1. Khái niệm lipid là gì?
Lipid còn được gọi bằng tên khác là chất béo. Nó được tạo ra từ quá trình este hóa của glycerol và các acid béo. Lipid có tính chất không tan trong nước, tồn tại theo 2 dạng là thể lỏng (dầu) và thể rắn (mỡ).
Bạn đang xem: Tin tức
Bạn có thể tìm thấy lipid từ nguồn thức ăn động vật và cả thực vật. Các lipid có trong nguồn gốc động vật sẽ là từ thịt, cá, trứng, thủy hải sản,… Còn lipid từ nguồn gốc thực vật được tìm thấy trong bơ thực vật, đậu nành, vừng, đậu lạc, dầu tinh luyện,…
Lipid trong cơ thể con người được phân chia theo 3 dạng như sau:
Con người có thể lấy lipid từ thực vật
Cấu tạo của lipid đơn giản gồm có Hydro (H), Oxy (O), Carbon (C). Còn Lipid phức tạp ngoài 3 thành phần C, H, O còn có thêm các nguyên tố khác cấu thành như P, S,…
Lipid đơn giản được cấu tạo từ gốc acid béo (là loại acid đơn chức mạch dài, số C chẵn, không phân nhánh) liên kết với gốc hidrocacbon của glycerol.
Trong chất béo thường chứa một số loại axit béo như:
Công thức cấu tạo lipid được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trong đó: R1, R2, R3 là ký hiệu của các gốc hidrocacbon, chúng có thể giống hoặc khác nhau.
Xem thêm : SIM bị khoá, thu hồi số điện thoại trước 31/5/2023 có lấy lại được không?
Lipid máu còn có tên gọi khác là mỡ máu, bao gồm những thành phần chính như sau:
Cholesterol
Phần lớn Cholesterol máu là do gan và các cơ quan khác sản xuất, một phần nhỏ là hấp thụ từ thức ăn. Cholesterol tham gia vào các hoạt động của tế bào thần kinh, sản xuất hormone và hầu hết hoạt động sống khác của cơ thể. Bởi vì lipid không tan trong nước nên lipid sẽ không lưu hành đơn độc mà nó sẽ gắn cùng phân tử protein tạo thành phức hợp lipoprotein trong máu. Có 3 loại lipoprotein đó là:
Triglyceride
Đây là dạng chất béo trung tính, thuộc nhóm lipid dự trữ ở dưới da, có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của cơ thể và chế độ ăn uống hàng ngày. Triglyceride phần lớn được tổng hợp ở hệ tiêu hóa và sinh tổng hợp tại gan. Khi thoái hóa loại lipid này sẽ chuyển thành năng lượng phục vụ các hoạt động của cơ thể.
Lipid cũng chứa trong các thức ăn có nguồn gốc từ động vật
Phospholipid
Một thành phần khác của lipid đó là Phospholipid tham gia vào quá trình cấu tạo nên màng tế bào. Một đầu của Phospholipid có tính chất kỵ nước với 2 acid, đầu còn lại ưa nước do một nhóm phosphate cấu thành. Phân tử glycerol sẽ là liên kết nối liền 2 đầu này với nhau.
Phospholipid là thành phần góp mặt trong quá trình chuyển hóa mỡ và tế bào nên nó đóng vai trò đáng kể trong việc chuyển hóa, sử dụng, hấp thu và điều hòa Cholesterol.
Chylomicron
Xem thêm : Top 10+ trường THPT tốt nhất Hải Phòng nên lựa chọn theo học
Chylomicron có kích thước lớn nhất và đồng thời hàm lượng Triglyceride của nó cũng rất cao (90%). Các hạt lipoprotein này do nội mô ruột sản sinh ra với nhiệm vụ vận chuyển Cholesterol và Triglyceride của thức ăn vào hệ tuần hoàn.
Enzym lipoprotein lipase trong máu sẽ thủy phân Chylomicron thành dạng acid béo tự do, sau đó chúng được hấp thụ vào cơ và mỡ. Tại đây chúng sẽ trải qua quá trình oxy hóa để trở thành năng lượng, hoặc tái tổng hợp thành Triglyceride và tích hợp vào Chylomicron ở thành ruột. Như vậy Chylomicron sau khi trải qua quá trình biến đổi này sẽ dần trở thành Chylomicron chứa ít Triglyceride và có nhiều Cholesterol tự do.
Sản xuất và dự trữ năng lượng cho cơ thể là vai trò chính của chất béo. Trung bình 1g lipid = 9 calo, trong khi đó 1g carbohydrate và protein chỉ có 4 calo. Phải có đến 50% số năng lượng mà cơ thể con người sử dụng trong các hoạt động hàng ngày là lấy từ lipid. Nếu mỗi ngày bạn hấp thụ quá nhiều calo thì chúng sẽ trở thành năng lượng dư thừa, được cơ thể cất giữ theo dạng lipid và đẩy vào các tế bào mỡ.
Các chất béo như cholesterol, glycolipid có vai trò cấu tạo nên màng tế bào, tủy não và hệ thống mô thần kinh. Trong đó phải có tới 60% tế bào não là được cấu tạo từ lipid, nhất là nhóm acid béo không no Omega-3 và Omega-6.
Chất béo góp phần xây dựng nên cấu trúc của bao myelin bọc quanh dây thần kinh đó chính là Phospholipid. Nó giúp tăng cường sự nhạy bén của hoạt động trí não cũng như bảo vệ chức năng não bộ trước nguy cơ suy giảm trí nhớ do tuổi tác.
Lipid có vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên các tổ chức, cơ quan và màng tế bào
Các loại vitamin như vitamin A, D, E, K không thể tan trong nước mà nó sẽ tan trong chất béo. Chính vì vậy chất béo giữ vai trò tạo thành một môi trường dung môi hòa tan những vitamin này, từ đó hỗ trợ cơ thể hấp thu hiệu quả các loại vitamin thiết yếu.
Lipid còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng mất nhiệt dưới da, giúp giữ ấm cho cơ thể nhưng đồng thời cũng giúp ngăn cản dòng nhiệt từ bên ngoài môi trường xâm nhập sâu vào cơ thể. Hay nói cách khác là nhờ có lipid, con người có thể duy trì sự ổn định của thân nhiệt trước các biến thiên nhiệt lượng từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, chất béo còn tập trung tại các phủ tạng và nó hoạt động giống như một lớp bảo vệ những cơ quan này trước các va đập, giữ chúng được cố định ở đúng vị trí và tránh những ảnh hưởng bất lợi từ tác động của ngoại cảnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thành phần, chức năng và cấu tạo lipid. Để có một cơ thể khỏe mạnh thì bạn nên ưu tiên những món ăn cung cấp chất béo tốt và hạn chế những thói quen ăn uống làm tăng chất béo xấu. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích đối với bạn, nếu cần được hỗ trợ, quý bạn đọc có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/05/2024 00:37
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024