Thuế giá trị gia tăng được xem là thuế tiêu dùng thông thường đánh vào đa số các loại hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường nội địa hiện nay. Có 2 phương pháp tính thuế chủ yếu được nhiều cơ sở kinh doanh áp dụng là trực tiếp và khấu trừ. Để hiểu hơn về vấn đề này, dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các cách tính thuế VAT chi tiết nhất và ví dụ minh họa cụ thể cho từng trường hợp. Cùng đón xem!
Cách tính thuế giá trị gia tăng
Tại Điều 2, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 có đề cập đến khái niệm thuế giá trị gia tăng như sau:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Từ đó, có thể hiểu rằng, thuế giá trị gia tăng (GTGT hay VAT) được tính dựa trên phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ chứ không phải là toàn bộ giá trị.
Nhiều người thường nhầm lẫn thuế GTGT là thuế do các tổ chức kinh doanh phải chịu và nộp cho Nhà nước. Tuy nhiên, thực chất loại thuế này sẽ được cộng trực tiếp vào giá trị hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ là người chi trả. Các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thu và trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Do đó, thuế GTGT được xếp vào loại thuế gián thu.
Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu
Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Đơn vị nộp thuế vào ngân sách Nhà nước là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, thuế GTGT nhiều giai đoạn không trùng lặp nhau
Loại thuế này đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển sản phẩm từ sản xuất cho đến tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của chính giai đoạn đó, không trùng lặp với các giai đoạn trước. Do đó, tổng số thuế GTGT thu được khi sản phẩm, dịch vụ trải qua tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán do người tiêu dùng chịu.
Thứ ba, đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến
Các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng nội địa đều thuộc danh sách đánh thuế GTGT cho dù được tạo ra trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài.
Thứ tư, thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng
Là loại thuế tiêu dùng thông thường, thuế GTGT đánh vào hầu hết mọi loại hàng hóa, dịch vụ.
Đặc điểm của thuế GTGT
*** Tham khảo: Thuế môn bài
Mức thuế suất
Đối tượng
0%
5%
10%
Các đối tượng hàng hóa, dịch vụ không nằm trong 2 mức thuế suất trên.
Thuế suất thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế giá trị gia tăng * Thuế suất
Ví dụ minh họa:
Hàng hóa A có giá bán không bao gồm thuế GTGT là 1 triệu đồng.
Mức thuế suất phải chịu: 10%
⇒ Cách tính thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT = 1 triệu * 10% = 0.1 triệu đồng.
Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đối với các lĩnh vực như sau:
Phương pháp tính thuế GTGT
Đối tượng áp dụng
Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Chú ý: Các trường hợp cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm nhưng thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ thì vẫn được phép áp dụng.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế GTGT cần nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
*** Trong đó:
Ví dụ minh họa:
Công ty TNHH A vào quý I năm 2022 có tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra thể hiện trên hóa đơn GTGT là 20 triệu đồng, tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào thể hiện trên hóa đơn là 12 triệu đồng.
⇒ Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Số thuế GTGT phải nộp quý I năm 2022 = 20 triệu – 12 triệu = 8 triệu đồng.
Xem thêm : 100 đất nước nhỏ nhất thế giới theo công bố mới nhất
Được chia làm 2 loại:
Cách tính thuế VAT trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng
Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực chế tác, thiết kế, mua, bán vàng/bạc/đá quý.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng * Thuế suất
*** Trong đó:
Ví dụ minh họa:
Một chiếc nhẫn vàng có giá mua vào là 2 triệu đồng, bán ra 4 triệu đồng.
⇒ Số Thuế GTGT phải nộp = (4 – 2) * 10% = 0.2 triệu đồng.
Cách tính thuế VAT trực tiếp trên doanh thu
Đối tượng áp dụng
Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Công thức tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ tính thuế
*** Trong đó:
Ví dụ minh họa:
Công ty A có tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý vào quý II năm 2022 là 200 triệu đồng.
⇒ Cách tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Số thuế GTGT quý II năm 2022 = 200 * 5% = 10 triệu đồng.
Từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hy vọng rằng bạn đã biết được cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp đúng theo những quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất thông qua hotline (028) 7304 5969. TRÍ LUẬT rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 23/04/2024 12:20
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…
Tử vi hôm nay – Top 4 con giáp có sự nghiệp rực rỡ nhất…
Tử vi tuần mới của 12 con giáp từ 25/11 – 01/12/2024: Dần thức tỉnh,…
Con số may mắn hôm nay 25/11/2024 theo năm sinh: Con số chọn TIỀN và…
Tử vi thứ Hai ngày 25/11/2024 của 12 con giáp: Mèo thuận lợi, Hợi gặp…