Hoa tam thất từ lâu đã được biết đến là thảo dược quý, mang đến tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên đặc điểm, công dụng và cách dùng như thế nào để mang lại hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn các thông tin chi tiết về hoa tam thất những điều cần biết.
Đây là hoa của cây tam thất, với các tên gọi khác như: sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm…
Bạn đang xem: SỞ Y TẾ THÁI NGUYÊN
Danh pháp khoa học của cây tam thất : Panax pseudoginseng., họ Nhân sâm (Araliaceae)
Hoa bắt đầu mọc khi cây được trồng khoảng 3 năm. Nó có màu xanh lục nhạt, kích thước khoảng 3 – 5 cm, gồm nhiều bông chụm lại giống như bông súp lơ. Hoa bắt đầu nở vào tháng 4 đến tháng 5.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa nụ hoa tam thất và hoa tam thất. Nó không chỉ khác nhau về thời điểm thu hoạch mà còn ở giá trị kinh tế cũng như những công dụng mà nó mang lại:
Cây được phân bố ở nhiều nước như Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, mọc chủ yếu ở những đồi núi cao.
Ở Việt Nam cây có nhiều ở vùng Tây Bắc như Sapa, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu…
Tại các tỉnh này, ngoài công dụng là vị thuốc thì dược liệu còn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây.
Thu hoạch hoa vào mùa hoa nở rộ, khoảng tháng 6-7. Sau đó sẽ được phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài.
Cách bảo quản : Hoa tươi và khô sẽ có cách bảo quản khác nhau.
Cụ thể như sau :
Lưu ý khi xử lý hoa tam thất bị mốc : Hoa bị mốc thì nên bỏ đi, không nên sử dụng. Nhiều người có thói quen rửa sạch rồi tiếp tục dùng. Điều này gây hại cho cơ thể vì độc tố Aflatoxin đã ngấm sâu trong dược liệu.
Dược liệu được chia thành 2 loại chính : hoa tam thất bắc và hoa tam thất nam. Trong đó, theo nghiên cứu thì loại tam thất bắc có nhiều dưỡng chất tốt hơn so với tam thất nam. Đặc biệt, dược liệu này còn rất tốt cho hệ tim mạch, giúp ngăn ngừa nguy cơ đau tim,…
Để biết hoa tam thất bắc hay hoa tam thất nam có tác dụng gì, phần dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Dược liệu từ xưa đến nay được sử dụng khá phổ biến. Vậy hoa tam thất có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Các chuyên gia đông y cho rằng: dược liệu có tính mát, vị ngọt. Công dụng của hoa tam thất là hạ huyết áp, thanh nhiệt, bình can, bổ huyết và an thần, điều hòa giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn giúp phòng chống bệnh ung thư, điều trị bệnh về gan, giúp phụ nữ sau sinh lợi sữa.
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong dược liệu có chứa nhiều Saponin. Đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm nhiễm, ngăn ngừa lão hóa tế bào. Không chỉ vậy, nó còn giúp điều hòa huyết áp, tăng cường chức năng cho tim mạch.
Mặt khác, các nghiên cứu cũng chỉ ra trong dược liệu còn chứa nhiều hợp chất có nhân Sterol, Fe, Ca và các acid amin…Vì thế, tác dụng của nụ hoa tam thất là cầm máu, tiêu ứ, điều hòa khí huyết và nhiều công dụng khác nữa.
Cụ thể các tác dụng hoa tam thất như sau:
Thành phần Saponin ginsenoid trong dược liệu có tác dụng kích thích trực tiếp vào thần kinh trung ương, cải thiện tuần hoàn máu, an thần. Vì vậy, trước khi đi ngủ nếu uống một ly trà được pha từ hoa thì sẽ giúp cho giấc ngủ đến nhanh hơn, sâu hơn. Điều quan trọng là sáng ngủ dậy cảm giác sảng khoái, không bị mệt mỏi như các loại thuốc tây gây ngủ.
Xem thêm : Số 0 là số gì? Là số chẵn hay lẻ? Ý nghĩa thực sự ra sao?
Dược liệu có tác dụng giúp điều hòa, làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, vị thuốc giúp điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể không vượt mức quá cho phép, giúp việc trao đổi chất và thanh lọc diễn ra dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm cân, giữ dáng.
Vị thuốc này rất tốt cho người huyết áp cao. Dùng đều đặn hàng ngày sẽ giúp cho huyết áp giảm dần dần về mức ổn định.
Tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch có được nhờ thành phần notogin trong hoa. Hoạt chất giúp giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm các biến chứng về tim mạch như nhồi máu cơ tim hay co thắt lồng ngực.
Nụ hoa tam thất có tác dụng gì với bệnh tiểu đường? Nghiên cứu cho thấy, dược liệu có thành phần là các hoạt chất giúp cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Đặc biệt, nó không chứa đường glucose nên người tiểu đường có thể yên tâm sử dụng.
Vị thuốc có tính năng giải độc gan, giúp gan giải độc, ngăn ngừa tình trạng tổn hại ở gan. Từ đó chức năng của gan được tăng cường nhiều hơn; góp phần phòng tránh một số bệnh như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan…
Loại hoa này giúp cải thiện một số triệu chứng của phụ nữ sau sinh như stress, trầm cảm…Những tình trạng này thường là nguyên nhân phát sinh ra vấn đề mụn nhọt, da xạm, thiếu máu, ốm vặt…Bởi vậy, đây là một dược liệu quý mà phụ nữ sau sinh không nên bỏ qua.
Đặc biệt, dược liệu còn giúp kích thích tuyến sữa, giúp nguồn sữa mẹ luôn dồi dào. Đây cũng là một công dụng của củ tam thất. Ăn tam thất lúc nào thì tốt cho phụ nữ sau sinh (cả củ và hoa)? Câu trả lời là có thể sử dụng trước hay sau ăn 30 phút đến 1h đều mang lại hiệu quả cao.
Một công dụng của nụ hoa tam thất được các nhà khoa học phát hiện ra chính là giúp đẹp da, chống lão hóa da, ổn định lượng nước trên da. Nhờ đó mà da sẽ được hồng hào, mịn màng nếu sử dụng dược liệu hàng ngày.
Các nghiên cứu đã cho thấy vị thuốc giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, kích thích hệ miễn dịch. Từ đó, giảm được các bệnh vặt như cảm cúm, ho, sốt…
Dược liệu chứa nhiều hợp chất tốt cho trí não. Nếu dùng với hàm lượng hợp lý, không những giúp giảm stress, thư giãn mà nó còn giúp cải thiện trí nhớ tốt.
Chiếu xuất từ nụ hoa tam thất được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa khối u, ức chế sự hình thành phát triển của tế bào ung thư.
Vị thuốc có tác dụng tăng cường tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, nó giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu, hạn chế các triệu chứng như đau đầu hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực.
Có rất nhiều cách sử dụng hoa, từ việc làm thực phẩm ăn hàng ngày hay pha trà, ngâm rượu hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Tất cả đều mang lại công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Nguyên liệu: 300g thịt bò hoặc thịt lợn nạc, 100g hoa tươi, hành lá, cà chua, tỏi, hạt tiêu đen, các gia vị bột canh, mì chính.
Cách làm:
Đây là cách được nhiều người áp dụng vì tính tiện lợi, nhanh gọn. Cách pha hoa tam thất như sau:
Nguyên liệu
Cách làm:
Mỗi ngày chỉ nên thay 2 lần nước trà và sử dụng hết trong ngày, không nên để sang ngày hôm sau. Để giúp giấc ngủ ngon hơn, có thể uống vào trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút.
Uống hoa tam thất có tác dụng gì với sức khỏe? Với 3 cách làm như trên, dược liệu được áp dụng để chữa các bệnh như: mất ngủ, thiếu máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh gan…
Ngoài cách dùng đơn giản như trên, dược liệu còn được kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh. Một số bài thuốc có thể kể đến dưới đây:
Xem thêm : Cách tẩy nốt ruồi bằng kem đánh răng có hiệu quả không
Bài thuốc chữa mất ngủ
Nguyên liệu: Hoa tam thất 20g, lá dâu tằm 20g, ngọn lạc tiên 20g.
Cách làm:
Bài thuốc phòng ngừa bị đau thắt ngực
Nguyên liệu: Dược liệu hoa 20g, đan sâm 20g
Cách làm:
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể
Nguyên liệu: Dược liệu 12g, ích mẫu 40g, sâm bổ trinh 40g, kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g.
Cách làm:
Mặc dù hoa tam thất rất tốt với sức khỏe, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Bởi vậy, có không ít câu hỏi băn khoăn xoay quanh dược liệu này.
Dược liệu không hạn chế đối tượng sử dụng là đàn ông hay phụ nữ. Nếu biết cách sử dụng, nó sẽ là vị thuốc tốt cho sức khỏe của các quý ông.
Chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ có thai, bởi tác dụng hoạt huyết của vị thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Hoa tam thất nóng hay mát? Theo các nghiên cứu, dược liệu có tính mát. Bởi vậy cần thận trọng khi dùng cho các đối tượng như: người thể trạng hàn, thường đại tiện lỏng nát hoặc chân tay lạnh, người đang cảm lạnh…Bởi tính mát của dược liệu sẽ khiến cho tình trạng của người sử dụng nặng thêm.
Không nên dùng vì tác dụng hoạt huyết của vị thuốc sẽ khiến kinh nguyệt ra quá nhiều.
Dù là thảo dược lành tính nhưng không nên sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài. Tính mát của dược liệu sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, gây đầy bụng, chậm tiêu nếu sử dụng nhiều lâu dài.
Người huyết áp thấp chỉ nên sử dụng hàm lượng nhỏ và không nên sử dụng thường xuyên vì tác dụng hạ áp của dược liệu sẽ khiến chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt…
Lưu ý: không sử dụng quá liều 9g vị thuốc mỗi ngày. Nếu sử dụng quá liều, tác hại của hoa tam thất với sức khỏe sẽ khó lường trước, mức độ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Tam thất được trồng ở vùng cao và phải mất ít nhất 3 năm mới có thể thu hoạch được hoa, một cây ra ít hoa và không phải mùa nào cũng có. Ngoài ra, trong dược liệu có chứa nhiều chất bổ dưỡng chữa nhiều loại bệnh nên giá thành cao là điều dễ hiểu. Trên thị trường hiện nay nhiều nơi bày bán dược liệu với giá từ 900.000 – 1000.000 VNĐ/kg. Tuy nhiên, người dùng khó có thể kiểm soát được chất lượng nếu không biết rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hoa tam thất hay trà hoa tam thất bán ở đâu tốt?
Chúng tôi mong rằng với bài viết trên đây đã giúp quý độc giả hiểu rõ hoa tam thất chữa bệnh gì cũng như cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng vị dược liệu này sẽ giúp các bạn cải thiện, nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình.
Nguồn tham khảo: https://www.tapchidongy.org/duoc-lieu/hoa-tam-that (Tạp chí đông y)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 22/04/2024 16:40
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…