Khi nhắc đến tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường tìm đến các chỉ tiêu về lợi nhuận, trong đó, lợi nhuận trước thuế thường được xem xét trước các chỉ tiêu khác. Vậy lợi nhuận trước thuế là gì, tại sao chỉ tiêu này lại được người sử dụng thông tin báo cáo tài chính xem trọng. Dưới đây MISA AMIS chia sẻ rõ hơn những nội dung này trong bài viết dưới đây.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) hay còn gọi là lợi nhuận kế toán trước thuế, có tên tiếng anh là Profit Before Tax (PBT) hay Earning Before Tax (EBT) là một chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong kỳ trước khi trừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Bạn đang xem: Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính và ý nghĩa
Chỉ tiêu này lớn hơn 0 cho thấy doanh thu tạo ra đã bù đắp được các chi phí, doanh nghiệp có lợi nhuận. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 0, nghĩa là doanh thu tạo ra không đủ để bù đắp cho các chi phí phát sinh trong kỳ, doanh nghiệp đang bị lỗ. Đây được xem là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được từ nhà quản trị, chủ sở hữu doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, chủ nợ, người lao động… quan tâm hàng đầu.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) là chỉ tiêu mã số 50 trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:
Đơn vị báo cáo: …………….. Mẫu số B 02 – DN Địa chỉ:……………………… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm….
Đơn vị tính:…
CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính 22 – Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hang 25 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(25+26)) 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu* 70 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu* 71
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên)
– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Theo quy định của Luật kế toán năm 2015 và Thông tư 200/2014/TT-BTC, tất cả các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo dạng đầy đủ. Báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên) là bắt buộc đối với doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, hay các đơn vị có lợi ích công chúng (công ty đại chúng). Các doanh nghiệp còn lại không bắt buộc nhưng được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ.
Xem thêm : Người sinh ngày 6 tháng 11 thuộc cung hoàng đạo gì?
Cũng theo Luật kế toán 2015, Báo cáo tài chính phải được ký bởi người lập (có thể là kế toán của doanh nghiệp, hoặc là các các nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán trong trường hợp doanh nghiệp không tự lập Báo cáo tài chính), kế toán trưởng (người chịu trách nhiệm kiểm tra lại số liệu Báo cáo tài chính trước khi gửi cho cấp lãnh đạo cao hơn phê duyệt) và người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán (có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, ….). Những người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm cho nội dung báo cáo. Ban giám đốc được yêu cầu chịu trách nhiệm về sự trung thực của báo cáo tài chính và không tham gia vào các hoạt động gian lận kế toán.
Theo như thông tin trên Báo cáo tài chính, cách tính lợi nhuận trước thuế (EBT) bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí (không bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp), hay chính bằng tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Do bản chất là các số liệu tài chính trên các báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ nên chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế không phản ánh được các rủi ro tiềm tàng trong tương lai, tuy nhiên, trong mục Thuyết minh Báo cáo tài chính, sẽ có các thông tin liên quan đến sự việc phát sinh sau kỳ, cung cấp thêm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp sau kỳ.
Mặc dùng không đủ để phản ánh các rủi ro tiềm tàng trong tương lai song việc tính và đánh giá các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế là điều cần thiết với các doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, chủ doanh nghiệp có thể có được các chỉ số tài chính quan trọng của doanh nghiệp hay các báo cáo tính toán chỉ tiêu như chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tức thời mà không cần chờ đợi kế toán doanh nghiệp tổng hợp thủ công như trước nữa. Một số phần mềm kế toán như MISA AMIS, MISA SME hiện nay có thể tự động trích xuất các báo cáo, bao gồm cả báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
*Số liệu chỉ mang tính chất minh hoạ
Tiêu chí này là phần lợi nhuận/thu nhập mà doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ các chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng không bao gồm chi phí thuế TNDN. Chỉ tiêu này được đánh giá là một chỉ tiêu quan trọng trong đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì chỉ tiêu này đã bao gồm toàn bộ các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp (trừ chi phí thuế TNDN), từ đó, cung cấp đầy đủ và toàn diện hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà quản trị là đối tượng trực tiếp tham gia điều hành doanh nhiệm, và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể dựa trên số liệu chỉ tiêu này qua các kỳ, căn cứ vào trị số chỉ tiêu, mức độ biến động tuyệt đối và tương đối giữa các kỳ để đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình, xu hướng biến động của lợi nhuận trước thuế trong kỳ phân tích, kết hợp cùng với chiến lược kinh doanh hiện tại để đánh giá sự phù hợp của kết quả kinh doanh với mục tiêu chiến lược đề ra, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng hữu ích trong việc so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, tuy nhiên, phép so sánh chỉ có ý nghĩa tham khảo cao khi các doanh nghiệp được so sánh kinh doanh trong cùng lĩnh vực và có cùng quy mô. Do đã loại bỏ ảnh hưởng của thuế suất thuế TNDN, chỉ tiêu này đặc biệt phù hợp khi so sánh các đơn vị cùng ngành, cùng quy mô nhưng kinh doanh ở các khu vực địa lý khác nhau với thuế suất khác nhau để thấy rõ hơn các lợi thế vùng miền. Ví dụ: so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của 2 hay nhiều chi nhánh với cùng quy mô ở 2 hay nhiều quốc gia với mức thuế suất thuế TNDN khác nhau.
Trong trường hợp muốn so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng khác quy mô, nhà quản trị có thể xem xét thêm một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh dưới dạng số tương đối như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, nếu muốn so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác ngành, khác khu vực, doanh nghiệp có thể kết hợp với chỉ tiêu lợi nhuận khác đã loại trừ ảnh hưởng của các chính sách liên quan đến tài chính, kế toán, và thuế như lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA- Earning before interest, tax, depreciation and amortization). Ví dụ, trong trường hợp muốn so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất lớn và một doanh nghiệp công nghiệp nặng, hai loại hình doanh nghiệp này khác nhau chủ yếu ở chi phí khấu hao, do đó, sau khi cộng ngược lại chi phí khấu hao vào Lợi nhuận trước thuế (phản ánh dòng tiền thu được từ khấu hao và lợi nhuận) thì việc so sánh đã trở nên phù hợp hơn.
Ngoài ra, để có một cái nhìn tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhà quản trị cũng cần kết hợp với việc phân tích thêm một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh khác như:
Tương tự như phân tích độc lập lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp có thể phân tích các chỉ tiêu trên bằng cách phân tích xu hướng biến động qua các kỳ, so sánh số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc so sánh với trung bình ngành, từ đó có cái nhìn tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được vị thế của doanh nghiệp trong thị trường, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp cho năm tài chính hay cho kỳ hoạt động tiếp theo.
Giá trị của chỉ tiêu này đạt được tại các kỳ gần đây cũng là một căn cứ quan trọng để nhà quản trị lập kế hoạch tài chính cho các kỳ kế tiếp.
Đối với nhà đầu tư, là đối tượng không trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp nhưng muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời từ doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế cũng là công cụ để nhà đầu tư đánh giá các cơ hội kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn.
Ví dụ, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận tăng ổn mạnh, thường dẫn tới giá cổ phiếu tăng, nếu nhà đầu tư đánh giá được đúng tiềm lực của doanh nghiệp, nắm bắt được cơ hội kinh doanh, mua vào đúng thời điểm thì sẽ có lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Bên cạnh đó, với các khoản đầu tư dài hạn, kỳ vọng nhận lãi từ cổ tức, việc đánh giá đúng tiềm lực hiện tại và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai cũng là yếu tố quyết định đến lợi nhuận mà khoản đầu tư mang lại.
Tương tự như nhà quản trị, khi đã xác định được các đối tượng xem xét đầu tư, các nhà đầu tư có thể sử dụng phương pháp phân tích so sánh, kết hợp cùng các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời khác, so sánh giữa các kỳ, với đối thủ cạnh tranh hoặc với trung bình ngành, từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp xem xét đầu tư, làm cơ sở cho việc ra quyết định.
Mặt khác, khi xem xét kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, không phải chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu mang tính định lượng như lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất sinh lời của tài sản,… , nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến các yếu tố mang tính định tính như định hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, lạm phát, …
Xem thêm : Căn Bậc Ba Là Gì? Cách Tìm Căn Bậc Ba Của Một Số
Bài tập ví dụ: Một doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế sụt giảm so với năm trước, hoặc lợi nhuận âm nhưng nhà đầu tư vẫn không kết luận tình hình kinh doanh đang không tốt nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất, hay đang trong giai đoạn mở rộng thị trường, dùng chính sách hạ giá bán làm yếu tố cạnh tranh với các đơn vị khác, sẽ dẫn đến sụt giảm lợi nhuận.
Tuy nhiên việc sụt giảm này có nằm trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp hay không, sụt giảm bất thường hay nằm trong tính toán của doanh nghiệp, điều này là điều nhà đầu tư cần quan tâm.
Để biết thêm về định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông qua các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thường niên, Kế hoạch kinh doanh, … trong các cuộc họp Đại hội Cổ đông được doanh nghiệp công bố; hay thu thập thông tin từ Thuyết minh Báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư có thể đưa ra được kết luận phản ánh chính xác nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối tượng khác bao gồm các chủ nợ (ngân hàng, tổ chức tín dụng, người bán,…), các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước, và các đối tượng liên quan khác. Với mỗi đối tượng, chỉ tiêu này lại có ý nghĩa khác nhau:
Nhìn chung, với mỗi đối tượng, chỉ tiêu này lại có ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên, ý nghĩa này xuất phát chính từ bản chất thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để các đối tượng đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp.
Trong khi hầu hết các nghiệp vụ ghi nhận trên sổ sách kế toán đều có thể xác định một cách chắc chắn, có một số khoản mục không thể đo lường một cách chính xác, mà chỉ có thể ước tính, được gọi là các ước tính kế toán, ví dụ như dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khấu hao tài sản cố định…
Các khoản mục này khó có thể xác định giá trị một cách chắc chắn, mà được xác định do đánh giá chủ quan của doanh nghiệp với độ tin cậy hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán, các quy định kế toán hiện hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn làm tăng nguy cơ doanh nghiệp sử dụng ước tính kế toán mang nặng tính chủ quan để điều chỉnh lợi nhuận, làm sai lệch thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một vài trường hợp, doanh nghiệp có thể chưa phản ánh đầy đủ các rủi ro tiềm tàng trong tương lai, sự kiện, tình hình bất lợi của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính. Trong đó, không loại trừ nguyên nhân cố tình sử dụng các kỹ thuật gian lận kế toán để “thổi phồng” lợi nhuận, “làm đẹp” báo cáo tài chính. Bằng việc cân nhắc các động cơ liên quan, sự cẩn trọng trong thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính và thái độ hoài nghi nghề nghiệp, các bên quan tâm cần phân biệt rõ gian lận kế toán với các lỗi khác xuất hiện trong báo cáo tài chính.
Không ít vụ bê bối tài chính chấn động đã từng xảy ra với báo cáo của các thương hiệu nổi tiếng thế giới. Năm 2011, các giám đốc tại hãng thiết bị y tế và camera Olympus của Nhật bị phát hiện đã làm giả chứng từ để che giấu khoản lỗ gần 1,7 tỷ USD. Năm 2014, các giám đốc điều hành tại hãng bán lẻ tạp hóa Tesco của Anh thừa nhận đã khai khống lợi nhuận thêm 520 triệu USD do áp lực cạnh tranh từ các chuỗi tạp hóa mới nổi.
Năm 2016, đế chế công nghệ Nhật Toshiba, bị truy tố ra tòa sau khi bị phát hiện gian lận kế toán 1,3 tỷ USD khi hạ thấp chi phí vận hành và thổi phồng lợi nhuận từ năm 2008. Việc các nhãn hiệu như Olympus, Tesco, Toshiba hay bất cứ doanh nghiệp nào khác cố tình thổi phồng lợi nhuận trên báo cáo tài chính, sau khi bị phát hiện đều bị rơi vào bê bối nghiêm trọng, đánh mất hoàn toàn niềm tin trong mắt khách hàng, nhà đầu tư, đối tác.
Vì vậy, người lập báo cáo tài chính cũng cần lưu ý đến những rủi ro này và cần tuân thủ đúng các quy định cũng tôn trọng như đạo đức nghề nghiệp. Người sử dụng thông tin báo cáo tài chính cũng cần tỉnh táo, thận trọng đối với những giá trị lợi nhuận trước thuế bất thường trên báo cáo tài chính.
Như vậy, đây là một chỉ tiêu quan trọng giúp nhà quản trị, nhà đầu tư và các đối tượng liên quan khác đánh giá thận trọng, đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, người sử dụng thông tin báo cáo tài chính cũng cần nắm rõ cách xác định, ý nghĩa, các rủi ro liên quan khi sử dụng chỉ tiêu quen thuộc này. Hiện nay các doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm kế toán online MISA AMIS để nhanh chóng nắm bắt tình hình doanh nghiệp thông qua các tính năng, tiện ích:
Đặc biệt, MISA AMIS Kế toán còn cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị.
Phần mềm MISA AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.
>>> Xem thêm: Phần mềm kế toán hỗ trợ cung cấp những chỉ tiêu tài chính nào?
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:
Dùng ngay miễn phí
Thảo Đinh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 16/01/2024 11:26
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024