Cây tắc kè đá ngâm rượu từ lâu đã được biết đến như một bài thuốc điều trị các bệnh về xương khớp. Ngoài ngâm rượu tác kè đá còn là một vị thuốc quý có nhiều cách sử dụng khác nhau như sắc nước để uống hoặc ăn trực tiếp. Mời bạn hãy cùng Tây Bắc TV tìm hiểu tác dụng của tắc kè đá ngâm rượu nhé.
Tắc kè đá là cây thuộc họ dương xỉ, có các tên gọi khác là cây tổ rồng, cây tổ phượng. Tắc kè đá được đưa vào làm các vị thuốc trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh như thận hư, đau răng, ứ huyết gây đau.
Bạn đang xem: Cây Tắc kè đá ngâm rượu -thần dược số 1 cho xương khớp|Tây Bắc TV
Là loài cây thuộc họ dương xỉ, tắc kè đá có tập tính sống phụ trên các cây gỗ hay đá. Thây rễ có dạng mầm và được phủ lớp vảy màu vàng bóng.
Tắc kè đá có 2 dạng lá, kích thước lá của loài cây này thường từ 25-45cm, phiến lá có màu xanh, lá xẻ thùy lông chim. Mỗi lá của cây tắc kè đá thường có 3-7 cặp lông chim, phần cuống dài 10-20cm.
Loại lá thứ hai có kích thước nhỏ hơn và nằm ôm thân cây, lá này được gọi là lá hứng mùn, có hình trái xoan, khô và có màu nâu, mặt dưới của lá có các bào tử lấm chấm đen nằm rải rác, phân bố không đều.
Cây tắc kè đá chủ yếu mọc hoang ở dọc suối và núi đá, trên các thân cây gỗ. Tại Việt Nam thì loài cây này tập trung nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, các tỉnh bắc trung bộ như Quảng Trị.
Ở miền trung, cây tắc kè đá có thể tìm thấy ở những tỉnh có nhiều núi, suối, ao hồ như Đà Lạt. Mùa thu hoạch cây tắc kè đá dường như kéo dài quanh năm, thời gian thu hoạch tốt nhất rơi vào tháng 4 đến tháng 9.
Cây tắc kè đá người ta chỉ được thu hoạch phần thân và rễ, sau khi thu hoạch thì đem cạo bỏ lông và thái miếng nhỏ, sau đó đem phơi khô, bảo quản nơi khô và thoáng mát, tránh ẩm.
Cây Tắc kè đá là vị thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp. Công dụng của cây Tắc kè đá ngoài chữa bệnh, nó còn được dùng để ngâm thuốc để bồi bổ sức khỏe.
Như chúng ta đã biết, Tắc kè đá trong một số sách đông y có ghi rõ: Tắc kè đá hay còn gọi là Cốt toái bổ trong đông y là một loại thảo dược có vị đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ thận, giảm đau, tiêu sưng chữa đau xương, đau mình mẩy, tụ máu, bong gân, thận hư, ù tai.
Là thảo dược đặc biệt quý, có tên trong sách đỏ Việt Nam từ 20 năm trước. Đây là loài thảo dược kỳ quái, trông như con thằn lằn bám trên đá, nên được người vùng cao gọi là Thằn lằn đá.
Tắc kè đá là một vị thuốc quý có nhiều cách sử dụng khác nhau. Bạn có thể sắc nước để uống hoặc ăn trực tiếp. Tuy nhiên, có một cách đem lại hiệu quả công dụng khá là cao đó là đem đi ngâm với rượu cũng là một phương pháp chế biến được nhiều người ưa thích và tin dùng.
Trước khi đến với cách làm tắc kè đá ngâm rượu thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua những tác dụng của tắc kè đá ngâm rượu.
Cây tắc kè đá là vị thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp. Công dụng của cây tắc kè đá ngoài chữa bệnh, nó còn được dùng như một bài thuốc để bồi bổ sức khỏe. Thường người ta sẽ dùng cây tắc kè đá ngâm rượu để điều trị các bệnh mà theo lài liệu cổ, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận.
Ngoài ra, cây tắc kè đá ngâm rượu còn có các tác dụng chính như sau:
Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư đều không được sử dụng cây tắc kè đá ngâm rượu.
Chúng ta chọn củ, rễ của cây tắc kè đá ngâm rượu. Hiện nay có 2 cách ngâm chính: ngâm rượu bằng cây tươi và ngâm rượu bằng cây khô hoặc cũng có thể kết hợp cả tắc kè đá tươi và tắc kè đá khô để ngâm rượu
Cây tắc kè đá tươi ngâm rượu
Để có bình cây tắc kè đá ngâm rượu vừa đẹp mắt và chuẩn chất lượng bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch cây tắc kè đá, dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ
Bước 2: Rửa lại một lần nữa với nước xong để ráo
Bước 3: Các bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên miếng vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu theo đúng tỉ lệ
Bước 4: Đậy kín lắp ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được tắc kè đá ngâm rượu.
Cách ngâm khô
Bước 1: Rửa sạch dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ. Rửa lại một lần nữa với nước xong để cho ráo.
Bước 2: Dùng dao thái thành các lát mỏng có độ dày 1,5 – 2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 5 – 6 nắng
Xem thêm : Vì sao cây vú sữa không ra quả? Cách khắc phục tình trạng này
Bước 3: Sau khi khô chuẩn bị chảo đem sao qua với lửa ( tức là cho lên chảo rồi sao qua với lửa )
Bước 4 Sau khi sao xong để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu cứ thế mà ngâm
Bước 5: Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 30 ngày là sử dụng được cây tắc kè đá ngâm rượu.
Ngâm kết hợp tắc kè đá tươi và tắc kè đá khô để ngâm rượu
Để ngâm được bình cây tắc kè đá ngâm rượu kết hợp cây tắc kè đá tươi và khô chúng ta cần chuẩn bị tắc kè đá tươi 1kg và 0,5kg tắc kè đá khô (yêu cầu tắc kè đá khô đã rửa sạch cạo bỏ lông, tắc kè đá khô 0,5kg đã sao với lửa)
* Lưu ý: Ngoài ra người ta hay sử dụng cây tắc kè đá ngâm rượu kết hợp hơn là ngâm độc vị hoặc có thể sử dụng loại khô để đun sắc nước uống hàng ngày. Ngày dùng 6 – 12 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ, thân, lá cây lưu ký nô, tên khoa học là Hypericum sampsonii Hance) với liều lượng bằng nhau, cùng sắc uống.
Dùng uống trong hay đắp ở ngoài: Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liểu lượng. Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết thương.
Bệnh nhân mắc chứng thận dương hư sử dụng được cây tắc kè đá ngâm rượu
Cây tắc kè đá ngâm rượu sử dụng rất hiệu quả đối với những người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện như: Đau mỏi lưng, ù tai, điếc.
Với những người bị chảy máu chân răng, miệng hôi do suy giảm chức năng thận đều có thể sử dụng cây tắc kè đá ngâm rượu
Người bị sưng đau do chấn thương khi sử dụng cây tắc kè đá ngâm rượu có thể giảm đau nhức.
Tây Bắc TV chúc bạn có những trải nghiệm thú vị với những thông tìn cây tắc kè đá ngâm rượu. Nếu bạn muốn có một bình cây tắc kè đá ngâm rượu hãy thủ làm theo cách chúng tôi hướng dân. Và nếu bạn muốn mua cây tắc kè đá thì hãy liên hệ với chúng tôi tại đây
Phạm Đào
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/03/2024 18:26
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024