Categories: Tổng hợp

Bà bầu uống sâm được không? Lợi ích và rủi ro ra sao?

Published by

1/ Những tác dụng đáng quý của nhân sâm

Nhân sâm hay còn được gọi với cái tên thần thánh hơn là “thần dược”. Vẫn biết loại thảo dược quý này có nhiều tác dụng nhưng không phải ai sử dụng cũng sẽ mang lại hiệu quả. Hiện nay nhân sâm có nhiều loại khác nhau từ dạng tươi, dạng khô cho đến dạng nước. Các dòng nhân sâm như một loại thảo dược được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Á.

(Ảnh: Đẳng sâm sấy khô có nhiều tác dụng đáng quý cho sức khoẻ)

Những tác dụng đáng quý của nhân sâm như:

  • Tăng cường sức khỏe, tạo nên nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể.
  • Hỗ trợ về trí nhớ, giúp minh mẫn và tỉnh táo hơn. Đặc biệt là được sử dụng rất nhiều cho người già, người bệnh ốm yếu.
  • Nhân sâm có thể giảm được lượng đường trong máu và cân bằng huyết áp.
  • Loại bỏ mệt mỏi, hồi sinh sinh lực…

Mặc dù nhân sâm mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá về việc bà bầu sử dụng nhân sâm sẽ mang lại hiệu quả tốt. Ngược lại còn mang nhiều rủi ro không đáng có cho quá trình mang thai.

2/ Bà bầu có uống sâm được không?

Thông thường nhiều người thường có quan niệm rằng người mệt mỏi, ốm yếu hoặc cần bổ sung dinh dưỡng thì sử dụng sâm rất tốt. Thế nhưng bà bầu uống sâm được không? Hiện nay không có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định mẹ bầu nên sử dụng sâm. Vì thế trong suốt quá trình mang thai hoặc cho con bú thì bạn không nên sử dụng nhân sâm để cung cấp dinh dưỡng.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, trong nhân sâm có chứa hoạt chất Ginsenoside Rb1. Đây là loại chất có khả năng làm cho thai nhi bị ảnh hưởng, cụ thể là sẽ bị rối loạn phát triển. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm ở chuột. Vì thế tốt nhất khi sử dụng uống nhân sâm thì bà bầu cũng nên cẩn trọng. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

(Ảnh: Bà bầu không nên dùng sâm nếu không thật sự cần thiết)

Nếu như nhiều người vẫn nghĩ cần bổ sung thật nhiều dinh dưỡng cho mẹ bầu thì đó cũng là điều hoàn toàn không đúng. Bởi vì ở giai đoạn mới đầu của thai kỳ chỉ cần mẹ bầu chú ý về sức khỏe, không cần bắt buộc phải ăn uống quá nhiều dưỡng chất. Vì thế uống nhân sâm hay nhiều loại thảo dược khác cũng không phải là việc làm cần thiết.

3/ Có bầu uống nước sâm mát lạnh được không?

Người phụ nữ có bầu trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được uống nước sâm lạnh, bao gồm cả sâm lá dứa, sâm bông cúc, mã đề, thuốc giòi, râu bắp, mía lau, rễ cỏ tranh, lá lẻ bạn,… và các loại thảo mộc có tính mát khác. Nước sâm lạnh có tính mát, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Vào giai đoạn 3 tháng giữ chu kỳ, người mẹ có thể sử dụng nước sâm lạnh nhưng không được lạm dụng. Đối với nhân sâm thì càng không nên uống.

4/ Những tác hại khi mẹ bầu uống sâm

Qua những thông tin như trên thì chắc chắn bạn sẽ nắm được vấn đề bà bầu uống sâm được không. Ngoài ra bạn cũng cần nắm được những tác hại khi sử dụng nhân sâm như sau:

4.1/ Tình trạng nghén nặng hơn khi sử dụng nước sâm

Đối với các bà bầu thì giai đoạn ốm nghén vô cùng vất vả. Nhiều người thường không muốn ăn, bỏ bữa nên cố gắng bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc uống nước sâm. Tuy nhiên đây lại là việc làm sai lầm, bởi vì sâm sẽ là nguyên nhân khiến tình trạng nghén kéo dài, nặng hơn. Thậm chí còn có biểu hiệu buồn nôn nặng, đau đầu dai dẳng…

4.2/ Gây dị tật thai nhi

Nếu như đối với người bình thường khi sử dụng nhân sâm sẽ hỗ trợ rất tốt cho tim mạch, thị giác, xương khớp. Nhưng đối với những bà bầu khi sử dụng nhân sâm sẽ khiến thai nhi bị dị tật về tim, tay chân, mắt… Tác hại này đã được nghiên cứu và đưa ra kết luận cụ thể từ các nhà khoa học. Vì thế tốt nhất trong giai đoạn có bầu nếu muốn bé phát triển bình thường thì mẹ không nên sử dụng nước sâm hay các loại sâm tươi, sâm khô.

4.3/ Tiểu đường thai kỳ

Nếu như sử dụng nước sâm trong giai đoạn bầu quá nhiều sẽ khiến cho lượng đường dung nạp vào cơ thể bị rối loạn. Từ đó khiến mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tim mạch của mẹ và con.

4.4/ Tiêu chảy

Bà bầu uống sâm sẽ khiến tử cung co bóp mạnh, từ đó sẽ dễ nôn mửa, tiêu chảy. Việc sử dụng quá nhiều nhân sâm rất nguy hiểm, không chỉ đơn giản là tiêu chảy mà còn có nhiều trường hợp khiến mẹ bầu mất nước, tụt đường huyết, tai biến thai sản…

4.5/ Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Sâm có thể giúp những người bình thường ổn định được sức khỏe, ngủ ngon giấc, ăn nhiều hơn. Nhưng đối với bà bầu thì việc sử dụng nhân sâm sẽ khiến giấc ngủ bị rối loạn, dễ mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

5. Nên thay thế sâm bằng những loại nào nhiều dinh dưỡng cho bà bầu?

Mặc dù nhân sâm không sử dụng được cho các mẹ bầu nhưng còn có nhiều loại thực phẩm, đồ uống khác có lợi. Những loại nước uống thay thế cho nhân sâm bạn có thể lựa chọn như:

5.1/ Sữa

Đầu tiên chắc chắn không thể thiếu đó chính là sữa dành cho bà bầu. Trong sữa sẽ có nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau vừa có thể cung cấp sức khỏe cho mẹ vừa giúp bé phát triển và hấp thụ được tốt hơn. Tuy nhiên các bà bầu cũng nên biết chọn lọc loại sữa thích hợp, có thể sử dụng sữa đã qua tiệt trùng để an toàn hơn.

5.2/ Nước hoa quả tươi ép

Một trong những loại nước ép tốt nhất đó chính là từ hoa quả tươi. Những chất dinh dưỡng từ sự kết hợp của nhiều loại hoa quả rất thích hợp cho mẹ bầu. Vừa hỗ trợ giảm nghén, giữ vóc dáng, sáng da lại có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

5.3/ Nước mía

Nước mía có nhiều dinh dưỡng, chất canxi, sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin C,… cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên lượng đường trong mía cũng khá nhiều nên bà bầu cũng không nên sử dụng quá nhiều khiến gây tiểu đường thai kỳ.

(Ảnh: Bà bầu nên uống nước mía với lượng vừa đủ)

5.4/ Trà thảo mộc

Loại trà thảo mộc như trà hoa cúc cũng sẽ là một loại nước uống tốt cho mẹ bầu. Vừa giải khát, vừa giảm nghén lại mang đến cảm giác thoải mái nhất. Thêm vào đó còn làm mát cơ thể, khử độc từ bên trong.

5.5/ Uống nước gạo lứt

Nếu như bà bầu trong giai đoạn ốm nghén, khó chịu thì hãy uống trà gạo lứt rang kèm với gừng để giảm thiểu tình trạng nghén. Ngoài ra dùng trà gạo lứt cũng là cách để mẹ bầu ổn định được huyết áp, tránh tình trạng tai biến sản khoa gây ảnh hưởng đến phát triển của bé và sức khỏe của mẹ bầu.

Có rất nhiều loại đồ uống tốt vì thế các mẹ không cần phải băn khoăn bà bầu uống sâm được không mà còn có thể thay thế bằng nhiều loại đồ uống khác. Đồng thời những đồ uống thiên về ngọt cũng cần được hạn chế. Cũng cần chú ý thêm về việc lựa chọn rau củ quả ép nước đảm bảo là thực phẩm sạch, an toàn.

Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ uống đông trùng hạ thảo có tốt không?

Như vậy bài viết đã giải đáp thắc mắc bà bầu uống sâm được không cũng như những rủi ro khi sử dụng sâm cho bà bầu. Hector hi vọng các bà bầu sẽ có sự lựa chọn tốt về nguồn dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.

Có thể bạn quan tâm: Bầu uống collagen được không?

This post was last modified on %s = human-readable time difference 19:43

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem số MAY MẮN giúp bạn ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…

7 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Thìn khôn ngoan, Dần may mắn

Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn

7 giờ ago

Cảnh báo 4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, tháng 11/2024 chớ vội đầu tư

Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…

9 giờ ago

4 con giáp VƯỢT chông gai để LỘI NGƯỢC dòng xuất sắc cuối năm 2024, TIỀN của tràn vào nhà

4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…

10 giờ ago

Tuần mới (4 – 10/11) ôm trọn may mắn, 3 con giáp mở mày mở mặt khi thăng hoa vượt kỳ vọng

Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…

15 giờ ago

Cách giúp 12 con giáp đạp gió rẽ sóng, chinh phục đỉnh cao trong tháng 11/2024

Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024

15 giờ ago