Cung cầu là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá cả của hàng hóa trên thị trường. Vậy cụ thể thì cung cầu là gì? Cách vận hành của quy luật cung cầu là như thế nào? Bài viết dưới đây, 3Gang sẽ giới thiệu chi tiết về khái niệm này cùng tất cả các vấn đề liên quan đến cung cầu, mời bạn đọc chú ý dõi theo!
Khái niệm về cung cầu là bất biến trên thị trường, đây chính là quy luật được hình thành để điều chỉnh mức giá cân bằng, cùng với lượng giao dịch cân bằng có thể xác định được.
Hãy cùng 3Gang tìm hiểu khái niệm cơ bản về cung và cầu trên thị trường:
Cung trong tiếng Anh tức là Supply – đây là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng bán ra thị trường, với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo quy luật về cung thì khi hàng hóa có mức giá đang theo xu hướng tăng, từ đó nguồn cung cũng sẽ tăng theo. Có 3 thành phần trong cung gồm:
Có nhiều yếu tố tác động đến nguồn cung bao gồm: giá, trình độ công nghệ kỹ thuật, nguồn cung vật liệu thô, định chế kinh tế, chính sách của chính phủ,… cùng với các nguyên do bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt…
Trong tiếng Anh thì cầu là Demand- đây là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng hàng hóa và dịch vụ bạn sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Theo quy luật về cầu thì khi giá của hàng hóa tăng lên, lượng cầu của mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Các thành phần của cầu bao gồm có:
Các yếu tố tác động đến nguồn cầu bao gồm: giá, thị hiếu của người dùng, giá mặt hàng có liên quan trên thị trường, thu nhập và kỳ vọng nền kinh tế,…
Quan hệ cung – cầu được hiểu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hoặc là giữa những người sản xuất và những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường, để có thể xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Quan hệ cung – cầu được biểu hiện cụ thể như sau:
Cung – cầu tác động lẫn nhau:
Cụ thể thì mối quan hệ của giá cả với cung cầu là gì? Ta có thể tóm tắt về mối quan hệ này như sau:
Nền kinh tế thị trường có tính chất là giá cả luôn luôn biến động. Vì vậy nên các cơ quan quản lý thị trường phải tái điều chỉnh để kiểm soát giá cả thị trường luôn nằm ở mức ổn định. Khi giá cả ổn định thì nền kinh tế thị trường sẽ dễ dàng tăng trưởng đúng theo kế hoạch đã đề ra.
Để giải đáp thắc mắc về tác dụng của quy luật cung cầu là gì, chúng ta sẽ tiến hành làm rõ lợi ích nhận được từ quy luật này đối với các đối tượng khác nhau như Nhà nước, bên cung, bên cầu,…
Quy luật cung cầu có tác dụng lớn đối với Nhà nước bởi nó hỗ trợ điều chỉnh tình hình nền kinh tế. Nếu như cầu vượt cung, nhà nước sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp điều chỉnh để tăng nguồn cung ra thị trường. Ngoài ra thì Nhà nước cũng có thể sử dụng biện pháp điều tiết và tìm ra kẻ đầu cơ.
Còn trong trường hợp cung vượt cầu thì dựa vào quy luật cung cầu, Nhà nước có thể đưa ra các biện pháp để kích cầu.
Nhà sản xuất và kinh doanh cũng có thể áp dụng quy luật cung cầu cho hoạt động của mình.
Xem thêm : Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa
Với người tiêu dùng thì quy luật này cũng mang đến nhiều tác dụng không ngờ đến, cụ thể như sau:
Đối với thị trường chứng khoán thì quy luật cung cầu thể hiện sự điều chỉnh lượng cung và lượng cầu để có thể xác định mức giá cân bằng với lượng giao dịch.
Tác động cụ thể của quy luật cung cầu trên thị trường chứng khoán là gì? Thực tế thì quy luật này có ảnh hưởng đến sự biến động của giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Thông qua quy luật này, có thể thấy tâm lý của nhà cầu tư cũng được thể hiện qua sự thay đổi về giá của các mã cổ phiếu.
Ví dụ thực tế:
Xét ví dụ minh họa về quy luật cung cầu trên thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu ROS. Cổ phiếu này có cầu tăng mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2018. Chính vì lý do này mà mức giá của cổ phiếu được đẩy từ 10.000 đồng lên đến 200.000 đồng, mặc dù các nhà đầu tư đánh giá rằng cổ phiếu này không có giá trị cao như vậy. Sau đó, vào khoảng cuối năm 2020 thì lượng cầu của cổ phiếu này giảm dần, mức giá bắt đầu giảm xuống chỉ còn 2.000 đồng/cổ phiếu.
Từ ví dụ phần trên ta có thể thấy được quy luật cung cầu có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cổ phiếu. Vậy cụ thể đối với thị trường cổ phiếu, sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu là gì?
Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán được xếp vào hạng mục các giao thương đặc biệt. Vì vậy nên thị trường này cũng bị tác động bởi quy luật cung cầu. Quy luật này có ảnh hưởng lớn đối với các nhà đầu tư ngắn hạn do tâm lý sợ bỏ lỡ.
Có nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, đa số nhà đầu tư có xu hướng mua và bán theo cảm xúc nhiều hơn là phân tích các yếu tố để quyết định. Việc hiểu và nắm bắt quy luật cung cầu sẽ giúp cho các nhà đầu tư đánh giá một cách khách quan về diễn biến giá chứng khoán và từ đó hạn chế tình trạng chạy theo đám đông.
Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật nhất định, là khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa đó thì giá cả của hàng hóa này có xu hướng tăng lên. Điều này khiến cho nhóm người tiêu dùng có thể phải chi trả một mức giá cao hơn để có thể sở hữu hàng hóa họ mong muốn.
Ngược lại, nếu giá cả có xu hướng giảm đi khi lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng hàng này mà thị trường sẽ dần dần được chuyển đến với trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là khi mà không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng. Và tại điểm cân bằng đó thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn sở hữu.
Thông qua tình hình cung cầu trên thị trường, nhà sản xuất có thể quyết định việc có đầu tư và đưa sản phẩm ra thị trường nữa hay không. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu thị trường, các nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu, đặc biệt là cần phát hiện nhu cầu mới, từ đó đưa ra quyết định cải tiến chất lượng, mẫu mã và hình thức,… cũng như loại bỏ để phù hợp với thị trường.
Ví dụ minh họa: Anh A và Anh B mở cửa hàng kinh doanh bánh mì, lợi nhuận thu được giữa hai người là tương đương nhau. Sau một thời gian hoạt động thì anh A vẫn tiếp tục bán bánh mì, còn anh B chủ yếu chuyển sang kinh doanh nước ngọt có gas. Ban đầu, do chỉ có anh B bán nước ngọt, vậy nên giá nước ngọt của anh B bán cũng cao hơn so với cửa hàng khu vực. Anh A thấy anh B không bán bánh mì nữa nên cũng tăng giá bánh mì.
Sau 1 thời gian, anh A bị mất 1 lượng khách hàng, do đó anh quyết định giảm giá, đồng thời cũng bắt đầu kinh doanh thêm nước ngọt với giá ưu đãi để cạnh tranh với anh B. Để giữ khách hàng thường xuyên thì anh B giảm giá và cũng thường xuyên tổ chức hoạt động khuyến mãi tại cửa hàng của mình.
Giá bán là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến cung và cầu. Nếu giá hàng hóa càng cao thì cầu càng giảm và ngược lại.
Giả sử khi bạn đi mua sắm, bạn có nhu cầu mua một chiếc áo, nhưng giá của nó đắt lên thì lúc này bạn sẽ phải cân nhắc về việc có nên mua hay không và bạn có thể lựa chọn sẽ đợi đến ngày có khuyến mãi hoặc đến khi giá mặt hàng đó giảm xuống.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu của một sản phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả của dịch vụ và hàng hóa khác có liên quan. Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm tương đồng với các mức giá khác nhau. Nếu như giá cả các mặt hàng có thể thay thế cho nhau có sự chênh lệch về giá thì hiển nhiên là các mặt hàng có giá thấp sẽ có cầu cao hơn.
Quy luật này cũng được áp dụng đối với hàng hoá khó tách biệt vì chúng được người tiêu dùng coi là bổ sung cho nhau.
Ví dụ minh họa: cafe và sữa có liên quan đến nhau, khi giá cafe tăng, người mua cafe sẽ giảm dẫn đến lượng người mua sữa cũng giảm theo bởi vì sữa là mặt hàng bổ sung cho cà phê.
Thu nhập của cá nhân cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu. Nếu thu nhập của người dân tăng lên thì hiển nhiên là nhu cầu tiêu dùng, mua sắm cũng tăng, từ đó các nhà sản xuất cũng tăng lượng cung hàng theo.
Xem thêm : Sức mạnh thị trường (Market Power) là gì? Ý nghĩa của sức mạnh thị trường
Ngược lại, khi khủng hoảng và thất nghiệp xảy ra khiến cho thu nhập bị giảm sút, người dân lúc này sẽ phải thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm. Khi đó thì những mặt hàng không quá thiết yếu sẽ bị loại khỏi danh sách nhu cầu.
Nếu có một cuộc khủng hoảng diễn ra, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách làm cho thu nhập của người dân tăng lên và cuối cùng là tăng nhu cầu. Quyết định được đưa để nhằm ổn định nền kinh tế trong nước.
Thị hiếu đối với một mặt hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu của mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ: Trong đại dịch, mọi người thích đi xe đạp để tăng vận động và tăng khả năng miễn dịch. Chính vì điều này mà nhu cầu về xe đạp sẽ tăng lên.
Khi chọn mua một mặt hàng nào đó thì người tiêu dùng rất coi trọng yếu tố chất lượng cho dù nó là mặt hàng đắt hay rẻ.
Ví dụ: Các hãng điện thoại lớn và được khẳng định về chất lượng thì dù cho dù giá cao tới mức nào cũng có nhiều người muốn mua. Ngược lại, các hãng điện thoại không tên tuổi, chất lượng và công nghệ không đủ cạnh tranh thì mặc dù giá rẻ hơn nhiều nhưng rất ít người muốn mua.
Nếu dân số đông thì nhu cầu về hàng hóa tất yếu sẽ cao, vì vậy mà các nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa sẽ luôn chọn bán sản phẩm ở nơi đông dân cư.
Sự tiến bộ trong công nghệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu. Khi áp dụng công nghệ tiên tiến thì sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn và chất lượng tốt hơn, điều này dẫn đến lượng cung hàng tăng.
Ví dụ: Người nông dân sử dụng máy cày, máy gặt và áp dụng khoa học vào nông nghiệp sẽ cho ra năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn.
Yếu tố sinh lời ảnh hưởng lớn nhất đến lượng cung hàng bởi nếu một sản phẩm nào đó có tiềm năng và cơ hội sinh lời cao thì các nhà sản xuất sẽ tăng lượng sản xuất và phân phối mạnh mặt hàng đó.
Để đạt được lợi nhuận như mong muốn thì người sản xuất sẽ cố gắng thực hiện các yêu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, định hướng kinh doanh không bao giờ tách rời với lợi nhuận. Khi các nhà sản xuất thành công trong việc tăng lợi nhuận thì tất yếu doanh nghiệp có thể phát triển hơn.
Về phía Nhà nước: Nhà nước cần điều tiết quan hệ cung cầu thông qua pháp luật và các chính sách để có thể cân đối cung cầu hợp lý, điều này để đảm bảo ổn định về giá cả và đảm bảo đời sống của nhân dân.
Về phía người sản xuất và kinh doanh: Cần tăng cường sản xuất hàng hóa trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu. Điều này để đảm bảo lượng hàng hóa không bị khan hiếm và phục vụ đủ nhu cầu của người mua.
Về phía người mua: Giảm mua các mặt hàng khi gặp trường hợp cung nhỏ hơn cầu để tránh mua phải các loại hàng hóa bị tăng giá quá cao. Sử dụng các mặt hàng khi cung lớn hơn cầu để được hưởng giá cả tốt nhất.
Vùng cung cầu trong tiếng Anh có tên gọi là Supply Demand- đây là một kỹ thuật phân tích phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch trong ngày. Các vùng chính là các khoảng thời gian xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán trước khi mà giá biến động mạnh. Nó thường được biểu hiện bằng một vùng hình chữ nhật trên biểu đồ giá chứng khoán hoặc là biểu đồ ngoại hối.
Kết nối cung – cầu chính là cơ hội lớn giúp cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình, từ đó đảm bảo nguồn cung thường xuyên cho thị trường kèm theo việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho các thị trường lân cận, từ đó có thể tạo ra chuỗi cung ứng khép kín, hiện đại, hướng tới sự phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn.
Để có thể đẩy mạnh việc kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy cho hoạt động trao đổi hàng hóa thì ứng dụng các nền tảng số chính là xu thế tất yếu nhất hiện nay. Đặc biệt, thời gian vừa qua, dưới tác động của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng dần dần có xu hướng thiên về lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến. Nắm bắt thực tế đó nên hiện nay các cấp, các ngành cũng đang tích cực hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử, qua đó cũng tạo được kênh kết nối cung – cầu hiệu quả, thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp một cách nhanh chóng.
Sở Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục phối hợp với các Sở, các ngành, địa phương và doanh nghiệp sở hữu sàn thương mại điện tử để hình thành các hộ sản xuất có gian hàng số, địa chỉ số, tài khoản thanh toán số, truy xuất nguồn gốc số và nhãn hàng số trên các sàn thương mại điện tử. Điều này sẽ giúp cho quá trình quảng cáo sản phẩm và đặc sản địa phương thuận lợi vươn tầm khu vực và có điều kiện tiếp cận với các thị trường quốc tế.
Có thể thấy quy luật cung cầu đóng vai trò quan trọng đối với những dự án kinh doanh, các nhà sản xuất và cả một quốc gia. Thông qua việc hiểu rõ khái niệm quy luật cung cầu là gì, bạn có thể dễ dàng nắm được sự thay đổi của giá sản phẩm và đưa ra các quyết định đúng đắn. 3Gang hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp ích được cho các bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 15/01/2024 12:27
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…
12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…
Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…
Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…
4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…