Categories: Tổng hợp

10 tác dụng của rau diếp cá có thể bạn chưa biết

Published by

Một số thông tin cơ bản về rau diếp cá

Rau diếp cá hay còn gọi là lá diếp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, rau dấp cá, cửu tiết liên, sẩm thảo, xú tinh thảo,… là loại thực vật thuộc nhóm cây thảo, sống lâu năm.

Thân cây diếp cá mọc đứng, cao khoảng chừng 20 – 40 cm, ưa những nơi ẩm ướt có rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá diếp cá mọc cách, có hình tim và nhọn ở phía đầu. Hoa nhỏ, có màu vàng nhạt nhưng không có bao hoa bên ngoài.

Theo Đông y, rau diếp cá có tính hàn, vị chua, cay và có mùi tanh.

Xét theo khoa học, rau diếp các có tên gọi là Houttuynia cordata Thunb. Trong cây rau có chứa khoảng 0,0049% tinh dầu và một ít chất ancaloit gọi là cordalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là nhóm aldehyd và các dẫn xuất ceton như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal… và 3-oxododecanal có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Ngoài ra, trong lá diếp các còn chứa các hợp chất như beta sitosterol và các flavonoid như: quercitrin, rutin, isoquercitrin… có lợi cho sức khỏe con người.

Tác dụng của rau diếp cá và các bài thuốc tương ứng

Có thể bạn đã biết, rau diếp cá có tác dụng giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc tố trong cơ thể, nhưng đó chưa phải là tất cả. Thực tế, rau diếp cá có nhiều tác dụng hơn so với những gì bạn nghĩ.

1. Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Theo Đông y, diếp cá có vị chua, hơi cay, mùi tanh, tính mát, tác dụng tán khí và tán ứ. Chính vì có khả năng tán ứ nên diếp cá thường được dùng để chữa bệnh trĩ.

Rau diếp cá phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Ngoài ra, y học hiện đại nhận thấy diếp cá chứa một số thành phần tốt cho bệnh trĩ như:

Quercetin (chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoid): có khả năng tiêu trừ gốc tự do và tăng độ bền của thành mạch. Từ đó có thể kiểm soát tình trạng mạch máu tiếp tục sa giãn, ứ máu và dẫn đến tăng kích thước búi trĩ.

Decanoyl acetaldehyde: có tác dụng kháng sinh mạnh. Nghiên cứu cho thấy, thành phần này hiệu quả đối với cả vi khuẩn và nấm. Chính vì vậy, sử dụng diếp cá có thể phòng ngừa hiện tượng viêm nhiễm ở búi trĩ và đảm bảo quá trình phục hồi, tái tạo của các mô tổn thương.

Chất xơ: Với hàm lượng chất xơ cao, lá diếp cá giúp làm mềm phân, điều hòa nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón – yếu tố làm nghiêm trọng triệu chứng và đẩy nhanh tiến triển của bệnh trĩ.

Cách sử dụng:

Đối với việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh trĩ, bạn có thể thực hiện theo một số bài thuốc sau:

Uống nước rau diếp cá giã

Uống nước rau diếp cá vào mỗi buổi sáng và buổi chiều hàng ngày sẽ giúp giảm táo bón và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ nội hiệu quả.

Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá tươi rửa sạch, sau đó giã nhuyễn rồi vắt lấy nước. Có thể uống trực tiếp hoặc pha thêm đường để dễ uống hơn.

Ngâm rửa và đắp diếp cá tươi

Thành phần Isoquercitrin và quercetin trong rau diếp cá sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào búi trĩ và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, nóng rát, giảm nguy cơ viêm nhiễm,…

Thường xuyên áp dụng biện pháp này sẽ hỗ trợ làm bền thành mạch và ngăn sự gia tăng kích thước của búi trĩ, thích hợp với cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Để thực hiện, bạn chuẩn bị 1-2 nắm lá diếp cá tươi rửa sạch, sau đó dã nhuyễn vắt lấy nước. Dùng nước diếp cá pha với nước ấm cùng với 1 ít muối ngâm hậu môn để giảm cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu – đặc biệt là sau khi đi tiêu. Kế tiếp, dùng bã diếp cá đắp lên hậu môn và dùng khăn sạch băng kín trong 30 – 60 phút để hoạt chất trong diếp cá thẩm thấu.

Xông lá diếp cá

Xông lá diếp cá sau khi tập thể dục, khi tuần hoàn máu diễn ra mạnh sẽ giúp giảm ngứa, hỗ trợ lại bỏ vi khuẩn và làm co búi trĩ hiệu quả. Áp dụng biện pháp này liên tục 2-3 tháng sẽ thấy tình trạng của trĩ nội hoặc trĩ ngoại được cải thiện rõ rệt.

Để thực hiện, bạn chuẩn bị 2 bó diếp cá rửa sạch để ráo nước, 1 quả sung bổ đôi và 1 củ nghệ tươi đập dập. Sau đó cho tất cả vào nồi cùng với 1 ít muối và 2 lít nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, đem xông hậu môn trong 15 phút. Cuối cùng, hòa thêm nước mát vào để ngâm rửa hậu môn từ 10 – 15 phút.

Ngoài 3 cách này thì uống trà diếp cá, dùng thực phẩm chức năng (TPCN) có thành phần chính là diếp cá hoặc ăn diếp cá sống cũng là cách hỗ trợ trị bệnh trĩ và táo bón hiệu quả. Nếu bạn không thể chịu được mùi tanh của diếp các tươi thì trà diếp cá và TPCN sẽ là một sự lưa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

2. Chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa

Trong rau diếp cá chứa nhiều chất xơ, khi ăn hoặc uống nước diếp cá mỗi ngày sẽ giúp làm phân mềm hơn từ đó giúp đi tiêu dễ dàng hơn.

Cách dùng:

Sử dụng 10 gam rau diếp cá đã được sao khô, hãm với nước sôi sau 10 phút có thể sử dụng trà để uống hàng ngày. Lưu ý, chỉ sử dụng bài thuốc này trong khoảng 10 ngày.

3. Rau diếp cá giúp lợi tiểu, trị tiểu rắt, tiểu buốt

Trong rau diếp cá có chứa các hoạt chất hữu cơ và vô cơ giúp lợi tiểu, tiêu u tán nhiệt và làm lành vết loét. Vì thế, uống sinh tố diếp cá thường xuyên sẽ giảm thiểu các chứng tiểu rắt, tiểu buốt.

Cách sử dụng:

Rau diếp cá, rau mã đề và rau má mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước uống. Uống 1 đến 2 tuần sẽ có tác dụng.

4. Điều trị sỏi thận

Sỏi thận là một trong những căn bệnh nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh, khi phát hiện cần điều trị và tìm biện pháp khắc phục ngay. Bên cạnh việc điều trị y khoa, bạn có có thể áp dụng bài thuốc uống hàng ngày từ rau diếp cá để sỏi tự tan mà không cần phải phẫu thuật.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, chất decanoyl-acetaldehyd trong rau diếp có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, E.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn leptospira. Đặc biệt, chất quercetin trong rau diếp cá còn giúp lợi tiểu, rất tốt cho người bị bệnh sỏi thận.

Cách sử dụng:

Chuẩn bị 20 gram rau diếp cá, 10 gram cam thảo đất, 15 gram rau dệu. Sau đó, sắc uống mỗi ngày 1 thang và uống trong vòng 1 tháng.

5. Rau diếp cá trị viêm phế quản mãn tính

Ứng dụng diếp cá trị viêm phế quản trong Đông y mang lại hiệu quả lâu dài. Đây là phương pháp điều trị ít tốn kém, vô cùng lành tính và kiểm soát tốt được căn bệnh.

Chữa đau họng bằng rau diếp cá.

Cách sử dụng:

Sử dụng diếp cá tươi kết hợp cam thảo với một lượng vừa đủ, sắc đặc, uống nhiều lần trong ngày trong một thời gian sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.

6. Điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ

Diếp cá chứa decanoyl- acetaldenlyd có tính kháng sinh, tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, xoắn khuẩn… Ngoài ra, diếp cá cũng chống lại nhiều loại virus. Do đó, dùng diếp cá có thể giúp chữa bệnh phụ khoa trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ.

Cách sử dụng:

Chuẩn bị 20 gam lá diếp cá, 1 củ tỏi và 10 gam bồ kết. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 5 bát nước và đun sôi thật kỹ. Dùng 1 phần nước để xông hơi nóng vào chỗ đau và 1 phần sử dụng để ngâm rửa chỗ bị đau. Liên tục làm cách này trong 7 ngày, mỗi ngày 1 lần.

7. Chữa kinh nguyệt không đều

Trong y học cổ truyền, rau diếp cá được xem là một vị thuốc tốt để chữa kinh nguyệt không đều.

Cách sử dụng:

Rửa sạch 40g rau diếp cá tươi, 30g rau ngải cứu tươi. Giã nhỏ rồi đổ nước đã đun sôi để nguội vào rồi lọc lấy nước. Sử dụng mỗi ngày 2 lần trong vòng 5 ngày. Thời gian sử dụng hiệu quả nhất là trước chu kỳ kinh nguyệt 10 ngày.

8. Hạ sốt cho trẻ

Với tính chất có vị chua, hơi cay, mùi tanh, tính mát, tác dụng tán khí, rau diếp các còn được xem là bài thuốc hiệu quả trong việc hỗ trợ hạ sốt, cảm cúm do thay đổ thời tiết cũng như thói quen sinh hoạt ở trẻ.

Cách thực hiện:

Dùng 30g rau diếp cá tươi, rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ và đun sôi. Sau đó, loại bỏ cặn, để nguội nước rồi cho bé uống. Có thể lấy phần bã đắp lên 2 bên thái dương của bé để giúp hạ sốt nhanh hơn.

9. Trị ho cho trẻ

Diếp cá là một thảo dược có khả năng trị ho hiệu quả cho trẻ, giúp trẻ giảm ho, long đờm nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị rau 1 nắm diếp cá sạch và nước vo gạo (mới). Giã nhuyễn rau diếp cá, hòa diếp cá nhuyễn với nước vo gạo rồi cho vào nồi. Tiến hành đun với lửa nhỏ từ 20 – 30 phút. Tắt bếp, chắt lấy nước và để nguội. Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần trong khoảng 3 ngày liên tiếp sẽ giúp giảm những triệu chứng ho rất hiệu quả.

Ngoài bài thuốc trên, bạn cũng có thể dùng riêng rau diếp cá để trị ho cho trẻ. Bằng cách lấy rau diếp cá đem rửa sạch và giã nhỏ, cho thêm một chút muối, rồi lọc lấy nước cho trẻ sử dụng hằng ngày. Thực hiện phương pháp này từ 2 – 3 lần/ngày trong vòng 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Trường hợp trẻ bị ho và kèm theo sốt, mẹ có thể lấy 30g rau diếp cá đem rửa sạch và giã nát, sau đó thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống. Tiếp theo lấy bã rau diếp cá đắp vào vùng thái dương của trẻ, giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.

10. Trị mụn và làm đẹp da cho chị em phụ nữ

Trong rau diếp cá chứa thành phần quercetin và isoquercitrin có khả năng loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt. Hợp chất flavonoid được tìm thấy trong diếp cá có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương sau mụn. Đặc biệt, tinh dầu và hàm lượng vitamin A của lá rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh nên hỗ trợ giảm sưng mụn nhanh chóng.

Rau diếp cá giúp làm đẹp da và trị mụn.

Do đó, uống nước diếp cá hàng ngày hoặc đắp mặt nạ diếp các 2-3 lần/tuần sẽ giúp giảm mụn, sáng da cho làn da mịn màng và đều màu hơn.

Cách sử dụng:

Dùng một nắm lá diếp cái rửa sạch, giã nhuyễn rồi chắt lấy nước uống hàng ngày. Hoặc dùng nó để đắp mặt trong vòng 15-20 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước để cảm nhận sự khác biệt về làn da.

Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá

Rau diếp được chứng minh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó không hẳn hoàn toàn tốt trong một số trường hợp cụ thể. Do đó, cần chú ý:

  • Không lạm dụng rau diếp cá, vì có thể gây ra một số ảnh hưởng không có lợi tới sức khoẻ.
  • Khi sử dụng diếp cá thường xuyên, hàng ngày cần đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ Đông y để theo dõi và nhận lời khuyên thích hợp.
  • Khi có những biểu hiện lạ trong quá trình sử dụng cần dừng ngày lập tức và đến gặp bác sĩ ngay.
  • Không dùng rau diếp cá để thay thế cho các loại thuốc chữa bệnh được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.

Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất.

Trên đây là những công dụng vượt trội nhất của rau diếp cá, hy vọng qua bài viết này, bạn đã củng cố được thêm những kiến thức bổ ích cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.

Chú ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc khám và điều trị y khoa.

This post was last modified on 26/02/2024 09:22

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago