Khàn tiếng thường xảy ra khi hò hét, nói quá nhiều hoặc khi bạn bị viêm họng. Nhưng nếu khàn tiếng không rõ nguyên nhân và kéo dài trên 2 tuần thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, ví dụ như ung thư thanh quản và bạn cần đến bệnh viện để thăm khám – BSNT. CKII Trần Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa tai mũi họng, BVĐK Tâm Anh cho biết.
Khàn tiếng (khàn giọng) là tình trạng thay đổi giọng nói, âm thanh không còn trong trẻo và bạn thường phải cố gắng để phát ra âm thanh. Tình trạng này có thể tự hết trong vòng vài ngày, nhưng nếu kéo dài trên hai tuần không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám để phòng ngừa các nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.
Bạn đang xem: Khàn tiếng (khàn giọng): Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Tình trạng khàn tiếng rất phổ biến, ước tính khoảng 1/3 dân số thế giới bị khàn tiếng ít nhất một lần trong đời.
Khàn tiếng có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, ở những người thường xuyên phải sử dụng giọng nói với tần suất liên tục hoặc âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên… thì nguy cơ bị khàn giọng sẽ cao hơn.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh cảm cúm, viêm họng, ho cũng thường kèm theo tình trạng viêm thanh quản cũng gây khàn tiếng. Ngoài ra, khàn giọng cũng có thể là một tình trạng rối loạn chức năng mà không liên quan đến tổn thương thực thể dây thanh.
Một trong các nguyên nhân gây khàn giọng phổ biến nhất được biết đến bao gồm:(1)
Bác sĩ sẽ kiểm tra mũi họng, thanh quản để xem liệu có tổn thương nào ở vùng này gây ra khàn tiếng hay không. Ngoài ra, nếu phát hiện có bất thường, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm.
Một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng khàn tiếng thường bao gồm nội soi thanh quản thường quy, nội soi hoạt nghiệm thanh quản.(2)
Xem thêm : Làm mứt dừa mắc phải 4 lỗi sai này bảo sao mứt không thể kết tinh, để vài tiếng đã chảy nước
Nội soi hoạt nghiệm thanh quản: là kiểm tra thanh quản bằng một ánh sáng nhấp nháy của nguồn sáng sợi quang học để quay lại video hình ảnh di chuyển chậm của hoạt động dây thanh, kết hợp với ống nội soi thanh quản cứng hoặc mềm. Phương pháp này cho phép kiểm tra độ rung động dây thanh và hoạt động đóng mở của dây thanh, thấy rõ tổn thương dây thanh nghi ngờ khối u hay tổn thương lành tính dây thanh.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây khàn giọng bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khàn tiếng phù hợp. Cụ thể, nếu:
Bạn sẽ cần giảm bớt các hoạt động phải nói to, nói nhiều. Sau vài ngày, giọng nói của bạn có thể phục hồi trở lại bình thường.
Bạn sẽ được uống thuốc cảm cúm, trị ho, viêm họng, thuốc chống trào ngược dạ dày, thuốc dị ứng…. Sau khi sức khỏe ổn định thì tình trạng khàn tiếng cũng sẽ hết.
Bạn có thể cần phẫu thuật dây thanh để lấy lại giọng nói. Phẫu thuật này được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, chuyên sâu về thanh học ở bệnh viện.
Bạn cần được điều trị trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp nhắm đích… tùy thuộc vào giai đoạn ung thư của bạn.
Đối với các tình trạng khạn tiếng thường gặp thì bạn nên:
Các bác sĩ cảnh báo, khàn giọng có thể là một dấu hiệu của ung thư thanh quản, đặc biệt nếu sau hai tuần điều trị mà tình trạng này không biến mất.
Xem thêm : Cao sao vàng là gì? Khám phá tác dụng của cao sao vàng
Theo bác sĩ Hằng, ung thư thanh quản hình thành trên dây thanh quản thường gây khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói ngay từ giai đoạn sớm, trước khi xuất hiện thêm các triệu chứng như khó nuốt hoặc khó thở. Nhưng đối với các bệnh ung thư không bắt đầu trên dây thanh thì tình trạng khàn giọng chỉ xảy ra sau khi các bệnh ung thư này chuyển sang giai đoạn muộn hơn hoặc đã lan đến dây thanh quản.
Như vậy, ung thư thanh quản có diễn tiến âm thầm và biểu hiện không rõ ràng nên việc tầm soát ung thư định kỳ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, nếu xuất hiện triệu chứng khàn tiếng sau 2-3 tuần điều trị nhưng không khỏi thì bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám nhằm phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nguy hiểm, đặc biệt là ung thư thanh quản – Bác sĩ Hằng khuyến nghị.
Trong quá trình thăm khám chuyên khoa tai – mũi – họng, chúng tôi có gặp một số thắc mắc của khách hàng về vấn đề khàn tiếng. Chúng tôi xin được giải đáp các thắc mắc như sau.
Khàn tiếng có thể là một triệu chứng của ung thư phổi, ung thư vùng cổ ngực nhưng nó thường liên quan đến ung thư thanh quản nhiều hơn.
Khàn tiếng rất phổ biến và thường không nguy hiểm nếu tình trạng này chỉ diễn ra dưới 2 tuần. Nhưng nếu đã điều trị nhưng tình trạng khàn tiếng vẫn tiếp diễn sau 2 tuần thì bạn cần đến bệnh viện thăm khám. Bởi vì rất có thể, khàn tiếng kéo dài như vậy là một dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn chẳng hạn như ung thư thanh quản, ung thư tuyến giáp…
Nếu khàn tiếng là do cảm cúm, viêm họng, ho thì bạn nên uống các đồ ấm và bổ dưỡng như trà gừng ấm, trà mật ong hoa cúc, chanh đào mật ong…
Không có khuyến nghị về việc ăn gì cho hết khàn tiếng, nhưng nếu khàn tiếng không phải là một dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như ung thư hay do tình trạng khuyết tật dây thanh thì bạn nên ăn các đồ ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng để bảo vệ vùng họng thanh quản. Nếu khàn tiếng do cảm cúm thì súp hoặc cháo dinh dưỡng là món ăn lý tưởng để bồi bổ sức khỏe và giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Để bảo vệ vùng họng thanh quản, bạn nên tránh uống rượu bia, tránh ăn uống đồ lạnh, đồ quá cay hoặc quá nóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 29/01/2024 21:03
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024