Đánh giá tác động môi trường là thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp có nhu cầu bắt đầu hoặc cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật Việt Nam. ĐTM là thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường. Vậy ĐTM là gì và có những quy định, thủ tục nào doanh nghiệp cần lưu ý. Mọi thắc mắc sẽ được Vinacontrol CE cung cấp dưới đây.
Nguồn: Kênh Youtube Kỹ sư xây dựng, QLDA, thi công
Bạn đang xem: ĐTM là gì? Các quy định về đánh giá tác động môi trường
ĐTM là báo cáo đánh giá tác động môi trường (tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment). ĐTM thể hiện các nội dung liên quan đến việc phân tích, dự báo những tác động của dự án đầu tư cụ thể đến môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Nội dung định nghĩa này được thể hiện rõ trong khoản 23 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Mục tiêu của đánh giá tác động môi trường là để hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào. Qua đó đưa ra những giải pháp kịp thời nếu công ty thải ra chất chất thải có tương tác xấu tới môi trường, bảo vệ sự trong lành của môi trường và đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tiến hành lập ĐTM – báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa theo các căn cứ pháp lý sau:
ĐTM là báo cáo đánh giá tác động môi trường (tiếng Anh là EIA: Environmental Impact Assessment)
✍ Xem thêm: Trách nhiệm xã hội là gì? Lợi ích nào cho doanh nghiệp
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 11/VBHN-BTNMT thì đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định này, cụ thể là các đơn vị tiến hành các dự án gồm:
✍ Xem thêm: Tư vấn ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường | Tư vấn miễn phí
Việc lập ĐTM – báo cáo đánh giá tác động môi trường được coi là công cụ quản lý có tính chất phòng ngừa, giúp chọn phương án tốt để dự án hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường
Doanh nghiệp bị xử phạt do thiếu báo cáo đánh giá tác động môi trường
Doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM theo các bước dưới đây:
► Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.
► Bước 2: Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội.
► Bước 3: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.
► Bước 4: Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
► Bước 5: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
► Bước 6: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu nhập, đánh giá nhanh.
► Bước 7: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường – xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.
► Bước 8: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.
► Bước 9: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
► Bước 10: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
► Bước 11: Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQVN phường, xã, thị trấn nơi thực hiện dự án.
► Bước 12: Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn UBND từng cấp tùy lĩnh vực của dự án theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 11/VBHN-BTNMT.
Công tác đánh giá tác động môi trường trên thực tiễn
✍ Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động tại doanh nghiệp| Thông tin chi tiết
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 11/VBHN-BTNMT.
Trên đây là những thông tin về các quy định và thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động ĐTM. Vinacontrol CE hân hạnh là người đồng hành tin cậy với doanh nghiệp và đối tác trên con đường phát triển bền vững, lớn mạnh.
*Đây là bài cung cấp thông tin Vinacontrol CE không hỗ trợ dịch vụ này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/03/2024 02:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024