Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã quen với môi trường 37,5 – 38 độ C. Khi chào đời và tiếp xúc với môi trường mới, cơ thể trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ sinh non, không có khả năng điều hòa thân nhiệt giống như ở những trẻ lớn hơn hoặc người trưởng thành nên rất dễ bị nhiễm lạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp với trẻ nhỏ
Do đó, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu giữ ấm không đúng cách, trẻ sẽ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số bà mẹ thường quấn nhiều tã hoặc mặc quần áo quá dày cho trẻ với mong muốn để con không bị nhiễm lạnh. Theo các chuyên gia, mặc quá nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ngạt thở, thân nhiệt tăng quá mức, gây ra những bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,…
Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ lại quá lo lắng và không dám sử dụng điều hòa nhiệt độ cho con vì sợ khả năng thích nghi của con còn kém. Về vấn đề “trẻ sơ sinh có nên nằm điều hòa không”, các bác sĩ giải thích rằng, nếu sử dụng điều hòa đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nhiệt độ thích hợp trong phòng điều hòa là 26 độ C. Nếu mùa đông phòng kín thì không cần dùng điều hòa. Vào mùa hè, thời tiết dao động từ 26 đến 28 độ C thì cũng không bắt buộc phải có điều hòa.
Khi sử dụng điều hòa cho trẻ nhỏ, điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý đó là cần đảm bảo việc lưu thông không khí bằng cách bật quạt thông gió để giúp căn phòng thông thoáng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Nên để nhiệt độ phòng từ 26 đến 28 độ: Trẻ sơ sinh chưa có đủ khả năng để điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng. Do đó, khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, cha mẹ cần điều chỉnh mức nhiệt trong khoảng từ 26 đến 28 độ C và đồng thời cho trẻ mang bao tay, tất, đội mũ và đắp chăn mỏng. Nếu để nhiệt độ phòng quá cao, trẻ có thể bị tăng thân nhiệt quá mức, dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, bị rôm sảy, thậm chí có thể gây hội chứng đột tử.
Nên đắp một tấm chăn mỏng cho trẻ khi dùng điều hòa
Xem thêm : Thực đơn
– Không để gió điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ: Hệ hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện và rất nhạy cảm. Nếu để gió từ máy điều hòa thổi trực tiếp vào cơ thể của trẻ, nhất là vùng mặt và vùng đầu thì trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là một số bệnh lý như viêm mũi, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,… Tốt nhất nên lắp điều hòa trên cao, không để trẻ nằm đúng hướng gió thổi và điều chỉnh tốc độ quạt gió ở mức thấp nhất với chế độ quay.
– Không lạm dụng điều hòa: Mỗi lần bật điều hòa, cha mẹ chỉ nên sử dụng tối đa trong khoảng 2 đến 3 tiếng. Sau đó, cho bé tiếp xúc với nhiệt độ thường trong khoảng 10 đến 15 phút. Cách làm này giúp hạn chế không khí tù đọng và giúp căn phòng của trẻ được đón nắng và trở nên thông thoáng.
– Không đưa trẻ ra ngoài đột ngột: Khi trẻ đang nằm trong phòng điều hòa, mẹ không nên đột ngột đưa trẻ ra ngoài để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá mức khiến con bị sốc nhiệt, sốt và cảm cúm,…
Trường hợp muốn đưa con ra ngoài, mẹ nên tắt điều hòa và tiếp tục ngồi lại trong phòng. Nhiệt độ dần tăng lên sẽ khiến trẻ thích nghi dễ dàng hơn. Mẹ chỉ nên đưa trẻ ra ngoài khi nhiệt độ trong phòng đã gần bằng nhiệt độ ngoài trời. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ vừa ở ngoài về mẹ cũng không nên cho con vào phòng điều hòa ngay. Mẹ cần lau mồ hôi cho con và để trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 phút.
Vệ sinh điều hòa thường xuyên
– Vệ sinh điều hòa và nhà cửa để hạn chế vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ và cũng chính là bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ. Nếu điều hòa mới bật lại sau một thời gian không dùng đến thì cũng cần vệ sinh sạch sẽ, nhất là tấm lưới lọc để tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú lâu ngày trong máy gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của trẻ sơ sinh.
– Giữ ẩm cho cơ thể của trẻ:
+ Sử dụng điều hòa có thể gây khô da và khô mũi. Do đó, mẹ cần khắc phục vấn đề này bằng cách thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ, cho con bú theo nhiều cữ để tránh tình trạng mất nước.
+ Có thể dùng một chậu nước nhỏ trong phòng ở ngay gần vị trí có điều hòa nhiệt độ để giúp không khí không bị khô.
Xem thêm : Đồng vị là gì? Cách tính phần trăm đồng vị – VUIHOC Hoá 10
+ Nên đắp chăn mỏng, lưu ý che kín vùng bụng, tránh để lỗ chân lông giãn nở khiến trẻ bị cảm lạnh.
+ Mẹ cũng không nên để tã ướt, cần thay tã thường xuyên để tránh tình trạng bé bị lạnh.
Dùng thuốc nhỏ mũi để tránh tình trạng khô mũi
+ Có thể dùng kem dưỡng ẩm để giúp cho da của bé mềm mịn hơn nhưng cần lưu ý dùng loại kem dành cho trẻ sơ sinh.
+ Không nên lạm dụng điều hòa vì gió và khí trời tự nhiên sẽ tốt hơn cho cơ thể của trẻ. Nếu trời không quá nóng thì không nên bật điều hòa.
Trên đây là một số thông tin giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc “trẻ sơ sinh có nên nằm điều hòa không”. Ngoài những lưu ý về việc sử dụng điều hòa cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.
Hiện nay Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế tin cậy, được nhiều phụ huynh lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ tại MEDLATEC không những có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm mà còn luôn tận tâm với bệnh nhi.
Hệ thống máy móc hiện đại, môi trường khám và điều trị bệnh cho trẻ luôn đảm bảo an toàn, thân thiện cũng là những ưu điểm vượt trội giúp các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến khám chữa bệnh tại đây.
Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc muốn đặt lịch khám sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/04/2024 11:01
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…