Categories: Tổng hợp

Con rạ là gì? Dấu hiệu sắp sinh con rạ (con thứ) chính xác

Published by

Nhiều bà mẹ đã trải qua một lần sinh nở vì nhiều lý do mà thường bỏ qua các dấu hiệu sắp sinh. Vậy nên một số trường hợp mẹ bầu không thể dự đoán chính xác thời điểm chuyển dạ và cũng không chắc nó sẽ kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu. Chính vì thế, trong bài viết này, Huggies sẽ chia sẻ một số dấu hiệu sắp sinh con rạ thường gặp để giúp các sản phụ chủ động hơn trước khi sinh con.

Xem thêm:

Dấu hiệu sắp sinh con so phổ biến Dịch nhầy màu hồng khi mang thai tháng cuối là gì?

Con rạ là gì?

Con rạ là một thuật ngữ thông tục để chỉ những đứa trẻ được sinh sau con đầu lòng, hay chính là con thứ. Còn con so là cách gọi dân gian chỉ những đứa con đầu lòng. Nhiều ý kiến cho rằng con rạ hay con so cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm sinh. Vì vậy, việc sinh con rạ sớm hay muộn thường là nỗi băn khoăn của nhiều bà bầu.

Tham khảo thêm:

Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? 10 loại thực phẩm mẹ nên tránh Kiêng cữ khi mang thai: Có bầu nên kiêng gì để con khỏe mạnh?

Con rạ là cách gọi dân gian, chỉ em bé được sinh ra sau con đầu lòng (Nguồn: Sưu tầm)

Sự khác nhau giữa sinh con rạ và sinh con so

Mặc dù việc sinh con một lần đã mang lại cho người mẹ nhiều kinh nghiệm quý giá, nhưng thực tế là không phải những lần sinh nở cũng như nhau. Khi mang thai lần 2, việc sinh con rạ sẽ khác với con so ở những điểm sau:

Chuyển dạ muộn hơn

Trên thực tế, thời điểm sinh được quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm cơ địa, sức khỏe của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi và các tác động bên ngoài. Khi mẹ mang thai con rạ thường có dấu hiệu chuyển dạ muộn hơn từ 7 đến 10 ngày so với con so.

Quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra nhanh hơn

Nếu cuộc chuyển dạ kéo dài trung bình 18 giờ trong lần sinh đầu tiên, thì chuyển dạ sau chỉ kéo dài trung bình khoảng 8 giờ. Điều này khác nhau ở mỗi mẹ bầu có sức khỏe khác nhau, nhưng nhìn chung, lần sinh thứ hai sẽ nhanh hơn.

Cổ tử cung và tầng sinh môn của mẹ bầu đã giãn ra do quá trình sinh nở một lần trước đó. Do đó, đối với những sản phụ có thai kỳ khỏe mạnh và sức khỏe ổn định thì quá trình sinh nở tự nhiên sẽ diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Vì cổ tử cung sẽ mở trong thời gian ngắn hơn.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)

Quá trình rặn khi sinh thường cũng nhanh hơn

Các cơ và dây chằng vùng chậu và âm đạo đã từng trải qua cuộc vượt cạn trước đó nên chúng sẽ được thả lỏng và dẻo dai hơn rất nhiều. Hơn nữa, mẹ bầu đã có kinh nghiệm rặn đẻ và cách thở trước nên quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn.

Tham khảo thêm:

Cách rặn và thở khi sinh thường nhanh không đau Mang thai 3 tháng cuối & 10 điều mẹ bầu cần lưu ý

Đau nhức nhiều hơn

Vì tử cung của phụ nữ sau khi sinh nở một lần trước đó đã giãn ra nhiều nên các cơn co thắt tử cung trong lần chuyển dạ tiếp theo sẽ có xu hướng mạnh hơn khiến bà bầu đau đớn hơn. Hơn nữa, đối với những mẹ sinh mổ, vết mổ mới tiếp liền vết mổ cũ khiến mẹ đau hơn nhiều nếu mẹ sinh mổ thời điểm gần nhau.

Lần vượt cạn thứ hai cũng sẽ tương tự như lần thứ nhất, nhưng chắc chắn sản phụ sẽ tự tin hơn. Bởi lẽ, dù trải qua muôn vàn nỗi đau nhưng niềm vui lớn nhất của mỗi người mẹ là được nhìn thấy đứa con yêu của mình được bình an chào đời.

Tham khảo thêm: Sinh mổ lần 2: Có đau hơn không & kinh nghiệm chuẩn bị

Mẹ mang thai con rạ sẽ cảm thấy những cơn đau nhức mạnh mẽ và diễn ra thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)

Con rạ thường sinh vào tuần mấy?

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định con so hay con rạ sẽ được sinh ra vào tuần thai nào. Tuy nhiên, một số thai phụ cho rằng việc mang thai con rạ hay con so cũng có ảnh hưởng đến thời gian sinh nở: bé đầu lòng thường chuyển dạ trước ngày dự sinh từ 7 đến 10 ngày, thậm chí sớm hơn. Trong khi đó, con rạ thường được sinh ra rất gần hoặc muộn hơn so với ngày dự sinh.

Thực tế, việc sinh sớm hay muộn còn được quyết định bởi cơ địa, sức khỏe của mẹ và sự lớn lên của thai nhi. Hơn nữa, những yếu tố từ bên ngoài như tâm lý, kích thích,… đều có ảnh hưởng đến thời điểm sinh nở.

Tham khảo thêm: Can thiệp giục sinh bằng phương pháp lóc ối

Dấu hiệu sắp sinh con rạ (con thứ) chính xác

Biết được các dấu hiệu sắp sinh con rạ có thể giúp mẹ bầu dự đoán được thời gian sinh con, từ đó lên kế hoạch cho ngày sinh nở một cách kỹ lưỡng nhất có thể. Dưới đây là những dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến nhất mà mẹ có thể tham khảo:

Bụng bầu tụt xuống

Các sản phụ có thể cảm thấy bụng bầu của mình đang tụt xuống thấp dần vào tháng cuối của thai kỳ. Điều đó có ý nghĩa là thai nhi trong bụng mẹ đang có xu hướng dịch chuyển đến khung xương chậu của mẹ. Đầu của em bé quay về phía đáy tử cung và đây là tư thế thuận lợi nhất trong sinh nở.

Khung chậu đã có phần giãn ra ở những mẹ sinh con lần hai nên khó nhận thấy bụng tụt xuống như lần mang thai con đầu lòng. Lúc này, mẹ bầu có thể thử đặt tay lên ngực. Nếu ngực và bụng không chạm sát nhau chứng tỏ thai nhi đã tụt xuống. Thai phụ có thể để ý các dấu hiệu chuyển dạ khác trong thời gian chờ đến ngày dự sinh.

Tham khảo: Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh & Cách tính ngày dự sinh

Mẹ bầu cảm thấy bụng bầu tụt xuống thấp dần là một trong những dấu hiệu sắp sinh con rạ (Nguồn: Sưu tầm)

Đau vùng lưng dưới

Nhiều phụ nữ sắp sinh chia sẻ kinh nghiệm của họ rằng phần lưng dưới sẽ đau kinh khủng khi ngày sinh con cận kề. Nguyên nhân là do em bé tụt xuống thấp, gây áp lực lên lưng. Lúc này các dây chằng ở vùng xương chậu bị kéo căng khiến sản phụ khó chịu nhiều hơn. Vì thế, nếu mẹ bầu đang bị đau lưng một cách đặc biệt, điều đó cho thấy con yêu của bạn sắp chào đời.

Tham khảo thêm:

Dấu hiệu sinh non, dọa sinh non & cách điều trị Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai hiệu quả

Vỡ ối

Khi nước ối bắt đầu chảy ra dữ dội, giống như cách mà bong bóng nước vỡ ra thì thai phụ phải nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tiến hành làm thủ tục sinh nở. Đối với các bà mẹ sinh thường thì bạn sẽ sinh con sau lúc vỡ ối khoảng 7-10 giờ. Đừng chờ chần chừ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu vỡ ối vì thai nhi sẽ bị mất nước ối, thiếu oxy gây nguy hiểm cho em bé.

Tham khảo thêm: Cách giảm đau khi chuyển dạ và sinh con cho mẹ bầu

Tiêu chảy

Tiêu chảy khi mang thai không phải lúc nào cũng do mẹ ăn phải chất lạ hoặc không hợp vệ sinh. Khi em bé sắp chào đời, nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến đường ruột khiến chúng bị giãn ra nhiều hơn bình thường, gây ra tình trạng đau bụng cho mẹ bầu.

Sản phụ sẽ thường xuyên đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày. Nhiều người cho rằng, việc đi ngoài như vậy giúp đào thải các chất cặn bã còn sót lại trong bụng mẹ, giúp em bé chào đời được sạch sẽ.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách chữa trị an toàn, hiệu quả

Co thắt tử cung

Không giống với những cơn gò tử cung còn hay gọi là “cơn đau chuyển dạ giả” thường gặp trong ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua cơn đau chuyển dạ thật vào ngày dự sinh. Vào thời điểm này, cổ tử cung ngày càng mỏng hơn và giãn ra.

Bụng của mẹ dường như cứng hơn bình thường và các cơn co thắt có thể mạnh, liên hồi và kéo dài. Với những mẹ bầu đã trải nghiệm sinh con trước đó, cơn đau chuyển dạ sẽ không còn khiến bạn bỡ ngỡ như lần đầu. Lúc này, sản phụ nên ổn định tinh thần và thu xếp mọi thứ cần thiết cho quá trình sinh con suôn sẻ.

Tham khảo thêm:

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không? Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có nguy hiểm không?

Một dấu hiệu sắp sinh con rạ đó là những cơn gò tử cung mạnh mẽ và kéo dài (Nguồn: Sưu tầm)

Ra huyết cá

Đây là thuật ngữ gọi theo dân gian nói về việc mẹ bầu ra máu âm đạo khi đến ngày sinh nở. Khi đến ngày dự sinh, thai phụ có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra dày đặc hơn bình thường, sẽ có một ít máu. Do màu máu tiết ra này thường có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt và hơi nhớt nên được gọi là máu cá hay huyết cá.

Tham khảo thêm:

Cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho bà bầu Lịch thai sản và cách tính ngày dự sinh Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật sự

Trên đây là những chia sẻ của Huggies về những dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến nhất ở phần lớn sản phụ. Mỗi người mẹ sẽ tự tạo cho mình những kinh nghiệm chuẩn bị sinh kỹ lưỡng nhất qua mỗi lần vượt cạn. Để đảm bảo quá trình sinh nở an toàn, thai phụ nên đi khám thai định kỳ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai và Góc chuyên gia của Huggies nhé!

This post was last modified on 08/01/2024 11:45

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago