Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thúc đẩy xu hướng kinh doanh gắn liền với công nghệ thông tin. Vì vậy tạo nên nhu cầu tìm kiếm một CTO giỏi, có năng lực nhằm đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn. Trong bài viết này HRchannels sẽ giúp bạn hiểu rõ CTO là gì? Cũng như mang đến cho các bạn tất tần tật những thông tin về Chief Technology Officer.
MỤC LỤC 1- CTO là gì? CTO và CIO có gì khác nhau? 2- Công việc của CTO Chức năng của CTO 3- Phân loại CTO theo vai trò CTO – cơ sở hạ tầng CTO – kỹ thuật CTO – tiếp thị CTO – chiến lược dài hạn 4- Làm thế nào để trở thành CTO? Kỹ năng của cần có của CTO Khó khăn CTO gặp phải 5- Triển vọng nghề nghiệp của CTO CTO sở hữu mức lương bao nhiêu? 6- Top 10 CTO nổi tiếng có tầm ảnh hưởng trên thế giới
Bạn đang xem: CTO là gì? Tất tần tật về Chief Technology Officer
CTO là viết tắt của Chief Technology Officer – Giám đốc công nghệ hay Giám đốc kỹ thuật trong công ty. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Bên cạnh đó họ còn điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Theo Wiki, Giám đốc kỹ thuật (CTO), còn được gọi là giám đốc công nghệ hoặc kỹ thuật viên trưởng, là một vị trí cấp điều hành trong một công ty hoặc tổ chức tập trung vào các vấn đề khoa học và công nghệ trong một tổ chức. [1] Một CTO rất giống với một giám đốc thông tin (CIO). [2] Các CTO sẽ đưa ra quyết định cho cơ sở hạ tầng công nghệ tổng thể phù hợp chặt chẽ với mục tiêu của tổ chức, trong khi CIO làm việc cùng với các nhân viên công nghệ thông tin (“CNTT”) của tổ chức để thực hiện các hoạt động hàng ngày. [2] Một CTO nên biết về các công nghệ mới và hiện có để định hướng cho những nỗ lực trong tương lai của công ty. [3] Các thuộc tính của vai trò mà một CTO nắm giữ khác nhau giữa các công ty, chủ yếu tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của họ. [4] Tại Hoa Kỳ, mức lương trung bình cho một CTO dao động trong khoảng $ 130,000 đến $ 195,000 mỗi năm tùy thuộc vào lĩnh vực của công ty. [2] Theo một báo cáo năm 2018 từ Viện InfoSec, các CTO trong lĩnh vực tài chính kiếm được khoảng 200.000 đô la, trong khi các CTO thương mại điện tử kiếm được khoảng 76.000 đô la
CTO thường làm việc với các nhân viên IT, để giải quyết các thách thức và khó khăn về công nghệ trong công ty nhằm đảm bảo việc hoạt động liên tục cho công ty. Họ giám sát chặt chẽ các nhu cầu trong ngắn và dài hạn, từ đó có quyết định thực hiện các chiến lược đổi mới công nghệ phù hợp giúp công ty đạt được mục tiêu kinh doanh. Thông thường các CTO sẽ làm việc trực tiếp với CEO của công ty.
Nhiệm vụ chính của một CTO là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT, tham gia vào các quyết định sản xuất sản phẩm, lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với các bộ phận khác để xác định hướng phát triển cho công ty.
Một số công việc chính CTO thường đảm nhận bao gồm:
– Quản lý toàn bộ các dịch vụ công nghệ và sản phẩm của công ty.
– Quản lý nhóm kỹ sư IT và các lập trình viên.
– Phát triển các chiến lược cần thiết để vận dụng tối đa nguồn lực công nghệ của công ty.
– Điều hành các chiến lược liên quan đến các nền tảng công nghệ và các mối quan hệ với khách hàng hay đối tác.
– Xây dựng các tiêu chuẩn và thực hành công nghệ tổng quát trong công ty.
– Hỗ trợ các phòng ban vận dụng sức mạnh của công nghệ để đạt mục tiêu về lợi nhuận.
– Giám sát cơ sở hạ tầng để đảm bảo chức năng hoạt động của toàn hệ thống.
– Quản lý lộ trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
– Giám sát ngân sách dành cho hoạt động công nghệ thông tin.
– Làm việc với các bộ phận liên quan để thông báo về các thay đổi công nghệ.
– Truyền đạt các chiến lược công nghệ cho các bên liên quan.
– Nghiên cứu các xu hướng công nghệ và thực hành mới nhất.
– Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh, tiếp thị và marketing để xác định hướng phát triển phù hợp với công ty.
>> Xem thêm: Chân dung của một CTO (Chief Technologies Officer)
Vai trò và nhiệm vụ của CTO sẽ khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi công ty. Căn cứ vào vai trò và nhiệm vụ chính cùa CTO thì có bốn loại CTO khác nhau:
Vai trò của vị trí CTO này là giám sát việc quản lý dữ liệu, bảo mật và bảo trì hệ thống mạng cho công ty. Họ cũng có thể tham gia vào việc lập chiến lược kỹ thuật cũng như quản lý lộ trình phát triển công nghệ của công ty.
Với vị trí CTO này, bạn sẽ là người đưa ra các chiến lược kỹ thuật. Bạn sẽ phải hình dung được công nghệ đó sẽ tác động thế nào đến công ty. Đồng thời lên kế hoạch và theo dõi việc triển khai công nghệ để đảm bảo thành công khi sử dụng trong công ty.
Trong vai trò này, CTO sẽ là cầu nối liên kết khách hàng và công ty. Khi đảm nhận trách nhiệm liên lạc với khách hàng, CTO sẽ nắm bắt được nhu cầu của thị trường và có đề xuất dự án công nghệ hiệu quả nhất.
CTO sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược dài hạn cho công ty và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ. Ngoài ra, họ cũng tiến hành phân tích và đánh giá thị trường để xác định mô hình kinh doanh thích hợp. Vị trí này có mối quan hệ khăng khít với CEO cùng với các thành viên khác trong ban quản lý cấp cao của công ty.
>> Xem thêm: Khi nào thì doanh nghiệp cần tuyển dụng CTO?
Để trở thành một CTO giỏi, bạn cần có kiến thức chuyên môn về lập trình và phát triển phần mềm. Đặc biệt, đã là một CTO thì phải biết code. Ngoài ra, bạn còn phải có kỹ năng quản lý và vận hành nếu muốn trở thành một CTO.
Sau đây là một danh sách các kỹ năng quan trọng, giúp bạn trở thành một CTO tài giỏi:
+ Có kinh nghiệm làm CTO hoặc đã từng đảm nhận vai trò tương đương.
+ Có kiến thức cơ sở về các xu hướng công nghệ.
+ Có năng lực lãnh đạo và tổ chức công việc.
+ Có kiến thức chuyên môn vững chắc về khoa học máy tính, kỹ thuật IT và có hiểu biết về thiết kế, kiến trúc cũng như phát triển hệ thống web.
+ Tư duy tốt, có thể nghiên cứu và phân tích công nghệ.
+ Am hiểu như thế nào là kế hoạch kinh doanh và biết lập ngân sách.
+ Kỹ năng giao tiếp thuần thục.
+ Khả năng giải quyết vấn đề tốt.
+ Có kỹ năng quản lý thời gian tuyệt vời.
+ Sở hữu kỹ năng đàm phán thuyết phục.
Xem thêm : Giải đáp: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm?
+ Có tầm nhìn chiến lược tốt.
>>> Có thể bạn quan tâm: Điều gì làm nên một CTO thành công?
Theo nhận định của các chuyên gia, cơ hội việc làm CTO sẽ liên tục gia tăng, vì 2 lý do sau đây:
Một là, nhu cầu vận dụng công nghệ thông tin trong các công ty ngày càng tăng cao.
Hai là do sự tiến bộ không ngừng của các biện pháp kinh doanh và sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động, công nghệ đám mây.
Công nghệ càng phát triển thì những thuật ngữ như cloud, big data hay IoT ngày càng phổ biến hơn. Xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay là tập trung vào việc tích hợp các ứng dụng, quy trình và dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, một CTO tài giỏi sẽ không ngừng tư duy, sáng tạo và nhanh chóng nắm bắt các vấn đề trên. Từ đó giúp công ty của họ gia tăng lợi thế cạnh tranh và trở thành người dẫn đầu xu thế.
Trở thành một CTO là ước muốn của bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy ngay từ lúc này, bạn hãy xác định cho mình một chiến lược cụ thể để đạt được mong muốn đó. Hy vọng qua bài viết này của HRchannels, bạn đọc sẽ có thêm động lực và quyết tâm chinh phục ước mơ trở thành một CTO tài giỏi trong tương lai.
Kyle Malady đảm nhận vị trí CTO tại Verizon năm 2019. Ông từng theo học cử nhân kỹ thuật cơ khí và MBA tài chính. Trong quá trình phát triển hệ thống 5G của Verizon, Kyle đã có những cải tiến vượt bậc liên quan đến cấp nguồn cáp quang.
Suresh Kumar vừa là CTO vừa là Giám đốc phát triển của Walmart. Vai trò của Suresh tập trung chủ yếu vào việc chuyển đổi kỹ thuật số trong nội bộ Walmart. Đồng thời Suresh cũng đảm nhiệm việc thiết lập chiến lược công nghệ cho Walmart nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Trước đây Suresh từng làm việc cho những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ Google, Microsoft và Amazon.
Mike Whitaker theo học thạc sĩ về thị trường tài chính tại City, Đại học London và đảm nhận vị trí này từ năm 2009. Trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát, Mike đã giám sát kế hoạch gia tăng khả năng làm việc từ xa cho hơn 35.000 người cùng một lúc.
Kevin Scott đảm nhiệm vai trò này từ tháng 01 năm 2017. Trước đây Kevin từng là SVP về kỹ thuật tại LinkedIn, hiện nay là công ty con của Microsoft. Kevin cũng từng đảm nhiệm nhiều vai trò kỹ thuật khác nhau tại Google. Trọng tâm Kevin khai thác là công nghệ Ai – trí tuệ nhân tạo, để giải quyết các vấn đề xã hội như là chăm sóc sức khỏe.
Will Grannis đảm nhận vị trí Managing Director, có trách nhiệm điều hành một nhóm các CTO của Google. Từ năm 2015, Will bắt đầu xây dựng chức năng CTO đầu tiên cho Google nhằm hỗ trợ thế hệ sản phẩm doanh nghiệp tiếp theo của Google. Will nói rằng “Google không có CTO. Vì vậy trong một tổ chức với những chức năng nghiêm ngặt về kỹ thuật, sản phẩm, bán hàng, tiếp thị, chúng tôi phải tự mình xác định xem chúng tôi muốn làm việc này như thế nào”.
Andre Fuetsch đảm nhiệm vai trò CTO tại AT&T từ năm 2016. Andre chịu trách nhiệm giám sát lộ trình và đưa ra định hướng công nghệ toàn cầu cho AT&T. Trong đó 5G là xu hướng quan trọng nhất trong ngành.
Mặc dù Kevin Lynch không hoàn toàn là một CTO, nhưng Kevin là người phụ trách mảng công nghệ của Apple với chức danh VP Technology. Kevin theo học tiến sĩ Kỹ thuật tại Đại học Illinois, Chicago và làm việc tại Apple từ năm 2013.
Gần đây, Kevin đã nói về đặc tính của Apple như sau: “Chúng tôi muốn được xem là một sự bổ trợ hữu ích, thay vì là nguồn gốc của sự thất vọng và lo lắng”. Kevin cũng nói thêm rằng “Chúng tôi luôn cố gắng nắm bắt những ý tưởng vượt trội có thể thực hiện được và nỗ lực trau chuốt nó trở nên đơn giản nhất có thể, sau đó cố gắng đơn giản hóa một số chi tiết của nó”.
Tony Kerrison đảm nhiệm vị trí này từ tháng 3 năm 2020. Trước khi làm việc tại Bank of America vào năm 2018, Tony từng đảm nhiệm vai trò quản lý công nghệ tại ngân hàng Barclays và ING. Tony từng nói rằng “Đừng đánh giá thấp mức độ phụ thuộc của ngân hàng hiện đại với cơ sở hạ tầng và rất nhiều hệ thống, quy trình, ứng dụng phần cứng / phần mềm đi kèm với điều đó”.
Ahmad Al Khowaiter gia nhập công ty năm 1983 và thăng tiến lên vị trí CTO vào năm 2014. Ahmad nói rằng “Chúng tôi tin rằng sự dẫn đầu về công nghệ sẽ mang đến thành công liên tục và trong tương lai cho ngành năng lượng và điều cần thiết để đạt được nguyện vọng của chúng tôi là phải giải quyết được những thách thức năng lượng toàn cầu và kích thích nền kinh tế tri thức tại địa phương”.
Vai trò của Andrew Lang tại JPMorgan Chase là phụ trách chiến lược công nghệ toàn cầu của công ty và các công nghệ trí tuệ nhân tạo (Ai), khoa học máy tính (Machine Learning) và blockchain.
–
HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 08:07
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024