Categories: Tổng hợp

Trình bày tình hình nông nghiệp thời Lê sơ và nhận xét

Published by

Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua và lập ra thời đại Đại Việt thời Lê sơ. Từ đó, triều đại nhà Lê đã có những chính sách phát triển nông nghiệp cực kỳ hay và hiệu quả lúc bấy giờ. Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu tình hình nông nghiệp Đại Việt thời Lê sơ ngay trong bài viết sau đây nhé!

Khái quát tình hình nông nghiệp thời Lê sơ

Nền kinh tế Đại Việt thời Lê sơ vẫn chủ yếu phát triển dựa vào nông nghiệp như các thời kỳ trước. Nhà Lê đã đưa ra các chính sách như đẩy mạnh nghề nông, lập đồn điền, Di dân và khẩn hoàng cũng như thiết lập các chế độ ruộng đất.

  • Chính sách thúc đẩy nghề nông: Triều đình đưa ra chính sách nếu ruộng đất có chỗ bỏ hoang thì quan trông coi phải tâu lên vua, để chia cho người dân thực hiện cày cấy trồng trọt.
  • Lập đồn điền: Vua ban chiếu lập đồn điền, mở rộng quy mô các đồn điền tại địa phương, tận dụng sức lao động của tội đồ, lưu vong.
  • Di dân và khai hoang: Tận dụng sức lao động của nông dân tại các địa phương để khai hoang những vùng đất mới. Từ đây cho phép người dân sở hữu ruộng tư, giảm bớt mâu thuẫn về ruộng đất trong xã hội.
  • Tình hình ruộng đất: Chia làm ruộng công và ruộng tư. Ruộng công gọi là quan điền. Ruộng tư nằm trong tay quý tộc, quan lại, bộ phận nhỏ thuộc về tay nhân dân.
  • Trị thủy và thủy lợi: Đắp đê và làm thủy lợi là hai yêu cầu cấp bách của sản xuất nông nghiệp.

Chi tiết tình tình nông nghiệp Đại Việt thời Lê sơ

Khi công nghiệp chưa có những bước phát triển đáng kể để ứng dụng vào nghề nông thì nền sản xuất nông nghiệp thời kỳ này vẫn là nền sản xuất tiểu nông cá thể dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.

Đẩy mạnh nghề nông

Năm 1427, Lê Lợi có chủ trương cho 25 vạn trong tổng số 35 vạn quân về quê cày cấy sau khi chiến tranh kết thúc. Cùng năm đó, ông lệnh cho những người chạy loạn trở về quê cày cấy nếu không sẽ bị xử tội nặng.

Xã hội lúc bấy giờ lấy nông nghiệp làm gốc nền nhà Lê tận dụng triệt để ruộng đất, không để hoang.

Việc miễn giảm tô thuế trong những năm đầu của nhà Lê đã kích thích nông nghiệp phát triển đáng kể, khôi phục lại sau 20 năm chiến tranh chống quân Minh.

Lập đồn điền

Chiến tranh khiến ruộng đất bị bỏ hoang khá nhiều nên nhà Lê đã áp dụng chính sách khuyến khích dân khẩn hoang, lập đồn điền để tận dụng sức lao động của tù binh và người phạm tội.

Sang thời Lê Thánh Tông thì chính sách đồn điền được thực hiện rộng rãi. Năm 1418, nước ta có 43 đồn điền. Trong đó, các đồn điền ở Bắc Bộ thường nhỏ và mang tên xã, các đồn điền từ Thanh Hóa trở vào thì lớn hơn và mang tên Huyện.

Di dân và khẩn khoang

Bên cạnh việc tập trung sức lao động vào các tù bình thì nhà Lê còn chú trọng tới lực lượng lao động là nông dân tại các địa phương để khai phá các vùng đất hoang. Thời vua Lê Thánh Tông, hình thành hai loại ruộng mới đó là “ruộng chiếm xạ” và “ruộng thông cáo”:

  • Ruộng thông cáo: Là ruộng bỏ hoang ở các làng xã được triều đình cho phép cày cấy. Người khai phá hưởng lợi từ ruộng cày cấy đó, có thể truyền cho con cháu nhưng vẫn thuộc sở hữu của triều đình.
  • Ruộng chiếm xạ: Là ruộng khẩn hoang nộp thuế. Tùy sức khai phá và làm được trên diện tích bao nhiêu thì được hưởng lợi sau khi nộp thuế.

Với chính sách này, nhà Lê đã khuyến khích được sức sản xuất nông nghiệp tăng đáng kể, hạn chế mâu thuẫn xã hội về ruộng đất.

Và do chinh sách khuyến khích đó, những vùng ven biển vốn thưa dân nay càng có đông người đến sinh sống.

Chế độ ruộng đất

Chế độ ruộng đất thời Lê sơ chia làm hai loại chính là ruộng công và ruộng tư:

  • Ruộng công: Gọi là quân điền. Trong số đó, phần nhỏ đem thưởng cho công thần, ban cho quý tộc và quan lại gọi là lộc điền. Một bộ phận khác trong ruộng công gọi là đất công và đất hoang được kê khai, chia cho các hạng từ tướng, quân, quan tới cả người giá yếu ở các địa phương được hưởng.
  • Ruộng tư: Ruộng tư thời này chủ yếu nằm trong tay quý tộc, quan lại và địa chủ chiếm hữu. Một phần nhỏ nằm trong tay nông dân có ruộng đất canh tác, nếu có nhiều ruộng, họ sẽ trở thành địa chủ.

Chế độ quân điền ở thời Lê sơ có tác dụng ổn định trật tự xã hội, khôi phục sản xuất nông nghiệp.

Trị thủy và thủy lợi

Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến nước Đại Việt thường bị lũ lụt vào mùa mua và hạn hán vào mùa khô. Chính vì vậy, đắp đê và làm thủy lợi là yêu cầu cấp bách của sản xuất nông nghiệp lúc bây giờ.

Năm 1438, Lê Thái Tông cho đào và khởi các kênh ở Trường Yên, Thanh Hóa và Nghệ An.

Năm 1449, Lê Nhân Tông lệnh đào sông Bình Lỗ dài 10km

Năm 1467, Lê Thánh Tông cho khai hoặc lấp các đường nước ở ruộng, không để ruộng bị úng hoặc hạn. Ông cũng sau khải các kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An và Thuận Hóa.

Cùng với đó, việc đắp đê sông và biển được chú trọng hơn các thời kỳ trước. Nhiều công trình lớn nhỏ phục vụ chống hạn thường xuyên được thực hiện.

Nhận xét tình hình nông nghiệp thời Lê sơ

Qua những chính sách nông nghiệp thời Lê sơ, có thể thấy nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp lúc bấy giờ. Các chính sách tích cực và phù hợp với tình hình đất nước hiện tại đã góp phần khôi phục và phát triển nền sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh chống quân Minh.

Tình hình nông nghiệp thời Lê sơ tuy được nâng lên so với các đời trước nhưng không có nhiều chuyển biến quan trọng. Nông nghiệp chủ yếu vẫn là trình độ kỹ thuật của nền sản xuất dựa trên sức lao động và kinh nghiệm lâu đời. Những công cụ thô sơ, nhỏ bé.

Bên cạnh đó, những công trình thủy lợi lớn do triều đình tổ chức thực hiện cũng như các công trình nhỏ do nhân dân giúp sức đã hạn chế được tác hại của thiên tai, đảm bảo sản xuất nông nghiệp trong nước phát triển bền vững.

Hoc365 vừa trình bày chi tiết tình hình nông nghiệp thời Lê sơ đến bạn. Hy vọng quý bạn độc giả cũng như các em học sinh có thể bổ sung thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam nhé! Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm thật nhiều bài viết hay hơn nữa.

This post was last modified on 01/04/2024 14:00

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

35 phút ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

39 phút ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

4 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

9 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

9 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

11 giờ ago