Với loạt bài Công thức tính áp suất chất lỏng Vật Lí lớp 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 8.
Bài viết Công thức tính áp suất chất lỏng hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính áp suất chất lỏng Vật Lí 8.
1. Định nghĩa
Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
2. Công thức
– Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
Trong đó:
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3),
h: là chiều cao của cột chất lỏng (m) – tính từ mặt thoáng chất lỏng,
p: là áp suất đáy cột chất lỏng (Pa).
– Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ cao h) có độ lớn như nhau.
Vì A, B cùng nằm trên một mặt phẳng nên ta có: pA = pB
3. Kiến thức mở rộng
– Từ công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, ta suy ra công thức tính chiều cao của cột chất lỏng (độ sâu của điểm tính áp suất):
– Đổi từ khối lượng riêng ra trọng lượng riêng: d = 10.D.
– Nếu bình chứa hai chất lỏng không hòa tan thì áp suất tại một điểm ở đáy bình được tính bằng công thức: p = d1.h1 + d2.h2
Trong đó:
Xem thêm : Bà bầu ăn tiết canh coi chừng rước bệnh nguy hiểm vào người
h1 và h2 là độ cao của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.
d1 và d2 là trọng lượng riêng của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.
– Bình thông nhau:
+ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao (không phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh).
+ Khi đổ nhiều chất lỏng vào bình thông nhau, các nhánh của cột chất lỏng trong các nhánh không bằng nhau, tuy nhiên các điểm ở cùng độ cao (tính từ đáy) trong lòng chất lỏng có áp suất bằng nhau.
+ Ứng dụng: Máy nén thuỷ lực: nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất, nên ta luôn có:
Trong đó:
f là lực tác dụng lên pittong nhỏ có tiết diện s,
F là lực tác dụng lên pittong lớn có tiết diện S.
4. Bài tập minh họa
BÀI TẬP 1: Một bể chứa nước cao 1,5m chứa đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bể và lên một điểm cách đáy bể 50 cm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Tóm tắt:
h1 = 1,5 m, h2 = 50 cm, d = 10000 N/m3.
p1 = ?, p2 = ?
Giải:
Đổi: h2 = 50 cm = 0,5 m.
Áp suất nước tác dụng lên đáy bể là:
p1 = d.h1 = 10000.1,5 = 15000 (Pa).
Xem thêm : Bật mí tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm rượu khiến bạn kinh ngạc
Áp suất nước tác dụng lên một điểm cách đáy bể 50 cm là:
p2 = d.h2 = 10000.0,5 = 5000 (Pa).
BÀI TẬP 2: Người ta dùng một lực 100 N để nâng một vật nặng 500 kg lên bằng máy nén thuỷ lực. Hỏi diện tích của pittong lớn và pittong nhỏ của máy nén thuỷ lực này có đặc điểm gì?
Tóm tắt:
f = 100 N, m = 500 kg.
Liên hệ S và s?
Giải:
Lực nhỏ nhất cần tác dụng vào pittong lớn đề nâng được vật nặng 500 kg lên là:
F = P = 10.m = 10.500 = 5000 (N).
Để nâng được vật nặng F = 5000N bằng một lực f = 100N thì diện tích S của pittông lớn và diện tích s của pittông nhỏ của máy thủy lực phải thỏa mãn điều kiện:
=> S = 50s.
Vậy diện tích pittông lớn bằng 50 lần diện tích pittông nhỏ.
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 8 quan trọng hay khác:
Công thức tính áp suất khí quyển
Công thức tính lực đẩy ác-si-mét
Công thức tính công cơ học
Công thức tính hiệu suất máy cơ đơn giản
Công thức tính công suất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:41
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024