Categories: Tổng hợp

TẠI SAO CÔNG TY HỢP DANH LẠI CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN MÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẠI KHÔNG ? (CÔNG TY LUẬT TẠI QUẬN TÂN BÌNH TP HỒ CHÍ MINH)

Published by

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng có tư cách pháp nhân. Theo Luật Doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân và Công ty Hợp danh thì người bỏ vốn thành lập đều chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình, nhưng Công ty Hợp danh thì có tư cách pháp nhân còn Doanh nghiệp tư nhân thì lại không. Sau đây là vấn đề pháp lý mà Công ty Luật HT Legal VN muốn chia sẻ:

  • Căn cứ pháp lý:
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nội dung:

Điều kiện công nhận là pháp nhân

Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, điều kiện của một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, một tổ chức chỉ được coi là pháp nhân nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân

Xét tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:

Thứ nhất, về điều kiện thành lập hợp pháp: Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép thành lập và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định.

Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Theo quy định pháp luật thì khi thành lập, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (goi là thành viên hợp danh), ngoài ra còn có thành viên góp vốn. Bộ máy quản trị của công ty là Hội đồng thành viên, trong đó bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty. Hội đồng thành viên này có quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ ba, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản đó: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nhưng thành viên hợp danh vẫn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ các thành viên sang cho công ty. Theo đó, công ty hợp danh có tài sản độc lập, khi công ty hợp danh hoạt động bình thường, có khả năng tự chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của công ty thì nghĩa vụ của công ty hoàn toàn không liên quan đến tài sản của các thành viên hợp danh. Chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh mới được sử dụng đến. Hơn nữa, theo Điều 179 Luật này tài sản của công ty hợp danh còn bao gồm các tài sản tạo lập, thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Do đó, công ty hợp danh có tài sản độc lập, tách bạch với các thành viên và chịu trách nhiệm phát sinh bằng chính tài sản của công ty.

Thứ tư, về nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Công ty hợp danh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có tên gọi, trụ sở, mã số doanh nghiệp, tài sản. Ngoài ra, các thành viên hợp danh khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất luôn nhân danh công ty để tham gia vào các giao dịch, bởi vì pháp luật doanh nghiệp quy định công ty hợp danh là công ty có từ hai thành viên hợp danh trở lên làm chủ, cùng kinh doanh dưới một tên chung (tên của công ty).

Như vậy, công ty hợp danh đã đáp ứng đủ các điều kiện là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và căn cứ theo Khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập và hoạt động như công ty hợp danh. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân lại không có tư cách pháp nhân.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp tư nhân chưa đủ các yếu tố để đảm bảo là pháp nhân, cụ thể như sau:

  • Xét về tính độc lập của tài sản: Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật dân sự 2015, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Tuy nhiên, theo Điều 189 Luật doanh nghiệp 2020: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, trong điều kiện này ta thấy tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch rõ ràng, thiếu tính độc lập riêng biệt. Tài sản của doanh nghiệp có thể được chủ sở hữu điều chỉnh để sử dụng như tài sản cá nhân. Trách nhiệm, nghĩa vụ về tài sản thì chủ sở hữu cũng chịu toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp và đảm bảo bằng phần tài sản của mình, chứ không chỉ là tài sản của doanh nghiệp.
  • Xét về điều kiện nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân nói riêng nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo luật định thì mới có tư cách pháp nhân.

Tư vấn pháp luật thường xuyên, vui lòng liên hệ Công ty Luật HT Legal VN: info@htlegalvn.com hoặc hotline: 0961614040 – 0945174040

This post was last modified on 20/03/2024 05:09

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

4 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

8 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

13 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

13 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago