Thực hiện kế hoạch số 4480/SGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 11 năm 2022 về việc tổ chức cuộc thi KHKT học sinh trung học cấp Thành phố năm học 2022 – 2023; văn bản số 4565/SGDĐT-GDTrH ngày 23 tháng 11 năm 2022 về việc hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức cuộc thi KHKT cấp Thành phố học sinh trung học năm học 2022 – 2023. Sở GDĐT tổ chức vòng chung khảo cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Thành phố năm học 2022 – 2023 vào 8g00 thứ Bảy, ngày 04 tháng 02 năm 2023 tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Cuộc thi đã giúp các em học sinh tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, đặc biệt là biết vận dụng kiến thức các môn học để nghiên cứu, sáng tạo và đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống từ đó phát triển phẩm chất, năng lực theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốcSở GDĐT tặng hoa cho đội văn nghệ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong trong Lễ khai mạc cuộc thi
Tham dự Lễ khai mạc, có sự hiện diện của
– Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Anh Đức – Thành ủy viên – Phó Chủ tịch UBND TP. HCM.
– Ông Nguyễn Văn Hiếu – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GDĐT.
– Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GDĐT.
– Ông Lê Duy Tân – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT
– Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GDĐT
– Ông Cao Minh Quý – Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên – Chuyên nghiệp và Đại học, Sở GDĐT
– Ông Phạm Minh Quốc Bảo – Phó Chủ tịch Công Đoàn Ngành
– Bà Cao Thiên Phúc – Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GDĐT
– Bà Bùi Hồng Dung – Phó Trưởng phòng Quản lý cơ sở GDNCL, Sở GDĐT
– Ông Trần Ngọc Huy – Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT
– Ông Phạm Quang Tâm – Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT
Cùng các Ông Bà là chuyên viên phòng GDTrH, các phòng chuyên môn thuộc Sở GDĐT, lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, Lãnh đạo các trường THPT, THCS và các trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp THPT), các TTGDNN-TTGDTX và đặc biệt là sự có mặt của 52 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung khảo của cuộc thi được tuyển chọn từ 1226 dự án, trong đó có 516 dự án cấp THCS, 710 dự án cấp THPT và 02 dự án TTGDNN-TTGDTX
Lãnh đạo tham dự khai mạc vòng chung khảo cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Thành phố
Lãnh đạo tham dự khai mạc vòng chung khảo cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Thành phố
Ông Trần Ngọc Huy – Phó trưởng phòng GDTrH Sở GDĐT công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và Ban chấm thi Cuộc thi năm học 2022 – 2023
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GDĐT phát biểu động viên thí sinh tham dự
Danh sách Giám khảo của vòng chung khảo cuộc thi
STT
Họ và tên
Chức vụ
Nơi công tác
1.
PGS. TS. Phạm Nguyễn Thành Vinh
Trưởng phòng
Quan hệ quốc tế
ĐHSP TP. HCM
2.
PGS. TS. Nguyễn Thúy Hương
Bộ môn Công nghệ sinh học.
Đại học Bách khoa TP. HCM
3.
PGS. TS. Tống Xuân Tám
Trưởng khoa Sinh học.
Đại học Sư phạm TP. HCM
4.
PGS. TS. Nguyễn Duy Anh
Phó trưởng phòng đào tạo.
Đại học Bách khoa TP. HCM
5.
PGS. TS. Nguyễn Trung Nhân
Trưởng khoa Hóa học.
Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP. HCM.
6.
TS. Lê Quang Huy
Trưởng khoa
Công nghiệp nhiệt lạnh
Kỹ thuật Cao Thắng TP. HCM
7.
TS. Võ Tùng Linh
Phó Trưởng Khoa
Kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật Cao Thắng TP. HCM
8.
TS. Đặng Lê Khoa
Trưởng bộ môn Viễn thông – Mạng, Phó trưởng khoa, khoa Điện tử – Viễn thông.
Đại học Khoa học tự nhiên. ĐH Quốc gia TP. HCM
9.
TS. Tô Nhi A
Giảng viên
ĐH Kinh Tế Tài Chính TP. HCM
10.
TS. Bùi Hồng Quân
Giảng viên
Đại học Sư phạm. TP. HCM
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM và Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GDĐT tặng hoa các giám khảo vòng chung khảo cuộc thi
Ban tổ chức cuộc thi đã nhận được 1226 dự án từ 131 đơn vị, trong đó có 82 trường có cấp THPT, 49 trường THCS và 02 Trung tâm GDTX (năm học 2021 – 2022 có 887 dự án), với 999 dự án tập thể và 227 dự án cá nhân.
Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi KHKT đã chọn ra các dự án đạt giải và 52 dự án tham dự vòng chung khảo cấp Thành phố
STT
Mã dự án
Loại
dự án
Lĩnh vực
Tên dự án
1
23-02-537
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Ứng dụng nền tảng TikTok vào việc lan tỏa văn hóa đọc dựa trên đặc điểm của Microlearning
2
23-02-319
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động kỹ năng sống cho học sinh lớp 10 tại VAS-SALA, thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
3
23-02-410
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Tâm sự cùng Foil
4
23-02-106
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT Thành Phố Hồ Chí Minh
5
23-02-081
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Các yếu tố tác động đến quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên tại Thành phố Hồ Chí Minh
6
23-02-281
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Nâng cao nhận thức học tập lập trình hỗ trợ rèn luyện tư duy logic – giải quyết vấn đề bằng trò chơi tương tác “dế mèn phiêu lưu ký” đối với học sinh lớp 8 & 9 trên địa bàn quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh
7
23-02-021
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
“Cây lắng nghe” – Giải pháp khắc phục xung đột tâm lý về kỳ vọng thành tích học tập giữa cha mẹ và con của học sinh THPT
8
23-02-403
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Tác động của Phân cực nhóm (Group Polarization) đến nhận thức và hành vi của giới trẻ trên không gian mạng
9
23-02-030
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
“Tích cực độc hại” ở học sinh thpt trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp
10
23-02-445
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Thái độ của học sinh THPT tại Thành Phố Hồ Chí Minh ngày nay về nghệ thuật cải lương và giải pháp bảo tồn, quảng bá cải lương đến gần hơn với thế hệ trẻ
11
23-02-124
Tập thể
2. Khoa học xã hội và hành vi
Giải pháp hỗ trợ giáo viên, phụ huynh trong việc giáo dục điều chỉnh nhận thức cho trẻ tự kỷ thông qua phương pháp dạy học thực nghiệm “Awakening consciousness” và game “Dế mèn phiêu lưu kí”
12
23-03-022
Tập thể
3. Hóa sinh
Khảo sát hoạt tính sinh học từ cao chiết cây Ráy Gai (Lasia spinosa Thwaites) định hướng tạo sản phẩm bột hòa tan hỗ trợ điều trị viêm gan B
13
23-03-020
Tập thể
3. Hóa sinh
Khảo sát hoạt tính sinh học của ba loại trà khô và bước đầu điều chế bột trà làm phụ gia trong thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gout, tim mạch
14
23-03-021
Tập thể
3. Hóa sinh
Khảo sát hoạt tính sinh học của cây artichoke cynara scolymus
15
23-03-048
Tập thể
3. Hóa sinh
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của xương rồng tai thỏ nopal cactus ở Ninh Thuận, Việt Nam
16
23-03-044
Tập thể
3. Hóa sinh
Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men từ dịch trà vỏ hạt cà phê
17
23-03-039
Tập thể
3. Hóa sinh
Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc nhuộm Remazol Brilliant Blue Reactive (RBBR) của enzyme laccase từ phụ phế liệu nông nghiệp
18
23-04-015
Tập thể
4. Y Sinh và khoa học sức khỏe
Gối thở hỗ trợ điều trị hành vi cho trẻ em mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
19
23-04-031
Tập thể
4. Y Sinh và khoa học sức khỏe
Robot A.I chuẩn đoán học sinh bị ngộ độc thực phẩm
20
23-05-006
Tập thể
5. Kỹ thuật Y Sinh
Sản xuất máy thởMini bằng phương pháp dùng hạt Zeolite
21
23-07-045
Tập thể
7. Hóa học
Nghiên cứu trích ly tinh bột từ phụ phẩm hột mít để ứng dụng tạo màng chỉ thị tinh bột/pva dùng bảo quản thực phẩm tươi sống
22
23-07-053
Tập thể
7. Hóa học
Tận dụng phế phẩm thân cây thanh long để chế tạo xúc tác xanh có hoạt tính cao và dễ thu hồi cho quá trình khử Congo red
23
23-07-011
Cá nhân
7. Hóa học
Nghiên cứu tổng hợp enzyme từ phụ phẩm nhà bếp để sản xuất dầu gội đầu sinh học
24
23-07-022
Tập thể
7. Hóa học
Khảo sát tỉ lệ pectin trong chế tạo màng bọc thực phẩm để bảo quản ổi
25
23-09-035
Cá nhân
9. Khoa học Trái Đất và Môi trường
ây dựng quy trình thu gom vỏ hàu từ các nhà hàng thông qua ứng dụng r-oyster nhằm cung cấp nguyên liệu tái chế và tái tạo rạn hàu, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển
26
23-10-003
Cá nhân
10. Hệ thống nhúng
AI – Ứng dụng chống ngủ gật khi lái xe
27
23-10-045
Tập thể
10. Hệ thống nhúng
Thiết bị cảnh báo đột quỵ do thiếu máu cục bộ, chứng ngưng thở khi ngủ và giám sát – chẩn đoán tình trạng giấc ngủ thông qua app điện thoại với mức chi phí thấp
28
23-10-050
Tập thể
10. Hệ thống nhúng
Thiết bị phát hiện và cảnh báo khi rò rỉ khí ga, quên tắt bếp
29
23-10-052
Tập thể
10. Hệ thống nhúng
Thiết kế dụng cụ đo chiều cao
30
23-12-020
Tập thể
12. Năng lượng vật lý
Nghiên cứu tận dụng nhiệt lượng hao phí của máy làm lạnh để hâm nóng thực phẩm
31
23-14-043
Tập thể
Xem thêm : Tin tức
14. Kĩ thuật môi trường
Tái sử dụng silicagel trong các túi hút ẩm thực phẩm và trang phục để loại bỏ ion kim loại Fe3+ trong nước
32
23-14-013
Tập thể
Xem thêm : Tin tức
14. Kĩ thuật môi trường
Chế tạo vật liệu cách âm từ xơ dừa và bã mía
33
23-15-021
Tập thể
15. Khoa học vật liệu
Nghiên cứu hoạt tính và tối ưu hóa quá trình tách chiết Pectin từ hạt bưởi và Flavonoid từ lá bàng làm nguồn nguyên liệu mới ứng dụng trong xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm handmade xanh chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
34
23-15-002
Cá nhân
15. Khoa học vật liệu
Chế tạo – khảo sát khả năng xử lý chất màu methylene blue của vật liệu ống nano titanium dioxide
35
23-15-009
Tập thể
15. Khoa học vật liệu
Điều chế và tìm hiểu đặc tính màng bao thực phẩm dựa trên poly(vinyl alcohol) với chiết xuất từ vỏ tỏi
36
23-15-036
Tập thể
15. Khoa học vật liệu
Tổng hợp vật liệu hydroxit lớp đôi (ZnAl-LDH) làm chất mang thuốc kháng sinh, chống viêm: nghiên cứu sinh học và đặc tính giải phóng thuốc
37
23-15-011
Tập thể
15. Khoa học vật liệu
Khảo sát khả năng xử lý nước thải của vật liệu Composite điều chế từ Chitosan và than xơ dừa
38
23-15-015
Tập thể
15. Khoa học vật liệu
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Carbon hoạt tính đến khả ăng hấp phụ màu của vật liệu TiO2 kết hợp carbon hoạt tính
39
23-15-017
Tập thể
15. Khoa học vật liệu
Nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ sử dụng cốt liệu vỏ hàu phế thải và tro bã mía thay thế một phần xi măng
40
23-16-021
Cá nhân
16. Toán học
Thiết kế phần mềm math6pr – chương trình giải toán 6
41
23-17-001
Tập thể
17. Vi Sinh
Đánh giá ảnh hưởng của bùn thải nhà máy bia xử lý với nấm men Saccharomyces cerevisiae và nấm sợi Trichoderma reesei lên sự phát triển của cây cải bẹ xanh (Brassica juncea L.)
42
23-20-034
Tập thể
20. Robot và máy thông minh
Thiết bị tích hợp trí tuệ nhân tạo hỗ trợ giao tiếp hai chiều cho người điếc câm
43
23-20-020
Tập thể
20. Robot và máy thông minh
Mô hình robot bốn chân hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ người trong vùng bị sạt lở
44
23-20-021
Tập thể
20. Robot và máy thông minh
Mô hình tự động hóa tại cảng Tân Cảng – Phú Hữu (Thành phố Hồ Chí Minh)
45
23-21-034
Tập thể
21. Hệ thống phần mềm
Score – Hệ thống tra cứu, phân tích và trực quan hóa điểm chuẩn tuyển sinh 10 khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
46
23-21-007
Tập thể
21. Hệ thống phần mềm
Giải pháp hạn chế tình trạng quá tải ở khu chờ khám bệnh ở các bệnh viện tuyến đầu
47
23-21-033
Tập thể
21. Hệ thống phần mềm
Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người khiếm thính giao tiếp
48
23-21-032
Tập thể
21. Hệ thống phần mềm
Phần mềm tư vấn hướng nghiệp bằng trí tuệ nhân tạo
49
23-21-036
Cá nhân
21. Hệ thống phần mềm
Study247 – Giải pháp học trực tuyến năng suất, tiện lợi
50
23-21-010
Cá nhân
21. Hệ thống phần mềm
Hệ thống đề cử câu hỏi trắc nghiệm từ một đoạn văn bản
51
23-21-057
Tập thể
21. Hệ thống phần mềm
Xây dựng phần mềm hướng nghiệp
52
23-21-004
Cá nhân
21. Hệ thống phần mềm
Chuẩn đoán âm thanh bệnh phổi bằng IoT và MongoDB
Cụ thể về số liệu các dự án tham gia và tham dự vòng chung khảo cuộc thi KHKT như sau:
Gần 50% số lượng đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, thể hiện sự quan tâm rất lớn của thế hệ trẻ với các vấn đề tâm lý lứa tuổi, hành vi trong cuộc sống đô thị hiện nay. Các dự án khoa học xã hội và hành vi đã giúp tạo một nguồn dữ liệu đáng kể cho các ngành giáo dục, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông… để có thể biết thêm các thông tin về thực tế giới trẻ nhằm có những định hướng kịp thời trong tương lai.
Nhóm đề tài theo định hướng chuyển đổi số của Thành phố như Hệ thống nhúng, Robot và máy thông minh, Hệ thống phần mềm…đã có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng và số lượng, thể hiện được sự chỉ đạo sâu sát của Sở GDĐT tạo và sự nỗ lực của cơ sở trong hoạt động dạy học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
Nhóm đề tài là thế mạnh của Thành phố như Hóa sinh, Kỹ thuật Y sinh, Hóa học, Khoa học vật liệu,… thể hiện được những bước tiến đáng kể, các đề tài được các nhà khoa học đánh giá cao, thể hiện sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo của Thầy và Trò khi tham gia các dự án.
Cuộc thi giúp học sinh có cơ hội gắn kết với các môi trường xã hội (doanh nghiệp, viện nghiên cứu, địa phương, …), là cơ hội để học sinh có những sản phẩm sáng tạo giúp ích xã hội.
Cuộc thi năm nay cho thấy các dự án không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính nhân văn cao khi hướng tới các sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; các dự án tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, như: Định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT Thành Phố Hồ Chí Minh, Thiết bị tích hợp trí tuệ nhân tạo hỗ trợ giao tiếp hai chiều cho người điếc câm, Mô hình tự động hóa tại cảng Tân Cảng – Phú Hữu (Thành phố Hồ Chí Minh), Mô hình trí tuệ nhân tạo dự đoán nguy cơ trầm cảm của học sinh THPT trên địa bàn TPHCM, Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người khiếm thính giao tiếp, Các yếu tố tác động đến quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên tại Thành phố Hồ Chí Minh…
Các em học sinh tích cực tham gia các vòng thi; các đề tài được chọn vào vòng chung kết có chất lượng tốt. Tham gia cuộc thi sẽ giúp cho các em học sinh có thêm cơ hội tiếp cận với môi trường nghiên cứu, các lực lượng xã hội (doanh nghiệp, viện nghiên cứu, địa phương, …) thuộc nhiều lĩnh vực, là cơ hội để các em có những sản phẩm sáng tạo giúp ích xã hội.
Ấn tượng tại cuộc thi đó các dự án không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính nhân văn cao khi hướng tới các sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; các dự án tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hơn 1000 đề tài tham gia cuộc thi là minh chứng cho năng lực học tập và tình yêu khoa học của các em. Với góc nhìn trẻ đầy sáng tạo về các vấn đề khoa học và cuộc sống, các em đã thực hiện những dự án hấp dẫn, thú vị, có ý nghĩa thiết thực, có giá trị nhân văn, khoa học và kinh tế.
Nghiên cứu khoa học là công việc khó khăn, gian khổ, đòi hỏi tình yêu khoa học, đòi hỏi phải có tính kiên trì, nhẫn nại và lòng trung thực trong khoa học. Chúng tôi tin rằng trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học các em đã ngày một trưởng thành hơn, trang bị cho mình nhiều kiến thức và kĩ năng hơn, nhất là qua quá trình mày mò nghiên cứu, khám phá khoa học, các em rèn luyện được những phẩm chất tốt đẹp; hun đúc được tinh thần cống hiến, hi sinh cho khoa học và những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
Tri thức là sức mạnh. Và sức mạnh của tri thức là sức mạnh làm thay đổi thế giới, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lên. Dù chỉ là bước đầu học tập nghiên cứu khoa học nhưng có lẽ các em cũng đã thấy được sức mạnh của khoa học và cảm nhận được niềm vui trong việc học tập và khám phá tri thức. Chúng ta tin rằng ngày hôm nay, những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học sẽ là bệ phóng cho những tài năng trẻ của Thành phố. Nhìn thấy các em hôm nay, chúng ta thấy được sức sống căng tràn của Thành phố, cảm nhận được sức mạnh nội lực và tương lai tươi sáng của Thành phố chúng ta./.
Một số hình ảnh tại Cuộc thi:
Xem bài viết về Cuộc thi được đăng trên Báo Tuổi trẻTẠI ĐÂY
Xem bài viết về Cuộc thi được đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 07:54
Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…
Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…
Tổ tiên báo hiệu: Đúng 10 ngày nữa con 3 tuổi sẽ rơi vào hố…
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?