Ly thân là một khái niệm mô tả những cặp vợ chồng đã hết tình cảm và không còn chung sống với nhau nữa. Tuy nhiên, vì một số lý do như con cái, tạo điều kiện khắc phục lỗi lầm,…nên họ sẽ tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân. Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về ly thân.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3, khoản 1 Điều 57, Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
Bạn đang xem: Có được hưởng thừa kế của chồng khi đã ly thân?
– Bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án
– Thời điểm vợ hoặc chồng chết
– Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết. Đối với trường hợp này, thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án
Như vây, ly thân không thuộc vào các trường hợp làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Vì vậy, khi ly thân, vợ chồng vẫn còn quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình và các văn bản pháp luật liên quan.
Xem thêm : Lương 10 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? Tương lai nhận lương hưu thế nào?
Theo quy định tại Điều 655 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ,, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác, cụ thể như sau:
– Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
– Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Mặt khác, tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định các đối tượng không được hưởng di sản, cụ thể:
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
Xem thêm : Nhận diện dấu hiệu bại não ở trẻ dưới 1 tuổi
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Theo đó, các đối tượng thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự sẽ không được hưởng di sản, trừ những trường hợp người để lại di sản thừa kế biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản thừa kế (khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015).
Từ các quy định nêu trên cho thấy, ly thân không thuộc vào đối tượng không được hưởng quyền di sản. Trường hợp ly thân mà vẫn chưa làm thủ tục ly hôn hoặc đang xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì nếu vợ (chồng) chết trong thời điểm này thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản của vợ (chồng).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/03/2024 12:41
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024