻ vẫn duy trì thói quen bú lắt nhắt khi lớn, cơ thể mẹ có thể hiểu lầm về nhu cầu sữa của trẻ, từ đó khiến lượng sữa tiết ra bị giảm đi và dẫn đến tình trạng mẹ bị ít sữa.

10. Dùng máy hút sữa sai cách

Sử dụng máy hút sữa sai cách không chỉ dễ gây tổn thương cho đầu vú mà còn khiến mẹ phụ thuộc vào máy hút và quên không cho trẻ bú. Đây có thể là nguyên do tại sao mẹ ít sữa.

11. Mẹ sinh non, sinh mổ

Sinh non sẽ khiến cơ thể mẹ không kịp điều chỉnh gây ra tình trạng mẹ ít sữa. Trong trường hợp sinh mổ, mẹ cần sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Nếu cơ thể mẹ nhạy cảm với các thành phần của những loại thuốc này thì dễ có nguy cơ bị ít sữa.

12. Mẹ bị rối loạn nội tiết, thiếu máu hoặc mắc các bệnh lý khác

Tuyến sữa tiết ra nhiều hay ít sữa dựa trên hoạt động của hormone (chủ yếu là oxytocin và prolactin). Vì vậy khi mẹ bị rối loạn nội tiết thì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Ngoài rối loạn nội tiết, một số bệnh lý khác như thiếu máu, suy nhược, phẫu thuật vú trước đó, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), ung thư vú,… dẫn đến mẹ có ‘cơ địa ít sữa’ cũng có thể làm chậm quá trình tạo ra sữa của tuyến sữa. (5, 6)

Mẹ ít sữa phải làm sao?

Ít sữa, mất sữa sau sinh luôn là vấn đề ‘đau đầu’ của nhiều người mẹ khi không đủ sữa cho con bú. Để trả lời câu hỏi ‘Mẹ ít sữa phải làm sao?‘, các chuyên gia Nutrihome hướng dẫn 9 bí kíp thần thành các bà mẹ cần biết để ‘xử trí’ khi mẹ bị thiếu sữa, lấy lại sữa mẹ đã mất và giúp duy trì lượng sữa nhiều cho con bú sẽ được giải đáp dưới đây:

1. Cho bé bú càng sớm càng tốt

Mẹ nên cho trẻ bú ngay từ những ngày đầu sau khi sinh và để trẻ tiếp xúc trực tiếp với làn da của mẹ. Việc cho trẻ bú sớm giúp tăng phản xạ tìm đến ti mẹ khi trẻ đói, từ đó kích thích sữa mẹ tiết ra sớm và nhiều hơn. Mẹ nên cho trẻ bú mỗi hai giờ một lần, nếu trẻ ngủ hơn 3 tiếng chưa thức dậy bú mẹ, mẹ nên đánh thức trẻ để đảm bảo cho trẻ bú đủ số cữ mỗi ngày.

2. Mẹ ít sữa phải làm sao: Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Để hạn chế tình trạng mẹ ít sữa sau sinh, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, với nguồn thực phẩm đa dạng. Như vậy cơ thể mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Khẩu phần ăn của mẹ cần có đủ bốn nhóm thực phẩm sau:

  • Chất đạm protein: Cá, thịt bò, thịt gà, sữa, trứng, các loại đỗ, đậu,…
  • Chất béo tốt: Quả bơ, các loại hạt, dầu ô-liu,…
  • Chất đường bột: Gạo, khoai tây, khoai lang,…
  • Vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, rau xanh tươi sạch,…

Mẹ ít sữa cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Nhằm tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, mẹ nên tăng khối lượng thức ăn mỗi ngày bằng cách tăng bữa phụ. Đây là giải pháp bác sĩ đưa ra khi giải đáp “mẹ ít sữa phải làm sao”. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn từ 5 – 6 bữa mỗi ngày và trước thời điểm cho trẻ bú khoảng 30 phút để kích thích cơ thể sản sinh nhiều sữa hơn. Một số món ăn bổ dưỡng cho mẹ sau sinh đã được Nutrihome gợi ý và chia sẻ cách làm chi tiết trong ‘Ăn gì để nhiều sữa’ giúp mẹ dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu cơ thể hấp thu kém, mẹ nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng, các loại vitamin để tăng chất lượng sữa.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo thêm những món ăn lợi sữa để học thêm nhiều món ăn bổ dưỡng để sữa về nhiều hơn và khắc phục vấn đề mẹ ít sữa. Mẹ cũng cần chú ý kiêng một số thực phẩm gây ít sữa, đồng thời hạn chế các món ăn, gia vị nặng mùi để tránh gây mùi, vị lạ cho sữa mẹ.

Việc uống đủ nước mỗi ngày cũng có tác dụng hạn chế vấn đề mẹ ít sữa. Do đó, mẹ đảm bảo cần uống đủ nước từ 2,5 lít – 3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt nên uống vào các thời điểm trước và sau khi cho trẻ bú, trước khi đi ngủ. Ngoài nước lọc, mẹ có thể đổi sang các loại nước khác như sữa cho mẹ sau sinh, nước ép trái cây rau củ, nước đỗ đen, trà vằng,… Tuy nhiên, mẹ lưu ý nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, điều độ, tránh ăn quá no. Ngược lại, mất cân bằng dinh dưỡng không chỉ gây rối loạn tiêu hóa cho mẹ, mà thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe đường ruột của trẻ.

3. Cho bé bú đúng cách cải thiện việc mẹ ít sữa

Cách mẹ cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến lượng sữa mà tuyến sữa tiết ra. Bởi vậy, mẹ cần trang bị đủ kiến thức để cho con bú đúng cách và. Đầu tiên, mẹ cần chú ý đến tư thế cho bú. Tư thế cho con bú đúng là tư thế mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, khi bú mặt bé hướng về ngực mẹ, miệng bé ngậm hết quầng vú, ti mẹ nằm tự nhiên trên lưỡi bé, phần môi dưới của bé hơi trề ra. Ở tư thế bú đúng, bé có thể bú nhiều sữa mẹ nhất, đồng thời giúp kích thích tuyến sữa tạo ra nhiều sữa hơn. Mẹ ít sữa cần lưu ý cho trẻ bú đủ cữ và cho trẻ bú đến khi tự nhả ti trong mỗi cữ.

Bên cạnh đó, mẹ nên cố gắng kiên nhẫn cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ khi trẻ chào đời, hạn chế cho trẻ dùng sữa công thức hoặc núm vú giả. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về cách cho con bú đúng cách để biết chi tiết về cách thức cho trẻ sơ sinh bú mẹ trực tiếp đúng và tốt nhất.

4. Không dùng chất kích thích

Thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá,… có thể hạn chế cơ thể mẹ sản sinh ra sữa. Bên cạnh đó, chất kích thích có thể gây ảnh hưởng cho sự phát triển trí não và hệ hô hấp của trẻ. Do đó, loại bỏ những thực phẩm, đồ uống chứa chất kích chính là đáp án khi bạn băn khoăn mẹ ít sữa phải làm sao.

5. Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ và nghỉ ngơi điều độ

Lượng sữa do cơ thể mẹ tiết ra được quyết định bởi hoạt động của hormone oxytocin và prolactin. Cơ thể căng thẳng, mỏi mệt sẽ làm giảm lượng hormone, từ đó khiến mẹ bị ít sữa, thậm chí mất sữa kéo dài. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng cần duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi điều độ.

6. Sử dụng máy hút sữa

Các thiết bị hút sữa, dụng cụ hút sữa cũng là một giải pháp được bác sĩ gợi ý cho vấn đề mẹ ít sữa phải làm sao. Máy hút sữa có thể làm tăng phản xạ của các tuyến sữa, kích thích sữa về nhiều hơn. Mẹ nên hút sữa từ 8 đến 10 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút, cách nhau từ 1 đến 2 tiếng.

Ngoài ra, mẹ có thể hút sữa sau khi trẻ bú xong để đảm bảo hút hết sữa. Việc này kích thích giúp tạo ra một lượng sữa lớn hơn cho những lần bú tiếp theo (7). Mẹ nên tham khảo về hướng dẫn hút sữa đúng cách để kích sữa bằng máy hút sữa hiệu quả và dễ dàng hơn.

Máy hút sữa kích thích tuyến vú tạo ra sữa giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mẹ ít sữa

7. Massage ngực kích thích sữa về

Massage là phương pháp được nhiều mẹ ít sữa áp dụng. Việc áp dụng phương pháp massage bầu ngực khoa học có thể cải thiện tình trạng mẹ bị ít sữa hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa trường hợp tắc tia sữa, hoặc áp xe vú do sữa tích tụ lâu ngày.

Để thực hiện kích sữa, mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm và một khăn bông mềm. Sau đó, mẹ nhúng khăn bông mềm vào nước ấm, vắt khô và chườm lên bầu ngực. Tiếp theo, mẹ dùng tay massage ngực nhẹ nhàng theo vòng tròn, kết hợp ấn nhẹ nhàng quanh bầu ngực. Khi khăn nguội, mẹ cần lặp lại động tác này từ 20 – 30 lần, sau đó thực hiện tương tự với bên ngực còn lại. Nên massage mỗi bên ngực từ 10 đến 15 phút và thực hiện 2 lần mỗi ngày để nâng cao hiệu quả. Sau khi thực hiện massage, mẹ nên uống một cốc sữa hoặc nước ấm. Biện pháp này giúp kích thích tăng sinh nội tiết tố oxytocin, giúp tuyến sữa tạo ra nhiều sữa đều đặn.

8. Dùng mẹo dân gian kích sữa cho mẹ bị ít sữa

Trong trường hợp đang cho con bú thì bị ít sữa, mất sữa và chưa biết làm thế nào, mẹ có thể thử một số mẹo dân gian để kích sữa về. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn và tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé yêu.

  • Chườm ngực bằng khăn nóng

Chườm ngực bằng khăn nóng giúp ngăn ngừa và đề phòng tắc tia sữa. Đây là một trong những tác nhân chính làm mẹ ít sữa. Mẹ có thể chườm bằng cách ngâm khăn mềm vào nước ấm sau đó vắt kiệt nước. Mỗi lần mẹ chỉ nên chườm tối đa 3 phút. Chườm nóng quá lâu có thể gây phản tác dụng.

  • Chườm ngực bằng xôi nếp

Mẹ cho xôi nếp đã được đồ chín vào khăn dày sau đó nắm chặt và chườm lên ngực. Để tăng tác động vào tuyến sữa, mẹ có thể kết hợp với các thao tác xoa bóp nhẹ nhàng.

  • Kích sữa bằng lá mít

Chườm ngực bằng lá mít ấm hoặc uống nước lá mít là phương pháp kích sữa dân gian. Mẹ ít sữa có thể thử hơ lá mít đến khi ấm sau đó chườm quanh ngực hoặc ngâm lá mít trong nước muối và dùng để pha nước uống.

9. Cân nhắc sử dụng thuốc với sự theo dõi của bác sĩ

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu mẹ ít sữa, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện nay có nhiều loại thuốc kích sữa nguồn gốc thảo mộc được bác sĩ khuyên dùng. Phần lớn thành phần chứa các loại thảo dược giúp kích thích cơ thể mẹ sản sinh nhiều sữa và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để được kê đơn dùng chính xác, phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome hiện đang cung cấp các dịch vụ xét nghiệm thành phần sữa mẹ và tư vấn những vấn đề mẹ sau sinh thường gặp như mẹ bị ít sữa. Với sự trợ giúp đến từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành tại Nutrihome, mọi thắc mắc về lượng và chất lượng sữa mẹ đều sẽ được giải đáp.

Với những thông tin hữu ích phía trên, hy vọng 9 bí quyết hiệu quả trên sẽ phần nào tháo gỡ thắc mắc tại sao mẹ ít sữa, mẹ ít sữa phải làm sao. cũng như giúp mẹ nhận biết được các dấu hiệu cho thấy mẹ ít sữa để kịp thời có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất.

This post was last modified on 13/02/2024 09:59

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

3 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

4 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

19 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

19 giờ ago