Categories: Tổng hợp

Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Published by

Hàng tháng hoặc hàng quý doanh nghiệp đều phải kê khai thuế với cơ quan quản lý doanh nghiệp. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết từng đối tượng, cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và ví dụ minh họa.

1. Đối tượng áp dụng tính thuế

– Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.

– Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư.

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

2. Cách tính số thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

– Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.

– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ.

– Trường hợp những hoá đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hoá đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì phải tách thuế theo công thức sau:

Giá chưa thuế = Giá thanh toán (tiền bán tem, vé)/(1 + thuế suất (%))

Từ công thức trên ta có kết quả:

  • Nếu ra số dương tức là: đầu vào > đầu ra: thì số thuế này được khấu trừ và sẽ chuyển sang kỳ sau.
  • Nếu ra số âm tức là: đầu vào < đầu ra: thì số này doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Ngày 20/07/2018 Công ty Anpha tiến hành tính thuế GTGT phải nộp cho kỳ thuế quý 2/2018 biết tổng thuế GTGT đầu vào là 30.000.000đ, tổng thuế GTGT đầu ra là 50.000.000đ, số thuế GTGT còn được khấu trừ ở quý 1/2018 chuyển sang là 10.000.000đ. Như vậy:

Số thuế GTGT phải nộp = 50.000.000 – 30.000.000

= 20.000.000đ

Nhưng do Quý 1/2018 Công ty còn thuế GTGT được khấu trừ là 10.000.000đ

  • Số thuế GTGT phải nộp Quý 2/2018 = 20.000.000 – 10.000.000

= 10.000.000đ

This post was last modified on 10/03/2024 15:31

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi thứ 3 ngày 9/7/2024 của 12 con giáp: Thìn có rắc rối, Thân ổn định

Tử vi thứ 3 ngày 9 tháng 7 năm 2024 của 12 con giáp: Rồng…

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 9/7/2024 theo năm sinh: Thần tài rót LỘC về túi

Con số may mắn hôm nay 7/9/2024 theo năm sinh: Thần Tài rót MAY MẮN…

8 giờ ago

10 ngày tới cát tinh chiếu rọi, 4 con giáp thăng quan tiến chức, hốt vàng hốt bạc

Trong 10 ngày tới, sao may mắn sẽ tỏa sáng, 4 con giáp sẽ được…

9 giờ ago

Trải qua nhiều sóng gió, những tuổi này cực kỳ giàu kinh nghiệm

Đã trải qua nhiều cơn bão, lứa tuổi này có rất nhiều kinh nghiệm.

11 giờ ago

Hợp VÍA Phật Bà, 3 tuổi ĐỎ nhất tháng 6 âm, ăn ĐẬM lãi TO, cầu gì được nấy!

Tương hợp với Đức Phật, 3 tuổi là tháng ĐỎ NHẤT trong tháng 6 âm…

14 giờ ago

Tình yêu của người sinh tháng 10 dương lịch: Bạn có biết trân trọng những gì đang có?

Tình yêu của người sinh tháng 10: Bạn có biết trân trọng những gì mình…

16 giờ ago