Pháp luật sinh ra để bảo vệ sự cân bằng của các quan hệ pháp luật. Khi pháp luật ra đời có chia làm ba mảng chính đó chính là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ứng theo từng mảng thì sẽ có cơ quan chuyên thực hiện việc này. Hãy cùng ACC tìm hiểu về quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp thông qua bài viết Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì? dưới đây!
Quyền lập pháp là một trong ba chức năng chính của nhà nước, song hành cùng quyền hành pháp và quyền tư pháp để tổng hợp thành quyền lực của nhà nước được quy định trong Hiến pháp 2013.
Cũng theo căn cứ tại Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội chính là cơ quan thực hiện quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước.
Chính vì vậy, lập pháp được hiểu là quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội.
Quyền lực nhà nước được phân tách thành ba quyền là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp là quyền ban hành pháp luật, quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật và quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật.
Xem thêm : Z là tập hợp số gì? Tập hợp các số nguyên
Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ và quyền hạn “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;”. Như vậy quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Quốc hội có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước khác thay mặt mình ban hành văn bản dưới luật để quản lý xã hội.
Nội dung căn bản của quyền lập pháp chính là quyền đồng ý thông qua một chính sách hoặc một dự luật nào đó. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua dự án luật, tạo nên các quy tắc xử sự bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.
Quy trình lập pháp được tiến hành theo một trình tự, giai đoạn từ sáng kiến pháp luật, soạn thảo văn bản, trình dự án luật, thẩm tra, thảo luận, thông qua. Do đó soạn thảo luật chỉ là một công đoạn của hoạt động lập pháp mà không phải là yếu tố cấu thành quyền lập pháp.
Hoạt động lập pháp được tiến hành một cách thường xuyên theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội. Ở nước ta thì đa số các đạo luật đều do Chính phủ soạn thảo và trình lên Quốc hội do đó chủ thể lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật.
Tuy nhiên, dựa vào mối quan hệ giữa hai cơ quan là Quốc hội và Chính phủ thì Quốc hội chỉ ban hành luật dựa trên nhu cầu chính sách do Chính phủ báo cáo và thông qua chương trình làm việc của Chính phủ. Mối tương quan giữa lập pháp và hành pháp này nhằm đảm bảo cho pháp luật khi ban hành, áp dụng sẽ không xa rời thực tiễn.
Quốc hội có thể ủy quyền cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác ban hành văn bản quy phạm pháp luật để chi tiết hóa nội dung của đạo luật đó. Đây không phải là việc Quốc hội chia sẻ quyền lập pháp của mình cho cơ quan khác mà bản chất của hoạt động này là lập pháp ủy quyền. Quốc hội chỉ giao cho cơ quan nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội thường xuyên thay đổi để tránh trường hợp luật của Quốc hội phải thường xuyên thay đổi theo.
Xem thêm : Chuyển đổi thuê bao 11 số qua 10 số: dùng ứng dụng di động
Quyền hành pháp là một trong ba chức năng chính của nhà nước, cùng quyền lập pháp và quyền tư pháp hợp thành tạo nên quyền lực nhà nước.
Hành pháp chính là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo Hiến pháp để soạn thảo ra hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo các quy định của luật.
Đại diện cho hành pháp sẽ là Chính phủ, người đứng đầu là Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.
Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước với mục đích là để đảm bảo sự công tư công bằng của pháp luật, bảo vệ nền công lý, đảm bảo thực hiện tư pháp thì theo quy định pháp luật sẽ có các cơ quan tư pháp.
Tư pháp cũng chính là một trong ba chức năng chính của quyền lực nhà nước. Tư pháp là để mục đích trừng trị tội phạm cũng như giải quyết xung đột giữa các cá nhân.
Cơ quan tư pháp chính là hệ thống các tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, xung đột.
Trên đây là các thông tin về Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì ? [Cập nhập 2022] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/01/2024 17:18
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024