Categories: Tổng hợp

Lời dẫn trực tiếp là gì?

Published by

Lời dẫn trực tiếp là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Lời dẫn trực tiếp là gì?

Trả lời:

Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

1. Lời dẫn trực tiếp là gì?

– Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật

~~> Được đặt trong dấu ngoặc kép

Vd: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”

– Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm tra.

-Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

-Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn (sau động từ trong câu).

– Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích hợp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái (kia, nhé, này…); có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.)

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 : Cách dẫn trực tiếp là gì?

  1. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
  2. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp
  3. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình
  4. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?

  1. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật
  2. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp
  3. Lời nói của nh â n vật được trích dẫn nguyên văn
  4. lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Một

Câu 4: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:

  1. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}
  2. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []
  3. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn ()

Câu 5: Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?

  1. Gián tiếp
  2. Trực tiếp

Câu 6: Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng :

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó “Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không”. (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng: Nếu như chẳng có sông Hương-Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

  1. Các câu (1) (2) (3) ( 4)
  2. Các câu (1) (3) (4)
  3. Các câu (1) (2) (4)
  4. Các câu (5) (4) (3)

Câu 7: Các từ Là, Rằng nối giữa hai phần của câu là một trong những dấu hiệu hình thức cho biết phần tiếp theo đó sẽ là?

  1. Có thể là lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn gián tiếp
  2. Chỉ có thể là lời dẫn gián tiếp
  3. Chỉ có thể là lời dẫn trực tiếp

Câu 8: Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, nhân vật, điều chỉnh cho phù hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép, đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 9: Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?

  1. Gián tiếp
  2. Trực tiếp

Câu 10: Nhận định nào nói đầy đủ nhất dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong các tác phẩm văn xuôi?

  1. Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn.
  2. Có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lời dẫn trực tiếp là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

This post was last modified on 29/04/2024 22:38

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

10 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago