Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước. Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định bộ máy nhà nước gồm bốn phân hệ cơ quan: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử. Như vậy cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Bạn đang xem: Khái niệm, đặc điểm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ – cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước nên nó có các đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước cũng có những đặc điểm giống các cơ quan nhà nước khác, đó là:
– Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh Nhà nước khi tham gia các quan hệ pháp luật. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là: Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định.
– Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
– Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Ngoài các đặc điểm trên, cơ quan hành chính còn có những đặc điểm mà các cơ quan nhà nước khác không có, đó là:
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, hoạt động chấp hành, điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của Tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v.. Việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Xem thêm : Mẹ và bé
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành, điều hành.
Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.
Cơ quan hành chính nhà nước được chia làm 02 loại:
– Các cơ quan do Hiến pháp quy định về tổ chức và hoạt động: Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, đây là những cơ quan quan trọng nhất trong bộ máy hành chính nhà nước.
– Các cơ quan do luật và văn bản dưới luật quy định: các Cục, Vụ, Viện, cơ quan chuyên môn ở địa phương, đây là những cơ quan ít quan trọng hơn trong bộ máy hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước được chia làm 02 loại:
– Các cơ quan nhà nước ở trung ương như: Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ (Ngân hàng nhà nước, hanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban dân tộc); cơ quan thuộc Chính phủ.
Các cơ quan này hoạt động trên phạm vi toàn quốc, văn bản do các cơ quan này ban hành có hiệu lực pháp lý trong cả nước.
Xem thêm : Các món cho mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 đơn giản, thành kính
– Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như: Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã), các cơ quan chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, ban).
Các cơ quan này được thành lập và hoạt động trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Các văn bản do các cơ quan này ban hành chỉ có hiệu lực trên phạm vi địa phương.
Cơ quan hành chính nhà nước được chia làm 02 loại:
– Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
Các cơ quan này được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp, quản lý trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
– Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn ở địa phương (sở, phòng, ban).
Đây là các cơ quan quản lý ngành hoặc quản lý chức năng, các cơ quan này hoạt động ở một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định.
– Cơ quan hành chính nhà nước có chế độ lãnh đạo tập thể: Bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, do các cơ quan này thường phải giải quyết những vấn đề quan trọng, liên quan nhiều lĩnh vực cần trí tuệ tập thể.
Ở loại cơ quan này, mọi vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của cơ quan phải đưa ra bàn bạc, thảo luận và quyết định theo đa số.
– Cơ quan hành chính nhà nước có chế độ một thủ trưởng: Bao gồm các cơ quan chuyên môn, các cơ quan này do một người đứng đầu, người này đại diện cho cơ quan, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ quan.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 15:21
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024