Categories: Tổng hợp

Cốt toái bổ có tác dụng gì đối với sức khỏe

Published by

Ở Việt Nam, cốt toái bổ phân bố ở một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây hiếm gặp hơn ở các tỉnh Miền Trung từ Thanh Hóa, Nghệ An trở vào. Cốt toái bổ là vị thuốc rất tốt cho can thận, xương khớp. Cây được dùng để điều trị chứng răng đau, răng long, răng chảy máu do thận hư.

  • Tên gọi khác của Cốt toái bổ: Tổ rồng, Hầu khương, Tắc kè đá, Thân khương, Tổ phượng, Hộc quyết, Thu mùn…
  • Tên khoa học: Drynaria fortunei
  • Họ: Dương xỉ (Polypodiaceae)

Cốt toái bổ có chiều cao khoảng 20-40cm, sống lâu năm, tồn tại riêng trên các hốc đá, phát triển tốt trên những đám rêu hoặc sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si lớn. Thân rễ mọc lan, dày và dẹt, phủ đầy lông dạng vảy màu nâu nhạt, vảy có hình ngọn giáo hẹp. Lá có hai loại: Lá không sinh sản che kín thân rễ có tác dụng hứng mùn, chiều dài 3 – 5cm, hình tim khum, mép lá có răng cưa nhọn, không có cuống, màu nâu, mặt dưới có lông, gân lá lồi lõm; lá sinh sản xẻ thùy sâu hình lá kép lông chim, có cuống dài khoảng 4-7cm, chiều dài lá 10 – 30cm, phiến lá dài có màu lục sẫm, mỗi lá có khoảng 7 – 12 cặp lá hình lông chim. Túi bào tử tròn, xếp thành hàng đều đặn giữa các gân lá dưới, không có áo túi. Bào tử nhỏ hình trái xoan, màu vàng nhạt. Mùa sinh trưởng của cây vào tầm tháng 5 đến tháng 8.

Cốt toái bổ được tìm thấy tại một số tỉnh giáp biên giới Trung Quốc. Cây sinh trưởng và duy trì nòi giống bằng cách phát tán bào tử. Phần thân rễ có khả năng phân nhánh và mọc nhiều chồi nên rất khó phân biệt được từng cá thể. Do trữ lượng trong tự nhiên hạn chế, lại thường xuyên bị khai thác triệt để nên nguồn cung cốt toái bổ dần cạn kiệt và chúng đã có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, cần được lưu ý bảo tồn.

Bộ phận dùng làm dược liệu của cốt toái bổ

Phần thân và rễ phơi khô của cây cốt toái bổ được sử dụng làm thành phần trong nhiều bài thuốc Nam. Lựa chọn phần thân rễ già, loại bỏ phần rễ con và phần lá, rửa sạch đất cát rồi đem cắt thành từng đoạn, sau khi phơi hoặc sấy khô có kích thước khoảng 5 – 15cm, rộng 1 – 3cm, bề dày 3mm. Hoặc có thể dùng cách đem đun chín trước rồi phơi hoặc sấy khô thuận tiện hơn cho việc bảo quản.

Muốn loại bỏ hết phần lông bao phủ bên ngoài thân rễ, có thể dùng cách đốt cháy cho hết lông nhỏ.

Loại dược liệu này có mặt ngoài màu nâu đỏ hay nâu đen, nhiều nếp nhăn dọc thân, nhiều khi còn thấy sần sùi hay có mấu, mặt cắt ngang có màu nâu hoặc nâu pha hồng nhạt.

This post was last modified on 08/03/2024 18:18

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

15 giờ ago