Categories: Tổng hợp

Thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định pháp luật hiện nay

Published by
Thủ tục đăng ký biến động đất đai và những điều cần biết

1. Đăng ký biến động đất đai là gì?

Đăng ký biến động đất đai hay tài sản gắn liền với đất là việc thực hiện những thủ tục theo quy định pháp luật nhằm ghi nhận sự thay đổi về thông tin đã đăng ký ở hồ sơ địa chính của người có quyền sử dụng đất và người được giao đất. Trong đó, đăng ký đất đai bao gồm 2 loại là đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai. Nội dung căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Đăng ký biến động đất đai là gì?

2. Những trường hợp nào phải đăng ký biến động đất đai?

Thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực hiện trong 12 trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có những thay đổi như sau:

  • Người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền định đoạt như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện đổi tên;
  • Thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu và địa chỉ của mảnh đất;
  • Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký trước đó;
  • Thay đổi mục đích sử dụng đất;
  • Thay đổi thời hạn sử dụng đất;
  • Thay đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê, hoặc thay đổi từ hình thức nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng sang hình thức thuê đất, từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng theo quy định hiện hành;
  • Thay đổi quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung;
  • Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của vợ chồng, tổ chức, hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung đối với tài sản gắn liền với đất;
  • Thay đổi quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải về tranh chấp đất đai được công nhận bởi UBND cấp có thẩm quyền, theo kết quả thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết xung đột đất đai, khiếu nại và tố cáo liên quan đến đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành được thi hành, văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất hợp pháp;
  • Thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
  • Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Ngoài ra, trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai khi thay đổi thông tin về giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ của căn cước công dân, địa chỉ đã cung cấp trên giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Tóm lại, khi có bất kỳ biến động nào liên quan đến đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất như những trường hợp đã nêu trên, người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Sau khi hoàn thành thủ tục, họ sẽ được cấp Sổ đỏ hoặc chứng nhận biến động để ghi vào Sổ đỏ đã được cấp.

Trong trường hợp đã đăng ký biến động đất đai nhưng không còn ô trống nào trên trang 4 của Sổ đỏ để ghi chứng nhận sự thay đổi, người đó sẽ được cấp một Sổ đỏ mới, tuân theo quy định tại điểm i, Khoản 2 của Điều 17 trong Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Những trường hợp nào phải đăng ký biến động đất đai?

3. Hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Hồ sơ đăng ký biến động đất đai thay đổi tùy theo tính chất của từng trường hợp. Tuy nhiên, đều phải kèm theo mẫu đơn đăng ký biến động đất đai là Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) như bảng dưới đây.

Tên mẫu đơn Mẫu đơn Số lượng

Trường hợp

Trường hợp thay đổi thông tin người được cấp giấy chứng nhận đổi tên chủ sở hữu, giảm diện tích,… Trường hợp thay đổi thông tin chủ sử hữu như chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ 1. Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; Tải mẫu đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT mau so 09.doc Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ ✔ 2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ ✔ 3. Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động: Bản chính: – Bản sao: ✔ – Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên; Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ – Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ; Bản chính: 0 – Bản sao: 1 ✔ – Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận; Trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai) thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác để chứng minh nhân thân. Bản chính: 0 – Bản sao: 1 ✔ ✔ – Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên; Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ – Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên; Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ – Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật; Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ – Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔ – Bản sao một trong các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận. Bản chính: 0 – Bản sao: 1 ✔ – Văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên trong hộ gia đình mà không phải là chủ hộ; trường hợp thay đổi người đại diện hộ gia đình là chủ hộ thì cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Bản chính: 1 – Bản sao: 0 ✔

Một số lưu ý khi kê khai đơn đăng ký biến động đất đai:

  • Tên và địa chỉ phải đúng như trên giấy chứng nhận đã cấp. Nếu có thay đổi tên thì phải ghi cả thông tin trước và sau khi thay đổi, đồng thời nộp giấy tờ chứng minh sự thay đổi.
  • Không kê khai và xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, các mục II,III và IV nếu thuộc các trường hợp sau đây:
  • Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”
  • Chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, góp vốn, tặng cho bằng quyền sở hữu đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Chuyển quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của riêng vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.
  • Không kê khai, xác nhận các thông tin tại Điểm 5 của mục I, mục II và IV của Đơn này đối với các trường hợp xác định lại diện tích đất ở cho cá nhân, hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận.
Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động đất đai

4. Quy trình thủ tục đăng ký biến động đất đai

Quy trình đăng ký biến động đất đai được thực hình qua 2 hình thức: trực tiếp và trực tuyến. Cụ thể:

4.1. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai trực tiếp

Quy trình đăng ký biến động đất đai thông qua các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng hoặc cơ quan có thẩm quyền;
  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
  • Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát và xét duyệt hồ sơ;
  • Bước 4: Trao Giấy chứng nhận đăng ký biến động đất đai.

Như vậy, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai được tiến hành theo trình tự 4 bước. Sau đây là chi tiết từng bước thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng hoặc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký về quyền sử dụng đất đai.

Người sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết hồ sơ theo quy định ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất.

Trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư phát sinh nhu cầu cần giải quyết, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành xử lý và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ và chính xác của các loại tài liệu có trong bộ hồ sơ. Có các trường hợp xảy ra như sau:

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Bộ phận kiểm duyệt thông qua và tiếp nhận vụ việc, đồng thời viết phiếu biên nhận và chuyển vụ việc đến người có thẩm quyền giải quyết.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ/chưa đầy đủ: Bộ phận tiếp nhận phải gửi thông báo bổ sung hoặc điều chỉnh hạng mục đến người làm hồ sơ trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp đăng ký biến động về các nội dung của thủ tục này thì cần thực hiện cùng lúc 02 thủ tục nêu trên.
  • Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban có nghĩa vụ chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát và xét duyệt hồ sơ

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được thông qua sẽ tiếp tục thực hiện các bước sau:

  • Trích đo địa chính thửa đất khi có các thay đổi liên quan đến diện tích đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính.
  • Gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng trong trường hợp có các thay đổi liên quan đến diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không tuân theo giấy phép hoặc không có giấy phép xây dựng.
  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định, đồng thời thông báo thu nghĩa vụ tài chính trong trường hợp phải đóng tiền sử dụng hoặc tiền thuê đất theo quy định.
  • Xác nhận các thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp trước đó hoặc lập hồ sơ nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường. Trường hợp nếu phải thuê đất, cần thông báo đến người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê với cơ quan có thẩm quyền.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

4.2. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai trực tuyến (online)

Quy trình đăng ký biến động đất đai cụ thể sẽ tiến hành theo trình tự 4 bước như sau:

Bước 1: Người đăng ký tài khoản đăng nhập trên Cổng Dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn

Sau khi đăng nhập thành công tiến hành tìm kiếm và lựa chọn nộp hồ sơ dịch vụ công, nhập các thông tin đăng ký biến động đất, tài sản gắn liền với đất.

  • Trường hợp 01: Xác thực thành công thì chọn lưu đơn đăng ký;
  • Trường hợp 02: Nếu xác thực thất bại thì hệ thống thông báo để người đăng ký cập nhật Đơn đăng ký.

Tiếp theo chọn phương thức gửi giấy tờ bản gốc, bản chính các giấy tờ kèm theo Chọn phương thức gửi bản gốc Giấy chứng nhận, bản chính các giấy tờ kèm theo và nơi nhận kết quả. Chọn xác nhận điều chỉnh ở Giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Chọn gửi hồ sơ. Trong đó, nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai online bao gồm:

  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai/Văn phòng đăng ký đất đai (Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đúng theo quy định của luật đất đai.

Trường hợp cần kiểm tra, xác minh làm rõ nguyên nhân mà không trả kết quả trong thời hạn quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cần ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng đất thông qua cổng dịch vụ công hoặc tin nhắn SMS.

Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu hoặc thiếu thông tin, bên cán bộ tiếp nhận sẽ gửi thông báo từ chối hoặc yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.

Hồ sơ đầy đủ thông tin cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi phiếu tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 3. Cơ quan tiếp nhận giải quyết hồ sơ

Lãnh đạo văn phòng quản lý đất đai sẽ truy cập vào cổng thông tin của Bộ Tài Nguyên môi trường hoặc cổng Dịch vụ công của tỉnh để phân công đội ngũ xử lý thủ tục. Cán bộ được phan công tiến hành đối chiếu thông tin đăng ký trên cơ sở dữ liệu về đất đai, hoặc hồ sơ lưu trữ văn phòng đăng ký đất đai.

Người sử dụng đất có nghĩa vụ hoàn thành lệ phí đăng ký đúng hạn bằng cách thanh toán trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công.

Bước 4: Kết quả được trả về được giải quyết theo thủ tục hành chính tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ/dịch vụ bưu chính hoặc tại địa điểm theo yêu cầu với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất.

Quy trình và thủ tục đăng ký biến động đất đai

5. Thời hạn giải quyết đăng ký biến động đất đai

Thời hạn đăng ký biến động đất đai kéo dài không quá 10 ngày đối với các trường hợp sau đây:

  • Trúng đấu giá về quyền sử dụng đất.
  • Giải quyết các xung đột, khiếu nại và tố cáo liên quan đến đất đai.
  • Xử lý các hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản trên đất để thi hành án.
  • Chia cắt, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức hoặc chuyển đổi công ty, thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ chồng, hộ gia đình hoặc cộng đồng sử dụng đất.
  • Biến động đất đai do thay đổi tên chủ sở hữu đất, tài sản gắn liền trên đất, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng, diện tích, địa hình, địa chỉ mảnh đất, thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất, thay đổi về nghĩa vụ tài chính, tài sản gắn liền với đất so với thông tin được đăng ký trước đó.

Bên cạnh đó, kể từ ngày có biến động về đất đai thì thời hạn hoàn thành đăng ký biến động đất đai không quá 30 ngày căn cứ theo quy định tại Khoản 6, Điều 95 của Luật Đất đai.

6. Những thông tin cần biết khi nộp đơn đăng ký biến động đất đai

Bên cạnh quy trình đăng ký biến động đất đai như trên, dưới đây là một số thông tin cần biết khi nộp đơn đăng ký biến động đất đai mà Apolat Legal đã tổng hợp được:

6.1. Lệ phí đăng ký biến động đất đai

Các khoản lệ phí liên quan đến đăng ký biến động đất đai như sau:

  • Lệ phí xác nhận đăng ký biến động đất đai: 30.000 đồng/Giấy;
  • Lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn liền với đất: 30.000 đồng/bản;
  • Lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất : 200.000 đồng/giấy;
  • Lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất): 400.000 đồng/giấy;
  • Lệ phí cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất : 600.000 đồng/giấy;

6.2. Đăng ký biến động đất đai ở đâu?

Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP; thủ tục đăng ký biến động đất đai có thể được thực hiện ở một trong những nơi sau đây:

  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tùy tính chất của từng vụ việc:
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết các trường hợp đăng ký biến động đất đai của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức cá nhân và nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết các trường hợp đăng ký biến động đất đai của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
  • UBND cấp xã nếu các trường hợp cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ giải quyết tại đây.
  • Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng vụ hàng không là cơ quan đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại các khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không và sân bay dân dụng.

6.3. Hiệu lực đăng ký biến động đất đai?

Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất đai có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến quy trình và thủ tục thực hiện đăng ký biến động đất đai. Có thể thấy, thủ tục này khá phức tạp, yêu cầu bạn phải có kiến thức chuyên môn liên quan đến đất đai và pháp luật. Do đó, nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với Apolat Legal để được tư vấn chi tiết và đầy đủ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • HCM: Tầng 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh.
  • HN: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội.
  • Phone: 0911 357 447
  • Email: info@apolatlegal.com
  • Website: apolatlegal.com

This post was last modified on 25/04/2024 02:55

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

58 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

18 giờ ago