Bài viết về tính chất hóa học của Đồng (Cu) gồm đầy đủ thông tin cơ bản về Cu trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học, tính chất vật lí, cách điều chế và ứng dụng.
– Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.
– Kí hiệu: Cu
– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d104s1 hay [Ar]3d104s1.
– Số hiệu nguyên tử: 29
– Khối lượng nguyên tử: 64 g/mol
– Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: số 29
+ Nhóm: IB
+ Chu kì: 4
– Đồng vị: 63Cu, 64Cu, 65Cu.
– Độ âm điện: 1,9
1. Tính chất vật lí:
– Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
– Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc). D = 8,98g/cm3; t0nc= 1083oC
2. Nhận biết
Xem thêm : Bộ đội có được đi du lịch nước ngoài không?
– Đơn chất đồng có màu đỏ, các hợp chất của đồng ở trạng thái dung dịch có màu xanh đặc trưng.
– Hòa tan Cu vào dung dịch HNO3 loãng, thấy thu được dung dịch có màu xanh lam, thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí (NO).
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
– Là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu.
Tác dụng với phi kim:
– Cu phản ứng với oxi khi đun nóng tạo CuO bảo vệ nên Cu không bị oxi hoá tiếp tục.
– Khi tiếp tục đun nóng tới (800-1000oC)
– Tác dụng với Cl2, Br2, S…
Tác dụng với axit:
– Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng.
– Khi có mặt oxi, Cu tác dụng với dung dịch HCl, nơi tiếp xúc giữa dung dịch axit với không khí.
2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2 H2O
– Với HNO3, H2SO4 đặc :
Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O
Cu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Xem thêm : Cho vay nặng lãi sẽ bị xử lý như thế nào?
Tác dụng với dung dịch muối:
– Khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
– Hầu hết đồng được khai thác hoặc chiết tách ở dạng đồng sunfua từ các mỏ đồng. Khai thác lộ thiên chứa từ 0,4 đến 1,0% đồng.
– Xuất phát từ việc tinh chế quặng đồng
Ôxit đồng được chuyển thành đồng blister theo phản ứng nung:
2Cu2O → 4Cu + O2
– Dựa vào tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, bền của đồng và hợp kim:
1. Đồng thau : hợp kim Cu-Zn, có tính cứng và bền hơn Cu, dùng chế tạo chi tiết máy.
2. Đồng bạch : hợp kim Cu-Ni, có tính bền, đẹp, không bị ăn mòn trong nước biển, dùng trong công nghiệp tàu thủy.
3. Đồng thanh : hợp kim Cu-Sn, dùng chế tạo máy móc, thiết bị.
4. Hợp kim Cu-Au : dùng để trang trí.
– Đồng (II) oxit: CuO
– Đồng(II) hiđroxit: Cu(OH)2
– Muối Cu(II): CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2…..
Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/02/2024 19:38
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024